Lớp tàu khu trục O và P

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục Oribi vào năm 1946
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu khu trục O và P
Bên khai thác
Lớp trước Lớp L và M
Lớp sau Lớp Q và R
Lớp con
  • Lớp O 4,7 inch
  • Lớp O 4 inch
Hoàn thành 16
Bị mất 4
Nghỉ hưu 12
Đặc điểm khái quátLớp P[1]
Lớp tàu Lớp tàu khu trục O và P
Trọng tải choán nước
  • 1.690 tấn Anh (1.720 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.250 tấn Anh (2.290 t) (đầy tải)
Chiều dài 345 ft (105 m)
Sườn ngang 35 ft (11 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ 36,75 hải lý trên giờ (68,06 km/h; 42,29 mph)
Tầm xa 3.850 nmi (7.130 km; 4.430 mi) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
Vũ khí
Đặc điểm khái quát(lớp O 4,7 inch)
Trọng tải choán nước
  • 1.810 tấn Anh (1.840 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.270 tấn Anh (2.310 t) (đầy tải)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 176
  • 217 (soái hạm khu trục)
Vũ khí
  • 4 × pháo QF 4,7 in (120 mm) Mk IX trên bệ CP Mk.XVIII (4×1);
  • 1 × pháo QF 4 in (100 mm) Mk V trên bệ góc cao Mk.III;
  • 4 × pháo QF 2-pounder Mk.VIII (40 mm L/39) trên bệ Mk.VII (1×4);
  • Cho đến 6 x pháo Oerlikon 20 mm trên bệ P Mk.III (6×1);
  • 4 × ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm) Mk.IX (1×4)
Ghi chú Các đặc tính khác tương tự lớp P
Đặc điểm khái quát(lớp O 4 inch)
Trọng tải choán nước
  • 1.540 tấn Anh (1.560 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.200 tấn Anh (2.200 t) (đầy tải)
Vũ khí
  • 4 × pháo QF 4 in (100 mm) Mk V trên bệ góc cao Mk.III (4×1);
  • 4 × pháo QF 2-pounder Mk.VIII (40 mm L/39) trên bệ Mk.VII (1×4);
  • Cho đến 6 x pháo Oerlikon 20 mm trên bệ P Mk.III (6×1);
  • 8 × ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm) Mk.IX (2×4);
  • Cho đến 60 × mìn sâu
Ghi chú Các đặc tính khác tương tự lớp P

Lớp tàu khu trục O và P là một lớp tàu khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đặt hàng vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đặt hàng vào năm 1939, chúng là những con tàu đầu tiên trong Chương trình Tàu khu trục Khẩn cấp Chiến tranh, nên còn được gọi là Chi hạm đội Khẩn cấp 1Chi hạm đội Khẩn cấp 2 tương ứng. Chúng đã phục vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải trong chiến tranh, và một số sau này được cải biến thành những tàu frigate nhanh chống tàu ngầm hạng hai trong những năm 1950.

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế lớp tàu khu trục O và P được dựa trên lườn tàu và hệ thống động lực của lớp J dẫn trước, nhưng vểnh lên nhiều hơn phía trước để sửa chữa chất lượng đi biển kém của lớp J. Các con tàu này sử dụng Đồng hồ kíp nổ định thời cho máy tính kiểm soát hỏa lực góc cao.[2]

Lớp O[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc lớp O được chế tạo thành hai nhóm, mỗi nhóm bốn chiếc. Nhóm thứ nhất trang bị pháo QF 4,7 in (120 mm) Mark IX trên các bệ góc thấp, vốn chỉ nâng được đến góc 40°, sau này được bổ sung thêm một khẩu pháo QF 4 in (100 mm) Mark V phòng không thay chỗ một dàn ống phóng ngư lôi. Nhóm thứ hai có pháo 4 inch trên các bệ góc cao, và được trang bị để hoạt động như những tàu rải mìn; chúng có thể được nhận diện bởi phần đuôi phẳng kiểu "đuôi hải ly" nơi mìn được thả. Khi mang theo mìn, chúng phải tháo dỡ tháp pháo "Y", các ống phóng ngư lôi và mìn sâu. Vũ khí phòng không được thiết kế gồm một dàn QF 2-pounder "pom pom" bốn nòng và hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch phòng không. Kiểu sau này tỏ ra đã lạc hậu, và được thay thế bằng pháo Oerlikon 20 mm khi đã sẵn có, với tổng cộng sáu khẩu nòng đơn.

Lớp P[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp P là sự lặp lại của lớp O, trang bị toàn bộ bằng pháo 4 inch trên bệ góc cao với một thiết kế tấm chắn mới cao, nên không đòi hỏi các con tàu phải tháo dỡ ống phóng ngư lôi để bổ sung vũ khí phòng không.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi chiếc trong lớp O đã sống sót qua chiến tranh. Năm chiếc trong lớp đã tham gia Trận chiến biển Barents, nơi Onslow bị hư hại nặng. Sau trận này, chúng được tái trang bị với cột ăn-ten dạng lưới cao thay cho cột ăn-ten thông thường.

Những chiếc lớp P phục vụ chủ yếu tại chiến trường Địa Trung Hải, nơi bốn chiếc trong lớp bị mất.

Sau chiến tranh, Onslow, OffaOnslaught được bán cho Hải quân Pakistan trong khi Oribi được bán cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Orwell, PaladinPetard được cải biến thành những tàu frigate nhanh chống tàu ngầm hạng hai trong những năm 1950, và phục vụ cho đến giữa những năm 1960. Những chiếc còn sống sót khác bị tháo dỡ vào những năm 1940, 5060.

Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
Lớp O 4,7-inch
Onslow * (ex-Pakenham) 1 tháng 7 năm 1940 31 tháng 3 năm 1941 8 tháng 10 năm 1941 Ngừng hoạt động tháng 4 năm 1947; bán cho Hải quân Pakistan 1949 như là chiếc Tippu Sultan, tháo dỡ sau đó
Offa 15 tháng 1 năm 1940 11 tháng 3 năm 1941 20 tháng 9 năm 1941 Bán cho Hải quân Pakistan 30 tháng 11 năm 1949 như là chiếc Tariq, bán để tháo dỡ 1959
Onslaught (ex-Pathfinder) 14 tháng 1 năm 1941 9 tháng 10 năm 1941 19 tháng 6 năm 1942 Bán cho Hải quân Pakistan năm 1951 như là chiếc Tughril, tháo dỡ 1977
Oribi (ex-Observer) 15 tháng 1 năm 1940 14 tháng 1 năm 1941 5 tháng 7 năm 1941 Ngừng hoạt động 1 tháng 1 năm 1946; bán cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ như là chiếc Gayret; tháo dỡ năm 1965
Lớp O 4-inch
Obdurate 25 tháng 4 năm 1940 19 tháng 2 năm 1942 3 tháng 9 năm 1942 Bán để tháo dỡ 1965
Obedient 22 tháng 5 năm 1940 30 tháng 4 năm 1942 30 tháng 10 năm 1942 Bán để tháo dỡ, 1964
Opportune 28 tháng 3 năm 1940 21 tháng 2 năm 1942 14 tháng 8 năm 1942 Bán để tháo dỡ 25 tháng 11 năm 1955
Orwell 20 tháng 5 năm 1940 2 tháng 4 năm 1942 17 tháng 10 năm 1942 Cải biến thành một tàu frigate Kiểu 16; bán để tháo dỡ, 1962
Lớp P
Pakenham * 6 tháng 2 năm 1940 28 tháng 1 năm 1941 4 tháng 2 năm 1942 Đánh đắm ngoài khơi Sicily, 16 tháng 4 năm 1943
Paladin 22 tháng 7 năm 1940 11 tháng 6 năm 1941 tháng 12 năm 1941 Cải biến thành một tàu frigate Kiểu 16; bán để tháo dỡ, 1962
Panther 5 tháng 3 năm 1940 28 tháng 5 năm 1941 12 tháng 12 năm 1941 Bị không kích đánh chìm tại Địa Trung Hải, 9 tháng 10 năm 1943
Partridge Đắm do trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-boat Đức U-565 ngoài khơi Oran, 18 tháng 12 năm 1942
Pathfinder 5 tháng 3 năm 1940 10 tháng 4 năm 1941 13 tháng 4 năm 1942 Bị hư hại do không kích tại Viễn Đông 1945; bán để tháo dỡ, 1948
Penn 26 tháng 12 năm 1939 12 tháng 2 năm 1941 10 tháng 2 năm 1942 Bán để tháo dỡ, 30 tháng 10 năm 1950
Petard (ex-Persistent) 26 tháng 12 năm 1939 27 tháng 3 năm 1941 15 tháng 6 năm 1942 Cải biến thành một tàu frigate Kiểu 16; bán để tháo dỡ tại Bo'ness, tháng 6 năm 1967
Porcupine 26 tháng 12 năm 1939 10 tháng 6 năm 1941 31 tháng 8 năm 1942 Hư hại nặng do trúng ngư lôi tại Địa Trung Hải, 1942; lườn tàu được cắt làm đôi thành HMS Pork và HMS Pine, tháo dỡ năm 1947

* = Soái hạm khu trục

† = Trang bị như tàu rải mìn

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cocker, Maurice (1981). Destroyers of the Royal Navy, 1893-1981. London: Ian Allan. ISBN 9780711010758.
  • Hodges, Peter; Friedman, Norman (1979). Destroyer Weapons of World War 2. Conway Maritime Press. ISBN 9780851771373.
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
  • Lenton, H. T. (1998). British and Empire Warships of the Second World War. Greenhill Book. ISBN 9781557500489.
  • Marriott, Leo (1989). Royal Navy Destroyers since 1945. London: Ian Allan. ISBN 9780711018174.
  • Raven, Alan; John, Roberts (1978). War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 9780856800108.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]