Dido (lớp tàu tuần dương)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
![]() Tàu tuần dương HMS Argonaut trong màu sơn ngụy trang thời chiến, tháng 11 năm 1943, ngay sau khi được sửa chữa tại Xưởng hải quân Philadelphia, Hoa Kỳ
| |
Khái quát về lớp tàu | |
---|---|
Tên gọi: | Lớp tàu tuần dương Dido |
Xưởng đóng tàu: | Scotts Shipbuilding and Engineering Company, Greenock, Scotland Hawthorn Leslie and Company, Hebburn-on-Tyne Fairfield Shipbuilding and Engineering Company, Govan, Scotland Xưởng tàu Cammell Laird, Birkenhead Xưởng tàu Chatham Alexander Stephen and Sons, Glasgow, Scotland Xưởng tàu Portsmouth, Portsmouth Harland & Wolff, Belfast, Bắc Ireland R and W Hawthorn, Hebburn-on-Tyne Vickers-Armstrongs, Barrow-in-Furness |
Bên sử dụng: | ![]() ![]() ![]() |
Lớp trước: | Town |
Lớp sau: | Crown Colony |
Lớp con: | Dido Bellona |
Hoàn tất: | 16 |
Bị mất: | 5 |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp và kiểu: | Lớp tàu tuần dương Dido |
Kiểu: | Tàu tuần dương hạng nhẹ |
Trọng tải choán nước: |
5.700 - 5.900 tấn (tiêu chuẩn) 6.900 - 7.600 tấn (đầy tải) |
Độ dài: |
485 ft (148 m) (mực nước) 512 ft (156 m) (chung) |
Sườn ngang: | 50 ft 6 in (15,39 m) |
Mớn nước: |
Dido: 14 ft (4,3 m) Bellona: 15 ft (4,6 m) |
Động cơ đẩy: |
4 × turbine Parsons 4 × nồi hơi Admiralty 4 × trục công suất 62.000 shp (46.000 kW) |
Tốc độ: | 32,25 hải lý một giờ (59,73 km/h) |
Tầm xa: |
1.500 nmi (1.700 mi; 2.800 km) ở tốc độ 30 kn (35 mph; 56 km/h) 4.240 nmi (4.880 mi; 7.850 km) ở tốc độ 16 kn (18 mph; 30 km/h) |
Tầm hoạt động: | 1.100 tấn thiếu (1.000 t) dầu |
Thủy thủ đoàn đầy đủ: |
Dido: 480 Bellona: 530 |
Vũ trang: |
Dido: 8 × pháo QF 5,25 inch (133 mm) Mark I (4×2); 12 × pháo 20 mm vận hành điện (6×2); 12 × pháo QF 2 pounder (40 mm) "pom-pom" (3×4); 6 × ống phóng ngư lôi 21 inch (530 mm) (2×3) |
Bọc giáp: |
Đai giáp: 3 in (7,6 cm); Sàn tàu: 1 in (2,5 cm); Hầm đạn: 2 in (5,1 cm); Vách ngăn 1 in (2,5 cm) |
Lớp tàu tuần dương Dido là một lớp tàu tuần dương hạng nhẹ bao gồm 16 chiếc (tính cả lớp phụ Bellona) của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Thiết kế của chúng bị ảnh hưởng mạnh bởi lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Arethusa. Nhóm đầu tiên gồm ba chiếc được đưa ra hoạt động vào năm 1940, nhóm thứ hai (sáu chiếc) và nhóm thứ ba (hai chiếc) được đưa ra hoạt động trong những năm 1941–1942. Những chiếc trong lớp phụ Bellona được đưa ra hoạt động từ năm 1943 đến năm 1944. Hầu hết những chiếc trong lớp được đặt tên theo những hình tượng của thần thoại Hy Lạp.
Mục lục
Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng được thiết kế như những tàu hộ tống hạm đội để bảo vệ những tàu chiến nặng hơn chống các cuộc tấn công của lực lượng tàu nổi nhẹ và máy bay đối phương. Sự nhiệt tình mà Bộ Hải quân Anh dành cho chúng là lo kết quả rất tốt trong chiến đấu; và vấn đề thực sự đối với kiểu tàu này là sự thiếu hụt tháp pháo và nhu cầu gia cố thêm phía trước để chịu đựng sức nặng các tháp pháo phía trước.
Vũ khí trang bị[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp Dido được dự định trang bị mười khẩu pháo 5,25 inch (133 mm) trên năm tháp pháo nòng đôi, vốn có thiết kế góc tròn tương tự như dàn pháo hạng hai của lớp thiết giáp hạm King George V. Tuy nhiên, việc thiếu hụt các khẩu pháo do những khó khăn trong việc chế tạo chúng đã đưa đến việc nhóm thứ nhất chỉ được trang bị tám khẩu pháo 5,25 inch trên bốn tháp pháo nòng đôi; tháp pháo thứ năm sau đó chỉ được bổ sung cho chiếc Dido. Nhóm thứ nhất cũng được trang bị một tháp pháo 4 inch (100 mm) nòng đơn và hai khẩu đội QF 2 pounder (40 mm) "pom-pom" bốn nòng.
Nhóm thứ hai có đủ năm tháp pháo 5,25 inch nòng đôi nhưng không được bổ sung pháo 4 inch (100 mm) nòng đơn. Vũ khí trang bị cho nhóm thứ ba hoàn toàn thay đổi do việc thiếu hụt pháo 5,25 inch, chỉ được trang bị tám khẩu pháo 4,5 inch (110 mm) trên bốn tháp pháo nòng đôi thay thế. Pháo 4,5 inch phù hợp hơn trong thực tế cho vai trò phòng không chính của lớp Dido. Tháp pháo 4 inch (102 mm) nòng đơn được áp dụng trở lại, và số lượng vũ khí QF 2 pounder "pom-pom" được tăng từ tám lên mười khẩu.
Lớp phụ Bellona chỉ khác biệt đôi chút so với những chiếc tiền nhiệm. Chúng có tám khẩu pháo 5,25 inch (133 mm) RP 10 Mark II trên bốn tháp pháo nòng đôi, và có dàn hoả lực phòng không được cải thiện đáng kể, với 12 pháo QF 2 pounder và 12 khẩu Oerlikon 20 mm. Cầu tàu của lớp phụ Bellona được hạ thấp một sàn so với ba nhóm trước đó, cho phép kiểm soát toàn bộ bằng radar đối với các tháp pháo 5,25 inch (133 mm) và 2 pounder, nhờ vào việc giảm trọng lượng bên trên. Những con tàu này sử dụng Hệ thống điều khiển hỏa lực góc cao (HACS).
Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, những chiếc trong lớp Dido đã tham gia nhiều hoạt động trên mọi chiến trường, bao gồm trận chiến mũi Matapan, trận Sirte thứ hai, Chiến dịch Torch, Chiến dịch Overlord và trận Okinawa, cũng như nhiều nhiệm vụ khác tại Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Một số chiếc trong lớp đã bị mất trong chiến tranh: Bonaventure, Charybdis, Hermione, Naiad, Scylla và Spartan. Những chiếc còn sống sót tiếp tục phục vụ sau chiến tranh, tất cả đều được cho ngừng hoạt vào những năm 1960. Bellona, Black Prince và Royalist được chuyển cho Hải quân Hoàng gia New Zealand mượn sau Thế Chiến II; trong khi Diadem được bán cho Pakistan vào năm 1956 và được đổi tên thành Babur.
Các cải biến trong hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]
Lớp phụ Dido[sửa | sửa mã nguồn]
Bonaventure chỉ hoàn tất với bốn tháp pháo 5,25 inch nòng đôi do thiếu hụt trong sản xuất, và được trang bị một khẩu pháo 4 inch bắn pháo sáng ở vị trí X. Nó nhận được một bộ radar trước tháng 10 năm 1940, nhưng không có cải tiến nào khác.
Naiad hoàn tất với năm tháp pháo 5,25 inch. Nó được bổ sung năm khẩu 20 mm và radar Kiểu 279 vào tháng 9 năm 1941.
Phoebe hoàn tất với bốn tháp pháo, và được trang bị một khẩu 4 inch ở vị trí Q phía trước cầu tàu, nó được tháo dỡ trong một đợt tái trang bị từ tháng 11 năm 1941 đến tháng 4 năm 1942 tại New York cùng với các súng máy 0,5 inch và radar Kiểu 279, trong khi một khẩu đội 2 pounder bốn nòng thay chỗ cho pháo 4 inch và bổ sung 11 khẩu 20 mm nòng đơn. Dàn radar bao gồm các kiểu 281, 284 và 285. Tháp pháo A tạm thời được tháo dỡ vào cuối năm 1942 sau khi bị hư hại bởi ngư lôi. Khi được sửa chữa vào sáu tháng đầu năm 1943, cả ba khẩu 2 pounder bốn nòng và bảy khẩu 20 mm nòng đơn được tháo dỡ, thay bằng ba khẩu đội Bofors 40 mm bốn nòng và sáu khẩu 20 mm nòng đôi. Radar Kiểu 272 cũng được trang bị. Tháp pháo A được thay thế vào tháng 7 năm 1943. Dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ của nó vào tháng 4 năm 1944 gồm 12 khẩu 40 mm (3×4) và 16 khẩu 20 mm (6×2, 4×1).
Dido có bốn tháp pháo và một khẩu 4 inch tương tự như Phoebe. Khẩu 4 inch và súng máy được tháo dỡ vào nữa sau của năm 1941 tại Xưởng hải quân Brooklyn, khi tháp pháo Q được chở đến để trang bị và bổ sung năm khẩu 20 mm nòng đơn. Vào đầu mùa Hè năm 1943, ba khẩu 20 mm nòng đơn được thay thế bằng bốn khẩu 20 mm nòng đôi, và được bổ sung các bộ radar kiểu 272, 282, 284 và 285. Tuy nhiên, danh sách liệt kê vào tháng 4 năm 1944 cho thấy nó chỉ có tám khẩu 20 mm.

Euryalus hoàn tất với cấu hình giống như dự định. Vào tháng 9 năm 1941, súng máy 0,5 inch được thay bằng năm khẩu 20 mm nòng đơn, rồi được bổ sung thêm hai khẩu vào tháng 9 năm 1942. Vào giữa năm 1943 hai khẩu 20 mm nòng đơn được thay bằng bốn khẩu 20 mm nòng đôi, và radar Kiểu 279 được thay bằng các kiểu 272, 281, 282 và 285. Trong một đợt tái trang bị kéo dài từ tháng 10 năm 1943 đến tháng 7 năm 1944, tháp pháo Q được thay thế bằng một khẩu đội 2 pounder bốn nòng và hai khẩu 20 mm nòng đôi. Radar kiểu 271 và 272 được thay bằng các kiểu 279b, 277 và 293.
Hermione cũng hoàn tất với năm tháp pháo. Súng máy 0,5 inch của nó được tháo dỡ vào tháng 10 - tháng 11 năm 1941 thay bằng năm khẩu 20 mm nòng đơn.
Sirius hoàn tất với năm tháp pháo và năm khẩu 20 mm nòng đơn, rồi được bổ sung thêm hai khẩu 20 mm nòng đơn vào giữa năm 1943. Một trong số chúng được tháo dỡ tại Massawa vào cuối năm 1943, bổ sung hai khẩu Bofors 40 mm Mk III nòng đơn. Tuy nhiên, danh sách liệt kê vào tháng 4 năm 1944 cho thấy nó chỉ có bảy khẩu 20 mm cho dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ. Đến tháng 4 năm 1945 nó tháo dỡ hai khẩu 20 mm nòng đơn để trang bị thêm hai khẩu 40 mm nòng đơn Mk III.
Cleopatra hoàn tất với hai khẩu 2 pounder nòng đơn vào năm 1942 thay cho số súng máy 0,5 inch, nhưng chúng được tháo dỡ vào giữa năm đó thay bằng năm khẩu 20 mm nòng đơn. Một khẩu 20 mm nòng đơn thứ sáu được bổ sung vào giữa năm 1943. Trong đợt sửa chữa kéo dài từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 11 năm 1944, tháp pháo Q được tháo dỡ cùng với hai khẩu đội 2 pounder bốn nòng và năm khẩu 20 mm nòng đơn. Chúng được thay bằng ba khẩu Bofors 40 mm bốn nòng cùng sáu khẩu 20 mm nòng đôi và bốn khẩu nòng đơn.
Argonaut hoàn tất với bốn khẩu 20 mm nòng đơn thay cho số súng máy 0,5 inch. Tháp pháo Q của nó được tháo dỡ trong đợt sửa chữa vào năm 1943-1944 và tháo dỡ bốn khẩu 20 mm nòng đơn, thay bằng một khẩu đội 2 pounder bốn nòng và năm khẩu 20 mm nòng đôi. Vào tháng 4 năm 1944 dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ của nó bao gồm ba khẩu đội 2 pounder bốn nòng, sáu khẩu đội 20 mm vận hành bằng điện và năm khẩu nòng đơn. Vào Lúc kết thúccuộc chiến tranh với Nhật Bản, nó được trang bị năm khẩu Bofors 40 mm Bofors và ba khẩu Bofors 40 mm nòng đơn Mk III.
Scylla được hoàn tất với bốn tháp pháo 4,5 inch Mark III trên bệ UD Mark III nòng đôi do sự thiếu hụt trong sản xuất tháp pháo 5,25 inch. Cấu trúc thượng tầng phía trước được cải biến đáng kể cho phù hợp với những thay đổi này, và để làm tăng khoảng trống cho thủy thủ đoàn. Dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ lúc hoàn tất bao gồm tám khẩu 20 mm nòng đơn. Sáu khẩu 20 mm nòng đôi vận hành bằng điện được bổ sung vào cuối năm 1943.
Charybdis cũng được hoàn tất với bốn tháp pháo 4,5 inch nòng đôi, và được bổ sung một pháo 4 inch Mark V nòng đơn phía trước vị trí X. mounting. Dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ của nó bao gồm bốn khẩu 20 mm nòng đơn và hai khẩu 2 pounder nòng đơn. Khẩu pháo sáng 4 inch và hai khẩu 2 pounder nòng đơn được tháo dỡ thay bằng hai khẩu 20 mm nòng đôi và hai khẩu nòng đơn, có lẽ vào khoảng năm 1943.
Lớp phụ Bellona[sửa | sửa mã nguồn]

Royalist được cải biến thành một soái hạm của Hải đội Hộ tống tàu sân bay ngay sau khi hoàn tất, khi được bổ sung hai khẩu 20 mm nòng đôi cùng bốn khẩu 20 mm nòng đơn. Nó là chiếc duy nhất trong lớp được hiện đại hóa rộng rãi sau chiến tranh.
Bellona được bổ sung bốn khẩu 20 mm nòng đơn vào tháng 4 năm 1944, rồi được thêm tám khẩu 20 mm nòng đơn nữa vào tháng 4 năm 1945.
Black Prince và Diadem cũng được bổ sung tám khẩu 20 mm nòng đơn, và thêm hai khẩu 20 mm nòng đôi vào đầu năm 1945.
Theo những thông tin biết được, Spartan không nhận được sửa đổi nào trước khi bị đánh chìm.
Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
- HMS Dido class at Uboat.net
- HMS Bellona class at Uboat.net
- WWII cruisers
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dido (lớp tàu tuần dương). |
- Gunnery Layout of a "Dido" Class Cruiser. from Gunnery Pocket Book 1945 placed online courtesy of Historic Naval Ships Association
- Newsreel video of HMS Scylla fighting the Luftwaffe while protecting convoy PQ18
- Our Navy in Action; newreel footage of Dido class cruisers engaging Axis aircraft and Italian battleships during the Battle of Sirte on 22 March 1942
- Short video clip of a Dido class cruiser in action
|
|