Ủy ban Khoa học Bắc cực Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ủy ban Khoa học Bắc cực Quốc tế
Tên viết tắtIASC
Thành lập1990
LoạiTổ chức phi lợi nhuận
quốc tế về khoa học
Vị trí
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Chủ tịch
Hoa Kỳ Larry Hinzman
Thư ký
Iceland Allen Pope
Chủ quản
Hội đồng KH Quốc tế
Trang webIASC Official website

Ủy ban Khoa học Bắc cực Quốc tế, viết tắt tiếng AnhIASC (International Arctic Science Committee) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu địa cực.[2]

IASC thành lập năm 1990 [2], là thành viên liên kết khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [3], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.[4] Năm 2015 có 23 thành viên quốc gia, trong đó  Bồ Đào Nha là thành viên thứ 23 vừa gia nhập.[5]

Ban điều hành IASC làm việc ở Akureyri, Iceland [1]. Chủ tịch là Larry Hinzman từ  Hoa Kỳ [6].

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

IASC khuyến khích và tạo thuận lợi cho hợp tác trong tất cả các khía cạnh của nghiên cứu Bắc Cực, trong tất cả các nước tham gia vào nghiên cứu Bắc Cực và trong tất cả các lĩnh vực của khu vực Bắc Cực.

Nhìn chung, IASC khuyến khích và hỗ trợ tiên tiến nghiên cứu đa ngành nhằm thúc đẩy sự hiểu biết khoa học của vùng Bắc cực và vai trò của nó trong hệ thống Trái đất.[2]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

IASC có các nhóm công tác, trong đó các nhóm chuyên môn (Working Groups) [7] là nơi xác định và xây dựng kế hoạch khoa học, các ưu tiên nghiên cứu, khuyến khích các chương trình khoa học mũi nhọn, thúc đẩy các thế hệ các nhà khoa học Bắc cực tương lai, đồng thời thực hiện tư vấn khoa học cho Hội đồng điều hành.

Nhóm làm việc Tên tiếng Anh
Đất liền Terrestrial
Quyển băng Cryosphere
Biển Marine
Khí quyển Atmosphere
Xã hội và Người Social and Human

Hội đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên quốc gia
Nước Tên tổ chức Đại diện
 Áo Austrian Polar Research Institute Wolfgang Schöner
 Canada Canadian Polar Commission Wayne Pollard
 Trung Quốc Chinese Arctic and Antarctic Administration Huigeng Yang, Vice-President
 Cộng hòa Séc Centre for Polar Ecology Josef Elster
 Đan Mạch/Greenland The Commission for Scientific Research in Greenland Naja Mikkelsen, Vice-President
 Phần Lan Delegation of the Finnish Academies of Science and Letters Paula Kankaanpä
 Pháp Institut Polaire Français Yves Frenot
 Đức Deutsche Forschungsgemeinschaft Karin Lochte
 Iceland RANNÍS, The Icelandic Centre for Research Thorsteinn Gunnarsson
 Ấn Độ National Centre for Antarctic and Ocean Research (NCAOR) M. Ravichandran
 Ý National Research Council of Italy Carlo Brabante
 Nhật Bản Science Council of Japan, National Institute of Polar Research Tetsuo Ohata
 Hà Lan Netherlands Organisation for Scientific Research Peter Jordan
 Na Uy The Research Council of Norway Susan Barr, President
 Ba Lan Polish Academy of Sciences, Committee on Polar Research Michal Luszczuk
 Bồ Đào Nha Ministério da Educação e Ciência João Canario
 Nga The Russian Academy of Sciences Vladimir I Pavlenko, Vice-President
 Hàn Quốc Korea Polar Research Institute Yeadong Kim
Tây Ban Nha Comite Polar Espanol Antonio Quesada
 Thụy Điển The Swedish Research Council Magnus Friberg
 Thụy Sĩ Swiss Committee on Polar Research Martin Schneebeli
 Anh Quốc Natural Environment Research Council Henry Burgess
 Hoa Kỳ Polar Research Board Larry Hinzman, Vice-President

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b IASC Integrating Arctic Research.. Truy cập 06/06/2017.
  2. ^ a b c IASC About Us. Truy cập 01/05/2015.
  3. ^ ISC Membership Online Directory, 2020. Truy cập 1/04/2021.
  4. ^ ICSU - Scientific Associate: IASC Lưu trữ 2015-06-20 tại Wayback Machine. Truy cập 06/06/2015.
  5. ^ IASC welcomes Portugal. Truy cập 07/07/2015.
  6. ^ IASC Executive Committee. Truy cập 07/07/2020.
  7. ^ IASC Working Groups. Truy cập 06/06/2015.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]