HNoMS Stord (G26)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục HNoMS Stord (G26) vào tháng 12 năm 1943
Lịch sử
Na Uy
Tên gọi HNoMS Stord (G26)
Đặt tên theo đảo Stord
Xưởng đóng tàu J. Samuel White, East Cowes, Isle of Wight
Đặt lườn 25 tháng 2 năm 1942
Hạ thủy 3 tháng 3 năm 1943 như chiếc HMS Success (G26)
Nhập biên chế 26 tháng 8 năm 1943
Số phận Bán để tháo dỡ, 1959
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục S
Trọng tải choán nước
  • 1.710 tấn Anh (1.737 t) (tiêu chuẩn danh định)
  • 1.780 tấn Anh (1.809 t) (thực tế)
  • 2.505 tấn Anh (2.545 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 339 ft 6 in (103,48 m) (mực nước)
  • 362 ft 9 in (110,57 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 14 ft 2 in (4,32 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty 3 ngăn;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 180
Vũ khí

HNoMS Stord (G26) là một tàu khu trục lớp S phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Na Uy trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguyên được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh như là chiếc HMS Success (G26), nó được chuyển giao cho Chính phủ Na Uy lưu vong và đổi tên vào tháng 8 năm 1943. Stord sống sót qua cuộc chiến tranh và tiếp tục phục vụ cho đến khi bị tháo dỡ vào năm 1959.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Success được chế tạo tại xưởng tàu của hãng J. Samuel WhiteEast Cowes, Isle of Wight, và được đặt lườn vào ngày 25 tháng 2 năm 1942. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 3 năm 1943; nhưng được đổi tên thành HNoMS Stord khi được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Na Uy vào ngày 26 tháng 8 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Na Uy Skule Storheill.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Stord đã phục vụ cùng Hạm đội Nhà trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 23, và đóng vai trò quan trọng trong Trận chiến mũi North, nơi Hải quân Hoàng gia đã đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Đức Scharnhorst vào ngày 26 tháng 12 năm 1943.

Đến năm 1944, Stord tham gia vào cuộc Đổ bộ Normandy. Sau chiến tranh nó được chính thức mua lại từ chính phủ Anh vào năm 1946, và tiếp tục phục vụ cho đến khi bị tháo dỡ tại Bỉ vào năm 1959.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Raven, Alan; Roberts, John (1976). Ensign 6 War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.
  • Evig Heder (Eternal Honor)[liên kết hỏng] by Norwegian Broadcasting (NRK)