Kali chlorochromat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kali chlorochromat
Mẫu kali chlorochromat
Cấu trúc của kali chlorochromat
Danh pháp IUPACKali chlorochromat
Tên khácKali trioxochlorochromat[1][2][3], muối Peligot's, muối Péligot's
Nhận dạng
Số CAS16037-50-6
PubChem23689123
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửKCrO3Cl
Khối lượng mol174,5472 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu cam
Khối lượng riêng2,5228 g/cm³
Điểm nóng chảy 100 °C (373 K; 212 °F) (phân hủy)[4]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan, phản ứng
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc, tính phản ứng
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Kali chlorochromat là một hợp chất vô cơ có công thức KCrO3Cl. Đó là muối kali của ion chlorochromat, CrO3Cl. Nó là một hợp chất màu cam hòa tan trong nước, đôi khi được sử dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Nó đôi khi được gọi là muối Péligot, gọi theo tên người phát hiện ra nó, Eugène-Melchior Péligot.

Cấu trúc và tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Kali chlorochromat ban đầu được điều chế bằng cách xử lý kali đicromat với axit clohydric. Ngoài ra có thể cho phản ứng của cromyl(VI) chloridekali cromat:[5]

K2CrO4 + CrO2Cl2 → 2KCrO3Cl

Muối này bao gồm tứ diện anion chlorochromat. Độ dài liên kết Cr=O trung bình là 159 pm và khoảng cách Cr–Cl là 219 pm.[6]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Kali chlorochromat bị phân hủy khi đun nóng đến 100 °C (212 °F; 373 K):

4KCrO3Cl → K2Cr2O7 + Cr2O3 + 2KCl + Cl2↑ + O2[4]

Mặc dù ở dạng khí nó ổn định nhưng các dung dịch nước của nó chịu sự thủy phân. Với axit clohydric cô đặc, nó chuyển thành cromyl(VI) chloride (CrO2Cl2). Khi phản ứng với 18-crown-6, nó tạo thành muối béo [K(18-crown-6]CrO3Cl.[7]

Muối Peligot có thể làm oxy hóa benzyl alcohol, một phản ứng có thể được xúc tác bởi axit[8]. Một muối liên quan là pyridini chlorochromat, thường được sử dụng cho phản ứng này.

An toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Kali chlorochromat có thể độc hại khi nuốt phải (có thể gây ngộ độc cấp tính và tổn thương thận cùng các biến chứng khác) hoặc tiếp xúc với da người (có thể gây bỏng mắt, kích ứng, dị ứng hoặc loét), đặc biệt nếu hít phải.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Synonyms Of Chemicals Lưu trữ 2007-08-27 tại Wayback Machine. Csudh.edu (2003-09-16). Truy cập 2011-06-01.
  2. ^ Merck & Co (1930). Merck's index: an encyclopedia for the chemist, pharmacist and physician. Merck & Co. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ Arthur Rose; Elizabeth Rose (1966). The Condensed chemical dictionary. Reinhold. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ a b Encyclopedia of Chemical Reactions, Tập 2 (Carl Alfred Jacobson, Clifford A. Hampel, Elbert Cook Weaver; Reinhold Publishing Corporation, 1946 - 446 trang), trang 810. Truy cập 6 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ Harry H. Sisler, Louis E. Marchi (1946). “Potassium Monochlorochromate”. Inorg. Synth. 2: 208–210. doi:10.1002/9780470132333.ch64.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ U. Kolitsch (2002). “Redetermination of potassium chlorochromate, KCrO3Cl”. Acta Crystallogr. E58 (11): i105–i107. doi:10.1107/S1600536802019396.
  7. ^ Kotlyar, Sergei A.; Zubatyuk, Roman I.; Shishkin, Oleg V.; Chuprin, Gennady N.; Kiriyak, Andrey V.; Kamalov, Gerbert L. (2005). “(18-Crown-6)potassium chlorochromate”. Acta Crystallographica E. 61 (2): m293–m295. doi:10.1107/S1600536805000085.
  8. ^ Özgün, B.; Pek, A. (1991). “Kinetics and mechanism of the oxidation of benzyl alcohol by potassium chlorochromate”. Reaction Kinetics & Catalysis Letters. 43 (2): 589–594. doi:10.1007/BF02064733.
  9. ^ Susan Shaw; Susan D. Shaw; Monona Rossol (ngày 1 tháng 9 năm 1991). Overexposure: health hazards in photography. Allworth Communications, Inc. tr. 122–. ISBN 978-0-9607118-6-4. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.