HMS Oribi (G66)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HMS Oribi
Tàu khu trục HMS Oribi (G66)
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Oribi (G66)
Đặt hàng 3 tháng 9 năm 1939
Xưởng đóng tàu Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Govan, Scotland
Đặt lườn 15 tháng 1 năm 1940
Hạ thủy 14 tháng 1 năm 1941
Nhập biên chế 5 tháng 7 năm 1941
Xuất biên chế 1 tháng 1 năm 1946
Tình trạng Bán cho Thổ Nhĩ Kỳ[1]
Lịch sử
Thổ Nhĩ Kỳ
Tên gọi Gayret
Trưng dụng 1946
Số phận Tháo dỡ 1965
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục O
Trọng tải choán nước
  • 1.810 tấn Anh (1.840 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.270 tấn Anh (2.310 t) (đầy tải)
Chiều dài 345 ft (105 m)
Sườn ngang 35 ft (11 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ 36,75 hải lý trên giờ (68,06 km/h; 42,29 mph)
Tầm xa 3.850 nmi (7.130 km; 4.430 mi) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
Vũ khí

HMS Oribi (G66) là một tàu khu trục lớp O được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1939 do Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ. Sống sót qua cuộc chiến tranh, nó được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ mua lại năm 1946 như là chiếc Gayret và phục vụ cho đến năm 1965.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Oribi được đặt hàng trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh cho hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, tại Govan, Scotland vào ngày 3 tháng 9 năm 1939. Nguyên được dự định mang tên HMS Observer, nó được đổi tên thành HMS Oribi do một nguyên nhân không rõ. Con tàu được đặt lườn vào ngày 15 tháng 1 năm 1940 và hạ thủy vào ngày 14 tháng 1 năm 1941. Nó được nhập biên chế cùng Hải quân Anh vào ngày 5 tháng 7 năm 1941.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Oribi là một trong số các tàu khu trục đã hỗ trợ cho Chiến dịch Claymore, cuộc đột kích của lực lượng Commando lên đảo Lofoten vào tháng 3 năm 1941 khi đã bắn phá hòn đảo và tấn công tàu bè Đức trong nơi neo đậu ẩn nấp. Nó cũng giúp di tản công dân Na Uy sau cuộc đột kích để tránh sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Oribi đã hoạt động rộng rãi trong việc hộ tống bảo vệ các Đoàn tàu vận tải Bắc CựcBắc Đại Tây Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chúng bao gồm Đoàn tàu ONS 5 vào tháng 5 năm 1943, vốn được xem là một bước ngoặt quyết định suốt trong Trận Đại Tây Dương.

Sau chiến tranh, nó được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ mua lại năm 1946, đổi tên thành Gayret và phục vụ cho đến năm 1965.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ex-British O class destroyers at battleships-cruisers.co.uk

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Raven, Alan; John, Roberts (1978). War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 9780856800108.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.