Lớp tàu khu trục S và T
Tàu khu trục HMS Terpsichore vào năm 1945
| |
Khái quát lớp tàu | |
---|---|
Tên gọi | Lớp tàu khu trục S và T |
Xưởng đóng tàu | |
Bên khai thác | |
Lớp trước | lớp Q và R |
Lớp sau | lớp U và V |
Lớp con | S, T |
Hoàn thành | 16 |
Bị mất | 2 |
Nghỉ hưu | 14 |
Đặc điểm khái quát | |
Kiểu tàu | Tàu khu trục |
Trọng tải choán nước |
|
Chiều dài |
|
Sườn ngang | 35 ft 8 in (10,87 m) |
Mớn nước | 14 ft 2 in (4,32 m) |
Động cơ đẩy | |
Tốc độ | 36,75 hải lý trên giờ (68,06 km/h; 42,29 mph) |
Thủy thủ đoàn tối đa | 180-225 |
Vũ khí |
|
Lớp tàu khu trục S và T là một lớp bao gồm mười sáu tàu khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc hạ thủy vào những năm 1942-1943. Chúng được đặt hàng trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh như những Chi hạm đội Khẩn cấp 5 và 6, và phục vụ cùng hạm đội chủ lực cũng như trong vai trò hộ tống vận tải trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ba chiếc đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan và hai chiếc khác được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Na Uy. Hai chiếc trong lớp, HNoMS Svenner và Swift, đã bị mất trong chiến đấu vào năm 1944; những chiếc còn lại sống sót qua cuộc chiến tranh.
Đặc tính thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Lớp tàu khu trục S giới thiệu một kiểu bệ pháo cột trung tâm CP (central pivot) Mark XXII dành cho pháo QF 4,7 in (120 mm) Mk IX. Kiểu bệ mới có tấm che phía trước nghiêng đáng kể giúp làm tăng góc nâng lên đến 55°, tương phản đáng kể so với mặt trước phẳng của kiểu bệ CP Marrk XVIII, giúp dễ dàng phân biệt tàu khu trục lớp S với những lớp dẫn trước. Riêng Savage (G20) là một ngoại lệ ở khía cạnh này, khi nó được trang bị bốn pháo 4,5 in (110 mm), gồm một tháp pháo nòng đôi phía trước và hai khẩu nòng đơn phía sau. Những chiếc trong lớp được trang bị Máy tính Kiểm soát hỏa lực góc cao với đồng hồ kíp nổ định thời.[1]
Bệ bốn nòng Mark VII dành cho pháo QF 2-pounder “pom-pom” phòng không được thay thế bằng bệ Mark IV nòng đôi dành cho pháo Bofors 40 mm. Được biết dưới tên gọi "Hazemeyer" (hay "Haslemere"), kiểu bệ tiên tiến này được ổn định theo cả ba trục giữ cho mục tiêu luôn ở trong đường ngắm, được bổ sung một máy tính tương tự điều khiển hỏa lực và radar bước sóng mét đo tầm xa Kiểu 282. Thiết kế Hazemeyer đã được đưa đến Anh nhờ chiếc tàu rải mìn của Hải quân Hoàng gia Hà Lan Willem van der Zaan, vốn thoát khỏi cuộc chiếm đóng của Đức vào tháng 5 năm 1940.
Những chiếc trong lớp
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tàu frigate Kiểu 15: Cải biến toàn diện sau chiến tranh các tàu khu trục Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh thành các tàu frigate nhanh chống tàu ngầm hạng nhất.
- Tàu frigate Kiểu 16: Cải biến toàn diện sau chiến tranh các tàu khu trục Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh thành các tàu frigate nhanh chống tàu ngầm hạng hai.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Cocker, Maurice (1981). Destroyers of the Royal Navy, 1893-1981. Littlehampton Book Services Ltd. ISBN 978-0711010758.
- Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
- Hodges, Peter; Friedman, Norman (1979). Destroyer Weapons of World War 2. Conway Maritime Press. ISBN 9780851771373.
- Marriott, Leo (1989). Royal Navy Destroyers since 1945. London: Ian Allan. ISBN 9780711018174.
- Raven, Alan; Roberts, John (1976). Ensign 6 War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4.
- Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lớp tàu khu trục S và T. |