Vương quốc Hà Lan
Vương quốc Hà Lan
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Bản đồ Vị trí Vương quốc Hà Lan (xanh) trên thế giới Bản đồ 4 quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan
| |||||
Tiêu ngữ | |||||
"Je Maintiendrai" (tiếng Pháp) ("Tôi sẽ giữ vững") | |||||
Quốc ca | |||||
Wilhelmus | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Dân chủ nghị viện, quân chủ lập hiến | ||||
• Vua • Thủ tướng | Willem-Alexander Dick Schoof | ||||
Thủ đô | Amsterdam 52°21'N 4°52'E 52°21′B 4°52′Đ / 52,35°B 4,867°Đ | ||||
Thành phố lớn nhất | Amsterdam | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 42.508 km² (hạng 134) | ||||
Diện tích nước | 18,41% % | ||||
Múi giờ | CET và AST (UTC+1 và −4); mùa hè: CEST và AST (UTC+2 và −4) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ Tây Ban Nha Ngày 23 tháng 5 năm 1568 Ngày 30 tháng 1 năm 1648 | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Hà Lan, tiếng Anh (Saba và Sint Eustatius), tiếng Papiamentu (Bonaire), tiếng Frysk (Friesland) | ||||
Dân số ước lượng (2009) | 17.000.000 người (hạng 58) | ||||
Mật độ | 393 người/km² (hạng 15) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Euro² (Hà Lan), florin (Aruba), gulden (Antille thuộc Hà Lan) (EUR/AWG/ANG ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .nl³, .aw, .an | ||||
Ghi chú
|
Vương quốc Hà Lan (tiếng Hà Lan: Koninkrijk der Nederlanden, nl;[a] tiếng Papiamentu: Reino Hulandes) là một quốc gia có chủ quyền bao gồm nhiều lãnh thổ cấu thành hiệp nhất dưới vương quyền của vị quân chủ Hà Lan. Vương quốc Hà Lan không phải là một nước liên bang; ngược lại, nước này theo chế độ quân chủ đơn nhất với lãnh thổ cấu thành lớn nhất là Hà Lan, tọa lạc tại vùng Tây Âu, bên cạnh nhiều lãnh thổ hải đảo tại vùng Caribe.
Về mặt lý thuyết, các đơn vị hành chính cấp cao nhất của Vương quốc Hà Lan—Aruba, Curaçao, Hà Lan và Sint Maarten—là các quốc gia cấu thành (tiếng Hà Lan: land) và tham gia trên cơ sở bình đẳng như những đối tác trong Vương quốc. Tuy nhiên trên thực tế, đại đa số các công vụ của Vương quốc Hà Lan đều do Hà Lan thay mặt Vương quốc Hà Lan quản lý—bao gồm 98% diện tích lãnh thổ và dân số. Vì lẽ đó, các quốc gia Aruba, Curaçao và Sint Maarten phụ thuộc Hà Lan trong vấn đề đối ngoại và quốc phòng; mặc dù vậy, các quốc gia này vẫn được hưởng quyền tự trị ở một mức độ nhất định và có nghị viện riêng cho từng quốc gia.
Tại thời điểm tháng 1 năm 2023, Vương quốc Hà Lan có dân số tại Hà Lan là 17.821.419 người người và tại ba đặc khu Bonaire, Saba và Sint Eustatius là 29.418 người.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Hà Lan có cấu trúc tương tự một liên bang với bốn thành phần: Hà Lan, và các đảo vùng Caribe: Aruba, Curaçao, Sint Maarten. Các "quốc gia cấu thành" này tham gia với vai trò bình đẳng trong Vương quốc, và có chính phủ và tiền tệ của riêng mình.[1].
Suriname từng là quốc gia cấu thành trong Vương quốc từ 1954 đến 1975, cho đến khi nó trở thành cộng hòa độc lập. Antille thuộc Hà Lan[2] từng có vai trò này từ 1954 đến 2010, cho đến khi được giải tán thành các quốc gia cấu thành Aruba (từ năm 1986), Curaçao, và Sint Maarten (từ 2010), và các đặc khu Bonaire, Saba, và Sint Eustatius trong Hà Lan. New Guinea thuộc Hà Lan từng là lãnh thổ phụ thuộc Vương quốc cho đến 1962 nhưng không phải là nước tự trị và không được nói đến trong Hiến chương.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The Charter of the Kingdom was fully explained in an "EXPLANATORY MEMORANDUM to the Charter for the Kingdom of the Netherlands", transmitted to the U.N. Secretary-General in compliance with the wishes expressed in General Assembly resolutions 222 (III) and 747 (VIII). New York, ngày 30 tháng 3 năm 1955 (* Ministerie van Buitenlandse Zaken, 41, Suriname en de Nederlandse Antillen in de Verenigde Naties III, Staatsdrukkerij-en uitgeversbedrijf/ ’s Gravenhage, 1956)
- ^ Peter Meel, Tussen autonomie en onafhankelijkheid. Nederlands-Surinaamse betrekkingen 1954–1961 (Between Autonomy and Independence. Dutch-Surinamese Relations 1954–1961; Leiden: KITLV 1999).
- Hiến chương Vương quốc Hà Lan Lưu trữ 2011-10-11 tại Wayback Machine (PDF)
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref>
bị thiếu