Bước tới nội dung

I-27 (tàu ngầm Nhật)

Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi Tàu ngầm số 140
Xưởng đóng tàu Xưởng vũ khí Hải quân Sasebo, Sasebo
Đặt lườn 5 tháng 7, 1939
Hạ thủy 6 tháng 6, 1940
Đổi tên I-29, 6 tháng 6, 1940
Đổi tên I-27, 1 tháng 11, 1941
Hoàn thành 24 tháng 2, 1942
Nhập biên chế 24 tháng 2, 1942
Xóa đăng bạ 10 tháng 7, 1944
Số phận Bị các tàu khu trục HMS PaladinHMS Petard đánh chìm gần Maldives, 12 tháng 2, 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Type B1
Trọng tải choán nước
  • 2.625 tấn (2.584 tấn Anh) (nổi) [1]
  • 3.713 tấn (3.654 tấn Anh) (ngầm) [1]
Chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in) chung [1]
Sườn ngang 9,3 m (30 ft 6 in)[1]
Mớn nước 5,14 m (16 ft 10 in)[1]
Công suất lắp đặt
  • 12.400 bhp (9.200 kW) (diesel)[1]
  • 2.000 hp (1.500 kW) (điện)[1]
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 14.000 nmi (26.000 km; 16.000 mi) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h; 18 mph) (nổi)[1]
  • 96 nmi (178 km; 110 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph)
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft)
Thủy thủ đoàn 94
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ Yokosuka E14Y
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng máy bay

I-27 là một tàu ngầm tuần dương lớp Type-B (巡潜乙型潜水艦 Junsen Otsu-gata sensuikan?) được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo trong giai đoạn ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhập biên chế năm 1941, nó đã từng tham gia trận chiến biển Coraltấn công cảng Sydney, trước khi chủ yếu hoạt động tuần tra tại Ấn Độ Dương từ giữa năm 1942 đến đầu năm 1944. I-27 bị các tàu khu trục Anh HMS PaladinHMS Petard đánh chìm gần Maldives vào ngày 12 tháng 2, 1944.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm Type B được cải tiến từ phân lớp KD6 của lớp tàu ngầm Kaidai dẫn trước, và được trang bị một thủy phi cơ nhằm tăng cường khả năng trinh sát.[3] Chúng có trọng lượng choán nước 2.631 tấn (2.589 tấn Anh) khi nổi và 3.713 tấn (3.654 tấn Anh) khi lặn,[1] lườn tàu có chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in), mạn tàu rộng 9,3 m (30 ft 6 in) và mớn nước sâu 5,1 m (16 ft 9 in).[1] Con tàu có thể lặn sâu đến 100 m (328 ft),[3] và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 94 sĩ quan và thủy thủ.[1]

Type B1 trang bị hai động cơ diesel Kampon Mk.2 Model 10 công suất 6.200 mã lực phanh (4.623 kW),[1] mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện công suất 1.000 mã lực (746 kW).[1] Khi di chuyển trên mặt nước nó đạt tốc độ tối đa 23,6 hải lý trên giờ (43,7 km/h; 27,2 mph) và 8 hải lý trên giờ (15 km/h; 9,2 mph) khi lặn dưới nước,[4] tầm xa hoạt động của Type B1 là 14.000 hải lý (26.000 km; 16.000 mi) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h; 18 mph),[1] và có thể lặn xa 96 nmi (178 km; 110 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[5]

Những chiếc Type B1 có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), tất cả được bố trí trước mũi, và mang theo tổng cộng 17 quả ngư lôi Kiểu 95.[1] Vũ khí trên boong tàu bao gồm khẩu hải pháo 14 cm (5,5 in),[1][2] và hai pháo phòng không 25 mm Type 96.[5] Hầm chứa máy bay được tích hợp vào tháp chỉ huy và hướng ra phía trước. Máy phóng máy bay được bố trí hướng ra phía trước, trong khi khẩu hải pháo trên boong đặt phía sau. Cách sắp xếp này giúp chiếc thủy phi cơ Yokosuka E14Y tận dụng tốc độ hướng ra trước của con tàu khi được phóng lên.[5]

Chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

I-27 được đặt lườn như là chiếc Tàu ngầm số 140 tại Xưởng vũ khí Hải quân SaseboSasebo vào ngày 5 tháng 7, 1939.[6][7] Nó được đổi tên thành I-29 đồng thời được hạ thủy vào ngày 6 tháng 6, 1940,[6][7] rồi đổi tên thành I-27 vào ngày 1 tháng 11, 1941.[6][7] Con tàu hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 24 tháng 2, 1942,[6][7] dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân Yoshimura Iwao.[6]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

1942[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay khi nhập biên chế, I-27 được phối thuộc cùng Quân khu Hải quân Kure.[6] Vào ngày 24 tháng 2, 1942, nó gia nhập Đội tàu ngầm 14 trực thuộc Đệ Lục hạm đội.[6][7] Đến ngày 10 tháng 3, Đội tàu ngầm 14 được điều động về Hải đội Tàu ngầm 8 và trực thuộc Đệ Lục hạm đội.[6] I-27 cùng Đội tàu ngầm 14 (còn bao gồm các chiếc I-28I-29) và Đội tàu ngầm 3 (các chiếc I-21, I-22I-24) được điều sang Lực lượng Tiền phương phía Đông, và rời Kure vào ngày 14 tháng 4 để hỗ trợ cho kế hoạch chiếm Port Moresby, Papua New Guinea.[7]

Chuyến tuần tra thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đi đến căn cứ Truk vào ngày 24 tháng 4, I-27 khởi hành ba ngày sau đó cho chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh dọc bờ biển phía Đông Australia.[7] Nó đi đến vị trí tuần tra ngoài khơi Brisbane vào ngày 3 tháng 5.[7] Khi kế hoạch chiếm Port Moresby bị hủy bỏ sau Trận chiến biển Coral, đến ngày 11 tháng 5, I-27 cùng với I-22, I-24I-28 được gọi quay trở lại Truk, đến nơi vào ngày 17 tháng 5.[7]

Chuyến tuần tra thứ hai - Tấn công cảng Sydney[sửa | sửa mã nguồn]

Tại căn cứ Truk, I-27 được điều về Đơn vị Tấn Công Đặc biệt, đưa lên tàu chiếc M-14, một tàu ngầm bỏ túi lớp Kō-hyōteki,[7] rồi cùng I-22I-24 lên đường vào ngày 18 tháng 5 cho kế hoạch tấn công cảng Sydney bằng tàu ngầm bỏ túi.[7] Đến ngày 31 tháng 5, lúc 17 giờ 28 phút, ở vị trí 7 mi (11 km) về phía Đông Nam cảng Sydey, nó phóng chiếc M-14 đồng thời với các tàu ngầm bỏ túi khác từ các tàu ngầm I-22I-24.[7] Trong khi xâm nhập cảng, M-14 đã lẫn tránh qua ít nhất bốn tàu tuần tra trước khi bị vướng lưới chống tàu ngầm lúc 20 giờ 01 phút. Không thể thoát được, đến 22 giờ 37 phút M-14 cho kích hoạt thuốc nổ phía trước tàu để tự phá hủy, hầu tránh bị lọt vào tay đối phương.[7]

Vào ngày 3 tháng 6, I-27 tiếp tục tuần tra tại khu vực eo biển Bass giữa lục địa Australia và đảo Tasmania.[7] Sang sáng ngày hôm sau 4 tháng 6, ở vị trí 33 mi (53 km) về phía Tây Nam đảo Gabo, Victoria, đang lúc đi trên mặt nước, nó phóng một quả ngư lôi tấn công tàu chở hàng Australia Barwon (4.239 tấn), vốn đang trên đường từ Melbourne đến Port Kempla. Quả ngư lôi băng qua bên dưới con tàu và kích nổ cách 220 yd (200 m), nên chỉ gây hư hại nhẹ, và Barwon chạy thoát.[7] Đến xế chiều, ở vị trí 44 mi (71 km) về phía Tây Nam đảo Gabo, nó tấn công tàu chở quặng SS Iron Crown (3.353 tấn) đang trên đường từ Whyalla đến Port Kempla. Iron Crown trúng một quả ngư lôi lúc 16 giờ 45 phút và đắm chỉ sau một phút tại tọa độ 38°17′N 149°44′Đ / 38,283°N 149,733°Đ / -38.283; 149.733. 38 thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng, và bốn người sống sót được chiếc SS Mulbera cứu vớt.[7][8] Tàu buôn SS Iron King tháp tùng đã nả pháo 4-inch tấn công I-27, và một máy bay tuần tra Lockheed Hudson thuộc Liên đội 7 Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) tiếp tục ném hai quả bom 250-lb, không đều không trúng đích.[7] I-27 kết thúc chuyến tuần tra và về đến Kwajalein thuộc quần đảo Marshall vào ngày 25 tháng 6.[7]

Bị mất[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa Ấn Độ Dương gần quần đảo Maldives vào ngày 12 tháng 2, I-27 bắt gặp Đoàn tàu KR-8 bao gồm năm tàu chở quân được một tàu tuần dương hạng nặng và hai tàu khu trục Anh hộ tống đang trong hành trình từ Mombasa, Kenya đi sang Colombo, Ceylon.[7] I-27 phóng một loạt bốn quả ngư lôi tấn công mục tiêu chính là tàu tuần dương HMS Hawkin chồng lấp với một tàu vận tải, và hai quả ngư lôi đã đánh trúng SS Khedive Ismail lúc 14 giờ 33 phút, khiến nó vỡ làm đôi và đắm chỉ trong vòng hai phút tại tọa độ 00°57′B 72°16′Đ / 0,95°B 72,267°Đ / 0.950; 72.267; 1.279 hành khách và thủy thủ đã thiệt mạng cùng con tàu.[7]

Các tàu khu trục HMS PaladinHMS Petard hộ tống cho Đoàn tàu KR-8 bắt đầu truy tìm đối phương, thả nhiều lượt mìn sâu tấn công những tín hiệu sonar dò được.[7] Đến 16 giờ 20, I-27 trồi lên mặt nước cách hai chiếc tàu khu trục khoảng 1,5 mi (2.400 m), tiếp tục chịu đựng hỏa lực hải pháo từ hai tàu chiến Anh.[7] Paladin tìm cách húc đối thủ nhưng không thành công và chịu đựng hư hại.[7] Đến 17 giờ 00, Petard bắt đầu phóng ngư lôi vào chiếc tàu ngầm, và quả ngư lôi thứ bảy trúng đích lúc 17 giờ 23 phút đã đánh chìm I-27 tại tọa độ 01°25′B 72°22′Đ / 1,417°B 72,367°Đ / 1.417; 72.367.[7]

Đến ngày 15 tháng 5, 1944, Hải quân Nhật Bản công bố I-27 có thể đã bị mất tại khu vực Ấn Độ Dương với tổn thất toàn bộ 99 người trên tàu.[7] Tên nó được cho rút khỏi đăng bạ hải quân vào ngày 10 tháng 7, 1944.[7][6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s “Type B1”. combinedfleet.com. 2016. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ a b Campbell (1985), tr. 191.
  3. ^ a b Bagnasco (1944), tr. 189.
  4. ^ Chesneau (1980), tr. 200.
  5. ^ a b c Carpenter & Polmar (1986), tr. 102.
  6. ^ a b c d e f g h i “I-27 ex I-29 ex No-140”. ijnsubsite.info. 3 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2017). “IJN Submarine I-27: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Broken Hill Proprietary”. Mercantile Marine. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
  • Boyd, Carl & Yoshida, Akikiko (2002). The Japanese Submarine Force and World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-015-0.
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
  • Carpenter, Dorr B. & Polmar, Norman (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
  • Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  • Edwards, Bernard (2010). Quiet Heroes: British Merchant Seamen at War, 1939-1945. Pen and Sword. ISBN 9781783036783.
  • Hashimoto, Mochitsura (1954). Sunk: The Story of the Japanese Submarine Fleet 1942 – 1945. Colegrave, E.H.M. (translator). London: Cassell and Company. ASIN B000QSM3L0.
  • Malcolm, Ian M (2013). Shipping Company Losses of the Second World War. The History Press. ISBN 9780750953719.
  • Milanovich, Kathrin (2021). “The IJN Submarines of the I 15 Class”. Trong Jordan, John (biên tập). Warship 2021. Oxford, UK: Osprey Publishing. tr. 29–43. ISBN 978-1-4728-4779-9.
  • Stille, Mark (2007). Imperial Japanese Navy Submarines 1941-45. New Vanguard. 135. Botley, Oxford, UK: Osprey Publishing. ISBN 978-1-84603-090-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]