Jane Addams
Jane Addams | |
---|---|
![]() Jane Addams khoảng năm 1914 | |
Sinh | Cedarville, Illinois, Hoa Kỳ | 6 tháng 9, 1860
Mất | 21 tháng 5, 1935 Chicago, Illinois, U.S. | (74 tuổi)
Nghề nghiệp | Nhà hoạt động xã hội và chính trị, tác giả và giảng viên, tổ chức cộng đồng, trí tuệ công cộng |
Cha mẹ | John H. Addams Sarah Weber (Addams) |
Giải thưởng | Giải Nobel Hòa bình (1931) |
Chữ ký | |
![]() |
Jane Addams (06 Tháng 9 năm 1860 - ngày 21 Tháng 5 năm 1935) là một nhà hoạt động xã hội tiên phong/nhà cải cách người Mỹ, nhân viên xã hội, nhà triết học đại chúng và là một tác gia, đồng sáng lập Liên minh Tự do Dân sự Mỹ và Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do, và là người phụ nữ Mỹ đầu tiên giành giải Nobel Hòa bình và được công nhận là người sáng lập của nghề công tác xã hội tại Hoa Kỳ.
Bà và Woodrow Wilson (Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28) tự nhận mình là nhà cải cách và nhà hoạt động xã hội, Addams là một trong những người nổi bật nhất[1] trong các nhà cải cách của Thời kỳ Cấp tiến (Progressive Era). Bà đã giúp hướng nước Mỹ quan tâm đến các vấn đề mẹ, nhu cầu của trẻ em và y tế công cộng tại địa phương, và hòa bình thế giới. Bà cho rằng nếu phụ nữ muốn chịu trách nhiệm cho việc làm sạch cộng đồng của họ và làm cho nơi địa phương họ sống tốt hơn, họ cần thiết tích cực hoạt động xã hội và cần được quyền bầu cử và bỏ phiếu để nâng cao hiệu quả. Addams đã trở thành một hình mẫu cho người phụ nữ trung lưu tình nguyện để nâng cao mức sống cộng đồng của họ. Bà ngày càng được công nhận là một thành viên của phong cách triết học thực dụng Mỹ.[2] Năm 1889, bà đồng sáng lập một nơi gọi là nhà Hull (Hull House) cùng với Ellen Gates Starr, và năm 1920 bà là người đồng sáng lập của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union - ACLU) và Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do.[3] Bà đã nỗ lực cố gắng để chăm sóc các vấn đề của người nghèo và người nhập cư phải đối mặt ở Chicago trong phong trào xây dựng cộng đồng dân cư (Settlement movement). Bà mong muốn hòa bình hơn, và nhiều hơn nữa các quyền dân sự đối với những người nhập cư và phụ nữ. Năm 1931, bà đã trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình, cùng với Nicholas Murray Butler.
Bà sinh ra ở Cedarville, Illinois. Bà là em gái của Alice Haldeman. Addams là một người đồng tính nữ. Bà qua đời tại Chicago.
Lý thuyết hành động[sửa | sửa mã nguồn]
Jane Addams sống ở Chicago tại thời điểm công nghiệp hóa. Điều này mang lại một số vấn đề xã hội mà xã hội Mỹ lúc đó không chuẩn bị trước. Bà sống trong cái gọi là Nhà Hull (một kiểu chung cư cho người nghèo) ở một khu ổ chuột ở Chicago, vì bà muốn tham gia vào đời sống của người nghèo và cải thiện điều kiện sống của họ. Lý thuyết cho hoạt động của bà xuất phát từ sự phản ánh các hoạt động của bà ở đó.[4]
Lý thuyết của Jane Addams vẫn có giá trị trong thời nay. Ngày nay, việc kết hợp công bằng xã hội, nhận thức xã hội và hòa bình cũng như liên kết với các hoạt động chính trị vẫn còn cần thiết. Những vấn đề được Jane Addams xem là nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội vẫn còn tiếp tục. Như phê phán của bà về việc các tập đoàn kinh doanh quốc tế với sự tích lũy vốn rất lớn của họ và vì các lợi ích kinh doanh riêng đang cố gắng để ngăn chặn những thay đổi chính trị, xã hội. Cũng như những lời chỉ trích của bà về những biện luận xem chiến tranh như một phương tiện để phát triển nền văn minh đã trở thành vấn đề một lần nữa trong những năm gần đây. Mặc dù những vấn đề xã hội và công nghiệp được mô tả bởi Addams nay đã được giảm nhẹ ở một số quốc gia, nhưng vẫn chưa được giải quyết trên bình diện quốc tế. Mặc dù những bước tiến quan trọng đã được thực hiện đối với một sự bình đẳng giới, nhưng điều này chỉ đạt được trong một vài quốc gia phương Tây.[5]
Vấn đề xã hội và công nghiệp như một đối tượng chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]
Bà đã nhìn thấy vấn đề xã hội và công nghiệp hóa như một chủ đề của lý thuyết công tác xã hội của bà, chủ yếu bao gồm hai khía cạnh quan trọng:
- Nghiên cứu các điều kiện và kích tố gây ra các vấn đề xã hội
- Phát triển các phương pháp để loại bỏ các vấn đề này một cách bền vững.
Đói và chiến tranh được bà xác định như là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại và do đó việc chống lại được xem là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động xã hội.[6]
Ba tuyến nhận xét chính[sửa | sửa mã nguồn]
Sự phân chia giai cấp theo lãnh thổ địa phương tính và sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]
- Các tầng lớp khác nhau của cư dân sinh sống tại các khu vực khác nhau.
- Ngay cả trong các hãng xưởng (được xem là nơi giao thoa duy nhất của các tầng lớp dân cư) cũng có sự phân chia theo vị thế và chức năng.
Các tổ chức quân sự của nam giới trong các thành phố[sửa | sửa mã nguồn]
- Thành phần nam giới ưu tú chiếm ưu thế trong thành phố
- Nhiệm vụ phòng thủ quân sự của họ ngăn cản những cải tiến xã hội cho người nghèo và thực hiện các nhiệm vụ quản trị xã hội của thành thị.
- Thành thị được tăng cường như một pháo đài và được bảo vệ chống lại kẻ thù bên trong và bên ngoài
Các lợi ích kinh doanh của các tập đoàn kinh doanh quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
- Các lợi ích kinh doanh của các tập đoàn kinh doanh quốc tế với sự tích lũy vốn tư bản lớn của họ ngăn chặn những thay đổi chính sách.
Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác xã hội[sửa | sửa mã nguồn]
Jane Addams nhìn thấy những mục tiêu chính trong khuôn khổ nền đạo đức của tình nương tựa lẫn nhau (đoàn kết) của tất cả mọi người:
- Chuyển giao dân chủ trong đời sống và tương tác xã hội, quan hệ xã hội.[6]
- Đóng góp vào sự tiến bộ của loài người
- Góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và công nghiệp
- Tạo điều kiện hiểu và áp dụng giáo lý và đạo đức Kitô giáo
Đường dẫn đến những mục tiêu là việc đàm phán các hiệp định, hiệp ước và các liên minh giữa các nhóm xã hội và các quốc gia.
Một lý thuyết năng động của hòa bình[sửa | sửa mã nguồn]
- Trở ngại chính cho hòa bình trên thế giới là mức độ chấp nhận chiến tranh và biện minh đạo lý cho chúng trong xã hội
- Tìm kiếm lý tưởng hòa bình mới và năng động
- Ngăn việc tạo và phân chia các tầng lớp xã hội công nghiệp hiện đại và xem đó như là một kẻ thù của hòa bình
- Tạo sự đồng cảm xã hội như là điều kiện của tính quốc tế.
Tầm quan trọng và các quyền của phụ nữ[sửa | sửa mã nguồn]
Phụ nữ không nên bị thiệt thòi và phân biệt đối xử. Kêu gọi phụ nữ hoạt động vì "hòa bình và bánh mì" và chống lại quyền thống trị nam giới và cho những lợi ích của họ.[4]
Tuổi thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh ra ở Cedarville, Illinois,[7] Jane Addams là con út của 8 trẻ em sinh ra trong một gia đình khá giả tại Bắc Illinois là người Mỹ gốc Anh mà bắt nguồn từ thuộc địa New England; cha cô đã nổi bật về chính trị. Ba trong số các anh chị em đã chết trong giai đoạn phôi thai, và một người khác qua đời ở tuổi 16, để lại chỉ có bốn người vào lúc Addams 8 tuổi.[8] Mẹ cô, Sarah Addams [7] (nhũ danh Weber), qua đời khi Jane được 2 tuổi.[9]
Addams trải qua tuổi thơ của mình qua việc chơi ngoài trời, đọc sách trong nhà, và đi học tại trường Kitô giáo (Sunday school của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm). Khi bà lên 4, bà mắc bệnh lao cột sống, bệnh Pott, mà hậu quả là gây ra một độ cong trong cột sống của bà và các vấn đề sức khỏe suốt đời. Điều này làm phức tạp trong giao tiếp với những đứa trẻ khác, như là bà bị đi khập khiễng và không thể chạy chơi với chúng.[10] Khi là một đứa trẻ, bà nghĩ mình là "xấu xí" và sau này nhớ lại là đã muốn không gây rắc rối cho cha bà, khi ông ấy mặc bộ quần áo tốt nhất trong ngày chủ nhật, lúc đi bộ xuống các đường phố với ông.[11]
Addams yêu mến cha bà khi bà là một đứa trẻ, và bà thể hiện rõ điều đó trong các câu chuyện bà kể lại trong hồi ký của mình, Hai mươi năm tại Hull House (Twenty Years at Hull House) (1910). John Huey Addams là một nhà kinh doanh nông nghiệp với gỗ lớn, gia súc, và chủ nông trại; nhà máy bột gỗ; và một nhà máy len. Ông là chủ tịch của Ngân hàng quốc gia thứ hai của Freeport (The Second National Bank of Freeport). Ông tái hôn vào năm 1868, khi Jane lên 8 tuổi. Người vợ thứ hai của ông là Anna Hostetter Haldeman, góa phụ của một chủ nhà máy xay tại Freeport.[12]
John Addams là một thành viên sáng lập của Đảng Cộng hòa bang Illinois, từng là một Thượng nghị sĩ bang Illinois (1855-1870), và hỗ trợ bạn ông là Abraham Lincoln trong các cuộc ứng cử của ông ấy, cho chức thượng nghị sĩ (1854) và tổng thống (1860). John Addams giữ thư từ Lincoln tại bàn của mình, và Jane Addams khi còn nhỏ hay thích nhìn vào nó.[13]
Ở tuổi thiếu niên của mình, Addams đã có ước mơ để lớn làm một cái gì đó hữu ích trên thế giới. Bà quan tâm đến người nghèo từ việc đọc sách của Charles Dickens và lấy cảm hứng từ lòng tốt của mẹ bà đến người nghèo tại Cedarville, bà đã quyết định trở thành một bác sĩ để bà có thể sống và làm việc giữa những người nghèo. Đó là một ý tưởng mơ hồ, nuôi dưỡng bởi tiểu thuyết văn học. Bà là một người rất thích đọc.
Cha của Addams khuyến khích bà theo đuổi nền giáo dục cao hơn, nhưng lại không muốn bà đi xa. Bà rất muốn đi học tại đại học mới cho phụ nữ, Smith College ở Massachusetts; nhưng cha bà yêu cầu bà học ở trường gần nhà Nữ Chủng viện Rockford (nay là Đại học Rockford), ở Rockford, Illinois.[7] Sau khi tốt nghiệp từ Rockford năm 1881,[7] với một văn bằng chứng nhận của trường đại học, bà vẫn hy vọng được học Smith để kiếm được một bằng cử nhân nữa. Mùa hè năm đó, cha bà qua đời bất ngờ vì bệnh viêm ruột thừa. Mỗi đứa trẻ được thừa hưởng khoảng 50.000 $ (tương đương với 1,23 triệu $ hiện nay).
Mùa thu năm đó, Addams, chị gái của bà là Alice, và chồng của Alice là Harry, và mẹ kế của mình, Anna Haldeman Addams, chuyển đến Philadelphia để ba người trẻ tuổi có thể theo đuổi ngành y tế. Harry đã được đào tạo trong y học và làm thêm các nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania. Jane và Alice hoàn thành năm đầu tiên về y khoa tại trường Đại học Y của phụ nữ tại Philadelphia,[7] nhưng vấn đề sức khỏe của Jane, một cuộc giải phẫu cột sống[7] và suy nhược thần kinh, ngăn bà hoàn thành mơ ước. Bà tràn đầy nỗi buồn và cảm giác thất bại. Mẹ kế Anna cũng bị bệnh, nên cả gia đình hủy bỏ kế hoạch của họ để ở lại hai năm và trở về Cedarville.[14]
Mùa thu năm sau, anh rể bà là Harry thực hiện phẫu thuật trên lưng bà để làm thẳng lưng. Sau đó, ông khuyên bà không nên theo đuổi học vấn mà thay vào đó, nên đi du lịch. Vào tháng 8 năm 1883, bà đặt tour du lịch châu Âu kéo dài 2 năm với mẹ kế của cô, đi du lịch một số thời gian với bạn bè và gia đình những người tham gia với họ. Addams quyết định rằng bà không phải trở thành một bác sĩ để có thể giúp đỡ người nghèo.[15]
Khi trở về nhà trong tháng 6 năm 1887, bà sống với mẹ kế của bà tại Cedarville, và sống qua mùa đông với bà ấy ở Baltimore. Addams, vẫn còn đầy tham vọng mơ hồ, chìm vào trầm cảm, không chắc chắn về tương lai của mình và cảm thấy vô dụng trong cuộc sống mẫu mực thường mong đợi của một phụ nữ trẻ khá giả. Bà viết những lá thư dài cho bạn gái của mình từ Chủng viện Rockford, Ellen Gates Starr, chủ yếu là về Kitô giáo và những cuốn sách, nhưng đôi khi về nỗi tuyệt vọng của mình.[16]
Khu định cư cộng đồng[sửa | sửa mã nguồn]
Trong khi đó, Jane Addams tập tìm cảm hứng từ những gì cô đọc. Cuốn hút bởi các Kitô hữu tiên khởi và cuốn sách My Religion của Leo Tolstoy, cô đã được rửa tội theo Giáo hội Trưởng Nhiệm tại Cedarville, vào mùa hè năm 1886.[17] Đọc cuốn sách Duties of Man (Bổn phận của con người) của Giuseppe Mazzini, cô bắt đầu được lấy cảm hứng từ ý tưởng về dân chủ như một lý tưởng xã hội. Tuy nhiên, cô cảm thấy bối rối về vai trò của mình như là một người phụ nữ. Cuốn sách The Subjection of Women (Sự lệ thuộc của phụ nữ) của John Stuart Mill đặt ra cho bà những câu hỏi về những áp lực xã hội cho một người phụ nữ phải kết hôn và cống hiến cuộc đời mình cho gia đình.[18]
Vào mùa hè năm 1887, Addams đọc trong một tạp chí về ý tưởng mới về việc thành lập một khu định cư cộng đồng (phong trào Khu định cư cộng đồng -Settlement movement- bắt đầu từ Anh vào giữa thế kỷ 19 trong triều đại của Victoria). Bà quyết định đến thăm Toynbee Hall ở Luân Đôn, khu định cư đầu tiên trên thế giới. Bà và một vài người bạn, bao gồm cả Ellen Gates Starr, đi du lịch ở châu Âu từ tháng 12 năm 1887 đến mùa hè năm 1888. Sau khi xem một trận đấu bò ở Madrid, cuốn hút bởi những gì cô nhìn thấy như là một truyền thống kỳ lạ, Addams lên án niềm đam mê này và sự bất lực của mình để cảm thấy tức giận với sự đau khổ của những con ngựa và bò đực. Lúc đầu, Addams không nói với ai về ước mơ của mình để bắt đầu một khu định cư cộng đồng; nhưng bà cảm thấy ngày càng có lỗi vì đã không hành động theo ước mơ của mình.[19] Tin tưởng rằng chia sẻ ước mơ của mình có thể giúp bà hành động theo đó, bà nói với Ellen Gates Starr. Starr yêu thích ý tưởng đó và đồng ý tham gia cùng Addams trong việc bắt đầu một khu định cư cộng đồng.[20]
Addams và một người bạn khác đi đến Luân Đôn mà không có Starr vì đang bận rộn.[21] Thăm Toynbee Hall, Addams đã bị mê hoặc. Cô mô tả nó như là "một cộng đồng của những người trình độ giáo dục cao, người sống ở đó có câu lạc bộ giải trí của họ và xã hội với những người nghèo, nhưng trong cùng một phong cách, trong đó họ như là sống trong quỹ đạo riêng của mình. Họ như là được thoát ý niệm 'làm việc chuyên nghiệp", mà sống chân thật tự nhiên và rất hiệu quả với kết quả tốt trong các tầng lớp và thư viện của họ dường như hoàn toàn lý tưởng". Giấc mơ của Addams về các tầng lớp hòa lẫn xã hội để cùng có lợi, như họ đã làm trong giới Thiên chúa giáo tiên khởi, dường như thể hiện trong mô hình tổ chức mới này.[22]
Addams phát hiện trong mô hình khu định cư cộng đồng ra một không gian trong đó các kết nối văn hóa bất ngờ có thể được thực hiện và nơi ranh giới chật hẹp của văn hóa, tầng lớp và giáo dục có thể được mở rộng. Chúng đã tăng gấp đôi lên như là trung tâm nghệ thuật cộng đồng và các cơ sở dịch vụ xã hội. Chúng đã đặt nền móng cho xã hội dân sự của Mỹ, một không gian trung tính trong đó các cộng đồng khác nhau và ý thức hệ có thể học hỏi lẫn nhau và tìm kiếm mặt bằng chung cho các hoạt động tập thể. Vai trò của khu định cư cộng đồng là "một nỗ lực bất tận để làm cho văn hóa và 'vấn đề của mọi sự việc' đi cùng nhau". Nỗ lực bất tận cũng là câu chuyện về cuộc sống của riêng bà, một cuộc đấu tranh để phục hồi năng lực văn hóa của riêng mình bằng cách kết nối lại với sự đa dạng và xung đột của các cộng đồng người nhập cư tại các thành phố của Mỹ và với những nhu cầu của cải cách xã hội.[23]
Hull House[sửa | sửa mã nguồn]



Năm 1889 [24] Addams và người bạn đại học của cô là Ellen Gates Starr đồng sáng lập Nhà Hull (Hull House), một ngôi nhà định cư ở Chicago. Dinh thự được Charles Hull xây dựng vào năm 1856 đã xuống cấp và cần được sửa chữa và nâng cấp. Lúc đầu, Addams đã thanh toán toàn bộ chi phí vốn (sửa mái hiên, sơn lại phòng, mua đồ đạc) và hầu hết chi phí hoạt động. Tuy nhiên, quà tặng từ các cá nhân đã hỗ trợ Ngôi nhà bắt đầu từ năm đầu tiên và Addams đã có thể giảm tỷ lệ đóng góp của mình, mặc dù ngân sách hàng năm tăng lên nhanh chóng. Một số phụ nữ giàu có đã trở thành những nhà tài trợ dài hạn quan trọng cho Ngôi nhà, bao gồm Helen Culver, người quản lý bất động sản của người anh họ của cô là Charles Hull, và cuối cùng cho phép những người đóng góp sử dụng ngôi nhà miễn phí. Những người đóng góp khác là Louise DeKoven Bowen, Mary Rozet Smith, Mary Wilmarth, và những người khác.[25][26]
Addams và Starr là hai cư dân đầu tiên của ngôi nhà, sau này trở thành nơi ở của khoảng 25 phụ nữ. Vào thời kỳ đỉnh cao,[27] Hull House được khoảng 2.000 người đến thăm mỗi tuần. Nhà Hull là một trung tâm nghiên cứu, phân tích thực nghiệm, nghiên cứu và tranh luận, cũng như một trung tâm thực dụng để sống và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khu vực lân cận. Trong số các mục đích của Hull House là để cho những người trẻ tuổi có học thức và đặc quyền có cơ hội tiếp cận với cuộc sống thực của phần lớn người dân.[28] Cư dân của Hull House đã tiến hành các cuộc điều tra về nhà ở, hộ sinh, chứng mệt mỏi, bệnh lao, thương hàn, thu gom rác, cocaine và cả việc trốn học. Những cư dân cốt lõi của Hull House là những phụ nữ được giáo dục tốt được gắn bó với nhau qua sự dấn thân cũa họ trong các liên đoàn lao động, Liên đoàn Người tiêu dùng Quốc gia và phong trào đòi Quyền bầu cử của phụ nữ.[28] Bác sĩ Harriett Alleyne Rice tham gia Hull House để khám chữa bệnh cho các gia đình nghèo.[29] Cơ sở vật chất của tòa nhà bao gồm trường học ban đêm cho người lớn, câu lạc bộ cho người trẻ, bếp công cộng, phòng trưng bày nghệ thuật, phòng tập thể dục, câu lạc bộ nữ sinh, nhà tắm, hiệu sách, trường dạy nhạc, nhóm kịch và nhà hát, các căn hộ, thư viện, phòng họp để thảo luận, câu lạc bộ, văn phòng việc làm và phòng ăn trưa.[30] Trường học ban đêm dành cho người lớn của cô là tiền thân của các lớp giáo dục thường xuyên được cung cấp bởi nhiều trường đại học ngày nay. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ xã hội và các sự kiện văn hóa sẵn có cho phần lớn dân số nhập cư trong khu vực, Hull House tạo cơ hội cho các nhân viên xã hội trẻ được đào tạo. Cuối cùng, Hull House trở thành một khu phức hợp gồm 13 tòa nhà, bao gồm sân chơi và trại hè (được gọi là Câu lạc bộ đồng quê Bowen).
Một khía cạnh của Hull House rất quan trọng đối với Jane Addams là Chương trình Nghệ thuật. Chương trình nghệ thuật tại Hull House cho phép Addams thách thức hệ thống giáo dục công nghiệp hóa, hệ thống đã "áp đặt" cá nhân vào một công việc hoặc vị trí cụ thể. Cô muốn ngôi nhà cung cấp không gian, thời gian và công cụ để khuyến khích mọi người suy nghĩ độc lập. Cô coi nghệ thuật là chìa khóa để mở ra sự đa dạng của thành phố thông qua tương tác tập thể, khám phá bản thân lẫn nhau, thư giãn và phát triển trí tưởng tượng. Nghệ thuật không thể thiếu trong tầm nhìn của cô về cộng đồng, phá vỡ những ý tưởng cố định và kích thích sự đa dạng và tương tác mà một xã hội lành mạnh phụ thuộc, dựa trên việc tái hiện liên tục các bản sắc văn hóa thông qua sự biến hóa và đa văn hóa.[30]
Với sự tài trợ từ Edward Butler, Addams đã mở một phòng triển lãm nghệ thuật và không gian sáng tạo, là một trong những bổ sung đầu tiên cho Hull House. Trên tầng đầu tiên của khu bổ sung mới có một chi nhánh của Thư viện Công cộng Chicago, và tầng thứ hai là Phòng trưng bày Nghệ thuật Butler, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng cũng như tác phẩm của các nghệ sĩ địa phương. Các không gian sáng tạo trong phòng trưng bày nghệ thuật đã mang đến cho cư dân Hull House và toàn thể cộng đồng cơ hội tham gia các lớp học nghệ thuật hoặc nâng cao kỹ năng thủ công của họ bất cứ khi nào họ muốn. Khi Hull House phát triển, và mối quan hệ với các khu phố lân cận ngày càng trở nên sâu sắc, cơ hội đó không chỉ trở nên một an ùi đối với người nghèo mà nhiều hơn là một lối thoát để thể hiện và trao đổi các nền văn hóa khác nhau và với các cộng đồng đa dạng. Nghệ thuật và văn hóa đã trở thành một phần lớn hơn và quan trọng hơn trong cuộc sống của những người nhập cư trong phường 19, và trẻ em sớm bắt kịp xu hướng này. Những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động này đã được hướng dẫn ở mọi hình thức và cấp độ nghệ thuật. Những nơi như Phòng trưng bày Nghệ thuật Butler hoặc Câu lạc bộ Đồng quê Bowen thường tổ chức các lớp học này, nhưng các bài học thoải mái, thân thiện hơn thường được dạy ngoài trời. Addams, với sự giúp đỡ của Ellen Gates Starr, đã thành lập Hiệp hội Nghệ thuật Trường Công lập Chicago (Chicago Public School Art Society, CPSAS) để đáp lại phản ứng tích cực mà các lớp học nghệ thuật dành cho trẻ em tạo ra. CPSAS đã cung cấp cho các trường công lập bản sao của các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới, thuê các nghệ sĩ dạy trẻ em cách sáng tạo nghệ thuật và cũng đưa học sinh đi thực tế đến nhiều bảo tàng nghệ thuật của Chicago.[31]
Các khu lân cận phía tây[sửa | sửa mã nguồn]
Khu phố Hull House là sự pha trộn của các nhóm sắc tộc châu Âu nhập cư đến Chicago vào khoảng đầu thế kỷ 20. Sự kết hợp đó là nền tảng mà những người theo chủ nghĩa tinh thần từ thiện và xã hội bên trong nhà Hull House đã thử nghiệm lý thuyết của họ. Có các khu người Do Thái, người Đức, người Ý, người Hy Lạp,...
Hull House trở thành ngôi nhà định cư nổi tiếng nhất nước Mỹ. Addams đã sử dụng khu nhà để tạo ra sự thay đổi theo định hướng của hệ thống, trên nguyên tắc là để giữ an toàn cho gia đình và cải thiện các điều kiện sống của cộng đồng và xã hội.
Đạo đức[sửa | sửa mã nguồn]
Starr và Addams đã phát triển ba "nguyên tắc đạo đức" cho các khu định cư xã hội: "giảng dạy bằng các gương tốt và ví dụ cụ thể, thực hành hợp tác và thực hành dân chủ xã hội, nghĩa là các quan hệ xã hội theo chủ nghĩa bình đẳng hoặc dân chủ trên các ranh giới giai cấp".[32] Vì vậy, Hull House cung cấp một chương trình toàn diện về các hoạt động dân sự, văn hóa, giải trí và giáo dục và thu hút du khách ngưỡng mộ từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả William Lyon Mackenzie King, một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Harvard, người sau này trở thành thủ tướng Canada. Vào những năm 1890, Julia Lathrop, Florence Kelley và những cư dân khác của ngôi nhà đã biến nó thành trung tâm thế giới về hoạt động cải cách xã hội. Hull House đã sử dụng phương pháp luận mới nhất (tiên phong trong việc lập bản đồ thống kê) để nghiên cứu tình trạng quá tải, trốn học, sốt thương hàn, cocaine, việc đọc của trẻ em, trẻ bán báo, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và hộ sinh. Bắt đầu với những nỗ lực cải thiện khu vực lân cận, nhóm Hull House đã tham gia vào các chiến dịch toàn thành phố và toàn tiểu bang để có nhà ở tốt hơn, cải thiện phúc lợi công cộng, luật lao động trẻ em chặt chẽ hơn và bảo vệ phụ nữ đi làm. Addams đã thu hút những du khách nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới và có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà từ thiện và trí thức hàng đầu Chicago. Năm 1912, bà đã giúp thành lập Đảng Cấp tiến mới và ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của Theodore Roosevelt.
"Triết lý của Addams đã kết hợp sự nhạy cảm của nữ quyền với một cam kết kiên định để cải thiện xã hội thông qua các nỗ lực hợp tác. Mặc dù bà đồng cảm với các nhà nữ quyền, chủ nghĩa xã hội và hòa bình, Addams từ chối bị gán ghép vào một khuôn khổ nhất định nào. Sự từ chối này là thực dụng chứ không phải ý thức hệ".[33]
Nhấn mạnh vào trẻ em[sửa | sửa mã nguồn]
Hull House nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của trẻ em trong quá trình Mỹ hóa những người nhập cư mới. Để phù hợp với triết lý này cũng đã thúc đẩy phong trào vui chơi và các lĩnh vực nghiên cứu và dịch vụ giải trí, thanh niên và dịch vụ con người. Addams lập luận trong cuốn The Spirit of Youth and the City Streets (1909) rằng các chương trình vui chơi và giải trí là cần thiết vì các thành phố đang hủy hoại tinh thần của tuổi trẻ. Hull-House có nhiều chương trình về nghệ thuật và kịch, các lớp mẫu giáo, câu lạc bộ nam sinh và nữ sinh, lớp học ngôn ngữ, nhóm đọc sách, các khóa học mở rộng đại học, cùng với phòng tắm công cộng, phòng tập thể dục, bảo tàng lao động và sân chơi, tất cả trong bầu không khí tự do ngôn luận. Tất cả đều được thiết kế để thúc đẩy hợp tác dân chủ và hành động tập thể và hạ thấp chủ nghĩa cá nhân. Bà đã giúp thực hiện mã mô hình nhà cho thuê đầu tiên và luật nhà máy đầu tiên.
![]() | Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
vào năm 1889 bắt đầu cung cấp dịch vụ cho những người nhập cư sống gần đó. Addams có thể đã tìm được một công việc thoải mái, nhưng cô đã chọn cuộc sống khó khăn để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Addams chăm sóc người bệnh, chăm sóc trẻ em trong khi mẹ của họ làm việc và cung cấp giáo dục cho mọi lứa tuổi. Cô đã có những bài phát biểu cho những người giàu có để quyên góp tiền và thu thập các tình nguyện viên. Cô cũng đã viết mười một cuốn sách về các vấn đề xã hội và giúp luật lao động trẻ em được thông qua. Trong những năm qua, Hull House mở rộng trên toàn bộ khối. Nó mang lại hy vọng và giúp đỡ cho hàng ngàn người nhập cư khi họ phải vật lộn để kiếm sống mới trong một thành phố lớn.
Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]
- 1910 Tiến sĩ danh dự của Đại học Yale
- 1929 Chủ tịch danh dự Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do
- 1931 Giải Nobel Hòa bình (cùng với Nicholas Murray Butler)
- 1940 Tem bưu chính Mỹ với chân dung Jane Addams[34]
- 2007 Vào ngày 10 tháng 12 năm 2007, Illinois đã cử hành lần đầu tiên Ngày Jane Addams hàng năm.[35]
- 2013 Google Doodle đánh dấu Kỷ niệm 153 năm ngày sinh của bà[36]
Tên của bà cũng được đặt cho nhiều trường học, phân khoa và tòa nhà.
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
- Democracy and social ethics. Macmillan, New York 1902.
- Children in American street trades. National Child Labor Committee, New York 1905.
- New ideals of peace. Chautauqua Press, Chautauqua, N.Y. 1907.
- The Spirit of Youth and the City Streets. Macmillan, New York 1909.
- Twenty Years at Hull House (Hai mươi năm tại Hull House). 1910
- The Wage-earning woman and the state. Boston Equal Suffrage Association for Good Government, Boston [191?].
- Symposium: child labor on the stage. National Child Labor Committee, New York [1911?].
- Twenty years at Hull-house, with autobiographical notes. Nhà xuất bản: The Macmillan Company; New York 1910, lần in thứ 3 năm 1912
- Sách của Jane Addams tại Internet Archive Online
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ John M. Murrin, Paul E. Johnson, and James M. McPherson, Liberty, Equality, Power (2008) p. 538; Eyal J. Naveh, Crown of Thorns (1992) p 122
- ^ Maurice Hamington, "Jane Addams" in Stanford Encyclopedia of Philosophy (2010) phác họa chân dung bà như là một người theo chủ nghĩa thực dụng triệt để và "nhà nữ 'triết học đại chúng' đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ".
- ^ “Celebrating Women's History Month: The Fight for Women's Rights and the ACLU”. ACLU Virginia.
- ^ a b Mary Jo Deegan: Jane Addams and the Men of the Chicago School, 1892–1918. Transaction Books, New Brunswick 1988, ISBN 0-88738-077-8.
- ^ Rita Braches-Chyrek: Jane Addams, Mary Richmond và Alice Salomon. Professionalisierung und Disziplinbildung Sozialer Arbeit (Chuyên nghiệp hóa và Giáo dục kỷ luật Công tác Xã hội). Budrich, Opladen (và những người khác) 2013, ISBN 978-3-8474-0015-8.
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênges
- ^ a b c d e f Kathryn Cullen-DuPont (2000). Encyclopedia of women's history in America. Infobase Publishing. tr. 4–5. ISBN 978-0-8160-4100-8.
- ^ Linn, James Weber (2000) [1935]. Jane Addams: A Biography. Urbana, Illinois: University of Illinois Press. tr. 24. ISBN 0-252-06904-8.
- ^ Knight, Louise W. (2005). Citizen: Jane Addams and the Struggle for Democracy. Chicago: University of Chicago Press. tr. 32–33.
- ^ “Jane Addams and Hull-House”. Her childhood: DeVry University. 2001. tr. 1.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 36–37.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 24, 45.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 30–32, 424n64.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 77–79, 109, 119–120. ISBN 0-226-44699-9.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 124–25, 130–31, 138–39.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 139–142.
- ^ Knight, Louise W. (tháng 10 năm 2003). Citizen. University of Pennsylvania Press. tr. 451n46. ISBN 978-0-8122-3747-4.. Chứng nhận của giáo hội chính thức ghi năm bà làm báp-têm vào năm 1888
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 142–145, 147–48.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 152–55, 157.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 162–65.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 166, 175–76.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 169.
- ^ Bilton, Chris (2006). “Jane Addams Pragmatism and Cultural Policy”. International Journal of Cultural Policy. 12 (2): 135–150. doi:10.1080/10286630600813644.
- ^ Colquhoun, Alan. Modern Architecture. Oxford: University Press, 2002
- ^ Brown, Victoria Bissell (tháng 2 năm 2000). “Jane Addams”. American National Biography online. Oxford University Press.
- ^ Knight, Louise W. Citizen. tr. 195–96, 219, 224–25, 335, 378.
- ^ Joseph Palermo (ngày 19 tháng 9 năm 2008). “First Wave -- Second Wave -- And Then Came Sarah Palin”. LA Progressive. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014.
- ^ a b Caves, R. W. (2004). Encyclopedia of the City. Routledge. tr. 8.
- ^ “AMWA”. American Medical Women's Association. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2019.
- ^ a b Lundblad, Karen Shafer (tháng 9 năm 1995). “Jane Addams and Social Reform: A Role Model for the 1990s”. Social Work. 40 (5).
- ^ “Jane Addams”. Internest Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
- ^ Knight (2005) p. 182
- ^ “Jane Addams”. Stanford Encyclopedia of Philosophy website. Metaphysics Research Lab, Stanford University. 2019.
- ^ Bài báo với hình ảnh của tem Jane Addams tại gazettenet.com (englisch)
- ^ “Jane Addams Day”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
- ^ Google Doodle houses Jane Addams tribute, bài viết của Jon Skillings tại cnet.com, 6.9.2013 (englisch)
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Jane Addams. |
![]() |
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |
- Jane Addams trên IMDb
- Jane Addams on the history of social work timeline
- Harvard University Library Open Collections Program. Women Working, 1870–1930. Jane Addams (1860–1935). A full-text searchable online database with complete access to publications written by Jane Addams.
- Jane Addams Hull-House Museum
- The Bitter Cry of Outcast London by Rev. Andrew Mearns
- Online photograph exhibit of Jane Addams from Swarthmore College's Peace Collection
- Sơ khai nhân vật Hoa Kỳ
- Sinh năm 1860
- Mất năm 1935
- Người đoạt giải Nobel Hòa bình
- Người Chicago
- Nữ nhà văn Mỹ
- Tín hữu Kitô giáo
- Triết gia thế kỷ 20
- Nhà văn Mỹ thế kỷ 20
- Người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel
- Người viết hồi ký Mỹ
- Người Mỹ gốc Anh
- Nhà triết học Mỹ
- Người bảo vệ quyền trẻ em
- Phụ nữ đoạt giải Nobel
- Người viết hồi ký nữ
- Người đồng tính nữ
- Nữ nhà văn thế kỷ 20
- Nhà văn Chicago
- Người ủng hộ bất bạo động