Quốc gia cấu thành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quốc gia cấu thành là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng trong những bối cảnh mà quốc gia đó là một phần của một thực thể chính trị lớn hơn, như là quốc gia có chủ quyền. Thuật ngữ quốc gia cấu thành không có bất kỳ định nghĩa pháp lý nào.

Tại các quốc gia nhất thể[sửa | sửa mã nguồn]

Đan Mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Đan Mạch bao gồm ba bộ phận cấu thành, mỗi bộ phận đôi khi được xem là một quốc gia:

Tuy nhiên, quần đảo Faroe cũng được đề cập đến như là một "lãnh thổ tự trị" hoặc tương tự bởi Thủ tướng Quần đảo Faroe[3] và Bộ Ngoại giao Hoàng gia Đan Mạch.[4] Tương tự, chính phủ Đan Mạch cũng đề cập đến Greenland như một "tỉnh tự trị"[5] và không có điều khoản nào trong hiến pháp Greenland đề cập đến Greenland như một quốc gia.[6]

Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, cộng đồng hải ngoại Polynésie thuộc Pháp được xác định một cách về mặt pháp luật là pays d'outre-mer au sein de la République,[7] có thể dịch thành "xứ hải ngoại bên trong Cộng hòa".[8] Hội đồng Hiến pháp Pháp quyết định rằng đây chỉ là sự thay đổi về tên gọi và không đại diện cho một sự thay đổi mang tính hiến pháp về địa vị pháp lý.[9]

Hà Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 10 tháng 10 năm 2010, Vương quốc Hà Lan bao gồm bốn quốc gia:[10]

Mỗi một bộ phận được xác định rõ ràng là một land trong Hiến chương Vương quốc Hà Lan.[11] Không giống như Bundesländer trong tiếng Đức, landen luôn được chính phủ Hà Lan dịch là "quốc gia".[12][13][14]

New Zealand[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc New Zealand gồm có ba bộ phận thường được xem là những quốc gia:

Tuy nhiên, Hiến pháp của Quần đảo Cook[18] và của Niue[19] không tự mô tả như một quốc gia.[20][21]

Anh Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia cấu thành của Anh Quốc.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường được xem là bao gồm bốn quốc gia:[22][23][24][25]

Tuy nhiên, bản thân vương quốc là một quốc gia đơn nhất và không phải là một liên minh cá nhân. Công quốc Wales chấm dứt tồn tại vào năm 1542, các vương quốc Anh và Scotland kết thúc tồn tại vào năm 1707, và Vương quốc Ireland kết thúc tồn tại vào năm 1801 (hay 1953[26]).

Bắc Ireland có một nghị viện phân cấp từ năm 1921–73 và một hội đồng từ năm 1973–74, 1982–86, và 1999 đến nay. Sau cuộc trưng cấu dân ý tại Wales và Scotland vào năm 1997, các chính phủ phân cấp mới được tạo ra tại Scotland, Wales song ở Anh thì không, Anh vẫn nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Nghị viện nước Anh tại Luân Đôn.

Ở các quốc gia liên bang[sửa | sửa mã nguồn]

Liên minh Kalmar[sửa | sửa mã nguồn]

Liên minh Kalmar (tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển: Kalmarunionen) là liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển dưới quyền cai trị của một quốc vương duy nhất từ năm 1397 tới năm 1523. Ba vương quốc này từ bỏ vương quyền, nhưng vẫn giữ quyền độc lập của mình. Liên minh là sáng kiến và công trình của Nữ hoàng Margrete I của Đan Mạch, bà là con của vua Valdemar IV của Đan Mạch, kết hôn với vua Håkon VI của Na Uy lúc lên 10 tuổi. Con trai của bà là Olav Håkonsson (tiếng Đan Mạch: Oluf Håkonson (1370-87) được công nhận quyền thừa kế ngôi vua Đan Mạch, vì ông ngoại có sáu người con, nhưng 5 người kia đã chết, chỉ còn mẹ của Oluf mà thôi. Năm 1376 Oluf lên nối ngôi vua Đan Mạch với sự chấp chính của mẹ. Khi vua Na Uy Håkon VI qua đời năm 1380 thì Oluf cũng được thừa kế ngôi vua Na Uy. Như vậy, 2 vương quốc Đan Mạch và Na Uy hợp nhất trong một Liên minh cá nhân [1], dưới quyền cai trị của một vua nhỏ tuổi, với người mẹ nhiếp chính. Tới năm 1385, Oluf cũng được chỉ định làm vua Thụy Điển. Trước khi tới tuổi trưởng thành để nắm quyền hành, thì Oluf bị chết ở tuổi 17 (năm 1387). Margrete I được quan cố vấn tối cao Henning Podebusk ủng hộ, vận động Hội đồng vương quốc[2] (tương đương thượng viện) bầu bà làm người chấp chính Đan Mạch (nhưng không được mang tước hiệu Nữ hoàng). Năm sau, ngày 2 tháng 2 năm 1388 bà cũng được nhìn nhận là người chấp chính vương quốc Na Uy.

Bà nhận Bogislav, con của hoàng thân Vartislav xứ Pommern là cháu ruột của em gái mình làm cháu nuôi, và đặt tên lại là Erik, một tên có âm hưởng Bắc Âu. Mặc dù Erik không phải là người thứ nhất được quyền thừa kế ngôi vua, nhưng Margrete I đã dùng thủ đoạn khiến Hội đồng vương quốc nhìn nhận Erik được quyền đó và năm 1389, Erik lên làm vua Na Uy, với quyền nhiếp chính của Margrete I.

Thời đó Thụy Điển có sự xung đột giữa vua Albrekt av Mecklenburg và giới quý tộc. Năm 1388, giới quý tộc bầu chọn Margrete I làm người chấp chính tại phần lãnh thổ do họ kiểm soát và hứa ủng hộ bà trong việc giành phần lãnh thổ còn lại của Albrekt.

Sau khi đội quân Đan Mạch - Thụy Điển đánh bại và bắt giam vua Albrekt, thì Albrekt bị buộc phải nộp số tiền 60.000 đồng mark bằng bạc ròng trong vòng 3 năm sau khi được thả ra (nhưng Albrekt không nộp được). Vị thế của Margrete I tại Thụy Điển được củng cố. Cả ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển thống nhất dưới sự chấp chính của bà. Margrete I hứa bảo vệ ảnh hưởng chính trị và các đặc quyền của giới quý tộc trong Liên minh. Người cháu Erik - đã làm vua Na Uy từ năm 1389 - lên làm vua Đan Mạch và Thụy Điển năm 1396.

Liên minh Kalmar trở thành hiện thực vào ngày 17.6.1397, khi Hiệp ước Kalmar được các bên ký kết tại lâu đài Kalmar ở thành phố Kalmar (nam Thụy Điển, giáp ranh vùng Skåne của Đan Mạch). Hiệp ước thành lập một Liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, dưới quyền của một vua duy nhất, nhưng mỗi nước được Hội đồng vương quốc cai trị riêng theo luật cũ của mình, ngoại trừ chính sách đối ngoại do nhà vua điều khiển.

Vua Na Uy - Erik, 15 tuổi - được các tổng giám mục Đan Mạch và Thụy Điển phong lên làm vua cả ba vương quốc tại Kalmar, nhưng Margrete I nắm quyền cai trị cho tới khi bà chết vào năm 1412.

Các cơ cấu của Liên minh Kalmar tồn tại tới năm 1536, khi Hội đồng vương quốc Đan Mạch - sau một cuộc nội chiến - đồng thanh tuyên bố rằng Na Uy là vương quốc trực thuộc Đan Mạch nhưng được tự trị, các thuộc địa Iceland, Greenland và quần đảo Faroe thuộc quyền Đan Mạch kiểm soát.

Tới năm 1814, sau khi ký hòa ước Kiel thì Đan Mạch phải nhường Na Uy cho Thụy Điển, nhưng vẫn giữ các thuộc địa nói trên.

Liên bang Ba Lan – Litva[sửa | sửa mã nguồn]

Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chính thức được thành lập theo liên minh Lublin vào tháng 7 năm 1569, nhưng trên thực tế vương quốc Ba Lan đã hợp nhất với đại công quốc Litva từ năm 1386, khi nữ vương Ba Lan Hedwig thành hôn với đại công tước Litva Jogaila – ông này được tấn phong làm vua Władysław II Jagiełło đồng trị vì Ba Lan với vợ mình. Cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất năm 1772 đã làm giảm đáng kể diện tích của thịnh vượng chung này, và đến năm 1795 nhà nước Ba Lan hoàn toàn tan rã trong cuộc phân chia Ba Lan lần thứ ba.[27][28][29] Liên bang Ba Lan và Lietuva có đặc trưng độc nhất so với các quốc gia cùng thời vì hệ thống chính trị của nó đặc trưng bởi sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với quyền lực của nhà vua. Những sự kiểm soát này được bảo đảm tồn tại bởi một nghị viện (Sejm) do các quý tộc (szlachta) điều khiển. Đặc điểm của chế độ này là tiền thân của những khái niệm về chế độ dân chủ, quân chủ lập hiến, liên bang hiện đại. Hai quốc gia cấu thành liên bang là ngang hàng nhau, tuy nhiên Ba Lan có ảnh hưởng lớn hơn hẳn trong liên bang.

Vào năm 1772, Liên bang Ba Lan và Lietuva yếu đuối bị mất 1/3 lãnh thổ trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian ngắn trước khi bị xóa sổ, thịnh vượng chung đã cố gắng thông qua các cải cách lớn và ban hành hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791.

Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ còn gọi là Liên hiệp tỉnh Trung Mỹ là một quốc gia có chủ quyền tại Trung Mỹ, bao gồm các lãnh thổ nguyên thuộc Đô đốc lệnh Guatemala của Tân Tây Ban Nha. Quốc gia này tồn tại từ tháng 9 năm 1821 đến 1841, và là một nền cộng hòa dân chủ. Cộng hòa bao gồm lãnh thổ các quốc gia Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica hiện nay. Trong thập niên 1830, có thêm tỉnh thứ sáu là Los Altos với thủ phủ tại Quetzaltenango – lãnh thổ của tỉnh này nay là vùng cao nguyên tây bộ Guatemala và bang Chiapas ở nam bộ México.

Liên bang tan rã do nội chiến từ năm 1838 đến năm 1840. Quá trình tan rã bắt đầu khi Nicaragua tách ra khỏi Liên bang vào ngày 5 tháng 11 năm 1838, tiếp theo sau đó là HondurasCosta Rica. Liên bang tan rã trên thực tế vào năm 1840, khi đó bốn trong năm tỉnh ban đầu đã tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Liên bang chỉ chính thức tan rã khi El Salvador tuyên bố là một cộng hòa độc lập vào tháng 2 năm 1841.

Đại Colombia[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Colombia là tên gọi hiện nay để chỉ một nhà nước bao gồm phần lớn miền bắc Nam Mỹ và một phần miền nam của Trung Mỹ từ năm 1819 đến năm 1831. Cộng hòa tồn tại ngắn ngủi này bao gồm các lãnh thổ nay là Colombia, Venezuela, Ecuador, Panama, bắc Peru và tây bắc Brasil. Ba quốc gia đầu tiên là những nước kế thừa của Đại Colombia vào lúc giải thể, Panama ly khai khỏi Colombia vào năm 1903. Do lãnh thổ của Đại Colombia gần tương ứng với Phó vương quốc Tân Granada trước đó, nó cũng tuyên bố chủ quyền với vùng bờ biển Caribe của Costa Rica và Nicaragua, Bờ biển Mosquito, và Guayana Esequiba tại Guyana.

Canada[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh bang và lãnh thổ là đơn vị phân cấp hành chính theo hiến pháp Canada. Thời kỳ Liên bang hóa Canada 1867, ba tỉnh bang (hoặc tỉnh) của Bắc Mỹ thuộc Anh là New Brunswick, Nova Scotia và Canada (phân thành Ontario và Québec) thống nhất thành quốc gia mới. Kể từ đó, biên giới ngoại bộ của Canada thay đổi vài lần, và phát triển từ bốn tỉnh bang ban đầu thành mười tỉnh bang và ba lãnh thổ vào năm 1999. Khác biệt lớn nhất giữa một tỉnh bang và một lãnh thổ tại Canada là các tỉnh bang nhận được quyền lực và quyền uy trực tiếp từ Đạo luật Hiến pháp năm 1867 trong khu vực quản hạt, trong khi các lãnh thổ nhận ủy nhiệm và quyền lực từ chính phủ liên bang. Theo thuyết hiến pháp Canada hiện đại, các tỉnh bang được xem là những khu vực cộng chủ quyền, và mỗi tỉnh bang có quân chủ riêng, do phó thống đốc đại diện, còn các lãnh thổ không có chủ quyền, song là bộ phận của vương quốc liên bang, và có một ủy viên.

Tỉnh bang:

Tỉnh kỳ Tỉnh huy Tên Viết tắt
bưu chính
Thủ phủ[30] Thành phố lớn nhất
(theo dân số)[31]
Gia nhập liên bang[32] Dân số
(tháng 5 2011)[33]
Diện tích đất liền (km²)[34] Diện tích mặt nước (km²)[34] Tổng diện tích (km²)[34] Ngôn ngữ chính thức[35] Số ghế trong
Hạ nghị viện liên bang[36]
Số ghế trong
Thượng nghị viện liên bang[36]
Ontario ON Toronto Toronto 1 tháng 7 năm 1867 12.851.821 917.741 158.654 1.076.395 tiếng AnhA 106 24
Québec QC Québec Montréal 1 tháng 7 năm 1867 7.903.001 1.356.128 185.928 1.542.056 tiếng PhápB 75 24
Nova Scotia NS Halifax HalifaxC 1 tháng 7 năm 1867 921.727 53.338 1.946 55.284 tiếng AnhD 11 10
New Brunswick NB Fredericton Saint John 1 tháng 7 năm 1867 751.171 71.450 1.458 72.908 tiếng AnhE
tiếng PhápE
10 10
Manitoba MB Winnipeg Winnipeg 15 tháng 7 năm 1870 1.208.268 553.556 94.241 647.797 tiếng AnhA,F 14 6
British Columbia BC Victoria Vancouver 20 tháng 7 năm 1871 4.400.057 925.186 19.549 944.735 tiếng AnhA 36 6
Đảo Hoàng tử Edward PE Charlottetown Charlottetown 1 tháng 7 năm 1873 140.204 5.660 0 5.660 tiếng AnhA 4 4
Saskatchewan SK Regina Saskatoon 1 tháng 9 năm 1905 1.033.381 591.670 59.366 651.036 tiếng AnhA 14 6
Alberta AB Edmonton Calgary 1 tháng 9 năm 1905 3.645.257 642.317 19.531 661.848 tiếng AnhA 28 6
Newfoundland và Labrador NL St. John's St. John's 31 tháng 3 năm 1949 514.536 373.872 31.340 405.212 tiếng AnhA 7 6
Tổng các tỉnh bang &000000003336942300000033.369.423 &00000000054999180000005.499.918 &0000000000563013000000563.013 &00000000060629310000006.062.931 &0000000000000305000000305 &0000000000000102000000102

Ghi chú:

A.^ De facto; tiếng Pháp có địa vị hiến pháp hạn chế
B.^ Hiến chương ngôn ngữ Pháp; tiếng Anh có địa vị hiến pháp hạn chế
C.^ Nova Scotia giải thể các thành phố vào năm 1996 để thay thế bằng các đô thị tự trị khu vực; đô thị tự trị khu vực lớn nhất được sử dụng
D.^ Nova Scotia có rất ít đạo luật song ngữ (ba bằng tiếng Anh và tiếng Pháp; một bằng tiếng Anh và tiếng Ba Lan); một số cơ quan chính phủ có danh xưng luật hóa trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp
E.^ Điều 16 của Hiến chương Canada về quyền lợi và tự do
F.^ Đạo luật Manitoba

Canada có ba lãnh thổ:

Không giống với các tỉnh bang, các lãnh thổ của Canada không có quyền tài phán cố hữu, mà chỉ được chính phủ liên bang ủy nhiệm cho các quyền đó.[37][38][39] Chùng bao gồm toàn bộ đại lục Canada nằm ở phía bắc vĩ tuyến 60° Bắc và phía tây của vịnh Hudson, cùng với toàn bộ các đảo ở phía bắc của đại lục Canada.

Lãnh thổ của Canada
Khu kỳ Khu huy Lãnh thổ Tên viết tắt
bưu chính
Thành phố thủ phủ và lớn nhất[30] Gia nhập liên bang[32] Dân số
(tháng 5 2011)[33]
Diện tích đất liền (km²)[34] Diện tích mặt nước (km²)[34] Tổng diện tích (km²)[34] Ngôn ngữ chính thức Số ghế trong
Hạ nghị viện liên bang[36]
Số ghế trong
Thượng nghị viện liên bang[36]
Các Lãnh thổ Tây Bắc NT Yellowknife 15 tháng 7 năm 1870 41.462 1.183.085 163.021 1.346.106 Chipewyan, Cree, Anh, Pháp, Gwich’in, Inuinnaqtun, Inuktitut, Inuvialuktun, North Slavey, Nam Slavey, Tłįchǫ[40] 1 1
Yukon YT Whitehorse 13 tháng 6 năm 1898 33.897 474.391 8.052 482.443 tiếng Anh
tiếng Pháp[41]
1 1
Nunavut NU Iqaluit 1 tháng 4 năm 1999 31,906 1,936,113 157,077 2,093,190 Inuinnaqtun, Inuktitut,
Anh, Pháp[42]
1 1
Tổng các lãnh thổ &0000000000107265000000107.265 &00000000035935890000003.593.589 &0000000000328150000000328.150 &00000000039217390000003.921.739 &00000000000000030000003 &00000000000000030000003

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ là tên gọi chính phủ Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Abraham Lincoln (và Andrew Johnson tiếp nhiệm trong tháng sau cùng) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ. Sau khi các tiểu bang miền Nam ly khai chính phủ năm 1861, lập chính phủ riêng gọi là Liên minh miền Nam, các tiểu bang còn lại được coi như thuộc phe chính phủ liên bang.

Danh sách các tiểu bang thuộc Liên bang miền Bắc:

California
Connecticut
Delaware*
Illinois
Indiana

Iowa
Kansas
Kentucky*
Maine
Maryland*

Massachusetts
Michigan
Minnesota
Missouri*
Nevada

New Hampshire
New Jersey
New York
Ohio
Oregon

Pennsylvania
Rhode Island
Vermont
Tây Virginia*
Wisconsin

* Các tiểu bang này thuộc vùng giáp ranh. Tại Kentucky và Missouri tuy chính phủ trên giấy tờ vẫn thuộc liên bang miền Bắc, các thành phần có thế lực trong chính quyền lại theo liên minh miền Nam.

Kansas theo gia phập phe miền Bắc ngày 29 tháng 1 năm 1861, sau khi vụ ly khai xảy ra nhưng trước cuộc nội chiến.

Tây Virginia tách khỏi Virginia và theo phe miền Bắc ngày 20 tháng 6 năm 1863.

Nevada gia nhập phe miền Bắc ngày 31 tháng 10 năm 1864.

Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ là chính phủ thành lập từ 11 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ trong những năm Nội chiến (1861–1865).

Tiểu bang Cờ Ly khai Gia nhập
Liên minh
Dưới kiểm soát
Liên bang
Gia nhập
Liên bang
Nam Carolina 20 tháng 12 năm 1860 8 tháng 2 năm 1861 1865 9 tháng 7 năm 1868
Mississippi 9 tháng 1 năm 1861 8 tháng 2 năm 1861 1863 23 tháng 2 năm 1870
Florida 10 tháng 1 năm 1861 8 tháng 2 năm 1861 1865 25 tháng 6 năm 1868
Alabama 11 tháng 1 năm 1861 8 tháng 2 năm 1861 1865 13 tháng 7 năm 1868
Georgia 19 tháng 1 năm 1861 8 tháng 2 năm 1861 1865 Kỳ 1 21 tháng 7 năm 1868;
Kỳ 2 15 tháng 7 năm 1870
Louisiana 26 tháng 1 năm 1861 8 tháng 2 năm 1861 1863 9 tháng 7 năm 1868
Texas 1 tháng 2 năm 1861 2 tháng 3 năm 1861 1865 30 tháng 3 năm 1870
Virginia 17 tháng 4 năm 1861 7 tháng 5 năm 1861 1865;
(1861 Tây Virginia tách riêng)
26 tháng 1 năm 1870
Arkansas 6 tháng 5 năm 1861 18 tháng 5 năm 1861 1864 22 tháng 6 năm 1868
Bắc Carolina 20 tháng 5 năm 1861 21 tháng 5 năm 1861 1865 4 tháng 7 năm 1868
Tennessee 8 tháng 6 năm 1861 2 tháng 7 năm 1861 1863 24 tháng 7 năm 1866
Missouri 31 tháng 10 năm 1861 28 tháng 11 năm 1861 1861 Từ 1861 chính phủ theo Liên bang (không chính thức)
Kentucky
(Russellville Convention)
20 tháng 11 năm 1861 10 tháng 12 năm 1861 1861 Từ 1861 chính phủ theo Liên minh
Lãnh thổ Arizona
(Chính phủ Mesilla, New Mexico)
16 tháng 3 năm 1861 14 tháng 2 năm 1862 1862 Không được nhận là tiểu bang cho đến năm 1912

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. 13 tiểu bang ban đầu là hậu thân của 13 thuộc địa nổi loạn chống sự cai trị của Vương quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hoặc được Chính phủ Hoa Kỳ mua lại từ những quốc gia khác. Ngoại trừ Vermont, Texas và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang. Trừ một khoảng thời gian tạm thời các tiểu bang miền nam ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ, con số các tiểu bang của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thu nhỏ lại.

50 tiểu bang Hiệp chúng Quốc Hoa Kỳ
Tên Cục Bưu điện Hoa Kỳ Cờ Ngày Diện tích (dặm vuông) Dân số (2010) Thủ phủ Thành phố đông dân nhất
Alabama AL 14 tháng 12 năm 1819 52.419 dặm vuông Anh (135.765 km2) 4.779.736 Montgomery Birmingham
Alaska AK 3 tháng 1 năm 1959 663.267 dặm vuông Anh (1.717.854 km2) 710.231 Juneau Anchorage
Arizona AZ 14 tháng 2 năm 1912 113.998 dặm vuông Anh (295.254 km2) 6.392.017 Phoenix Phoenix
Arkansas AR 15 tháng 6 năm 1836 52.897 dặm vuông Anh (137.002 km2) 2.915.918 Little Rock Little Rock
California CA 9 tháng 9 năm 1850 163.700 dặm vuông Anh (423.970 km2) 37.253.956 Sacramento Los Angeles
Colorado CO 1 tháng 8 năm 1876 104.185 dặm vuông Anh (269.837 km2) 5.029.196 Denver Denver
Connecticut CT 9 tháng 1 năm 1788 5.543 dặm vuông Anh (14.356 km2) 3.574.097 Hartford Bridgeport[43]
Delaware DE 7 tháng 12 năm 1787 2.491 dặm vuông Anh (6.452 km2) 897.934 Dover Wilmington
Florida FL 3 tháng 3 năm 1845 65.755 dặm vuông Anh (170.304 km2) 18.801.310 Tallahassee Jacksonville[44]
Georgia GA 2 tháng 1 năm 1788 59.425 dặm vuông Anh (153.909 km2) 9.687.653 Atlanta Atlanta
Hawaii HI 21 tháng 8 năm 1959 10.931 dặm vuông Anh (28.311 km2) 1.360.301 Honolulu Honolulu
Idaho ID 3 tháng 7 năm 1890 83.642 dặm vuông Anh (216.632 km2) 1.567.582 Boise Boise
Illinois IL 3 tháng 12 năm 1818 54.826 dặm vuông Anh (141.998 km2) 12.830.632 Springfield Chicago
Indiana IN 11 tháng 12 năm 1816 36.418 dặm vuông Anh (94.321 km2) 6.483.802 Indianapolis Indianapolis
Iowa IA 28 tháng 12 năm 1846 56.272 dặm vuông Anh (145.743 km2) 3.046.355 Des Moines Des Moines
Kansas KS 29 tháng 1 năm 1861 82.277 dặm vuông Anh (213.096 km2) 2.853.118 Topeka Wichita
Kentucky[45] KY 1 tháng 6 năm 1792 40.409 dặm vuông Anh (104.659 km2) 4.339.367 Frankfort Louisville
Louisiana LA 30 tháng 4 năm 1812 52.271 dặm vuông Anh (135.382 km2) 4.533.372 Baton Rouge New Orleans
Maine ME 15 tháng 3 năm 1820 35.385 dặm vuông Anh (91.646 km2) 1.328.361 Augusta Portland
Maryland MD 28 tháng 4 năm 1788 12.407 dặm vuông Anh (32.133 km2) 5.773.552 Annapolis Baltimore[46]
Massachusetts[45] MA 6 tháng 2 năm 1788 10.554 dặm vuông Anh (27.336 km2) 6.547.629 Boston Boston
Michigan MI 26 tháng 1 năm 1837 97.990 dặm vuông Anh (253.793 km2) 9.883.640 Lansing Detroit
Minnesota MN 11 tháng 5 năm 1858 86.943 dặm vuông Anh (225.181 km2) 5.303.925 Saint Paul Minneapolis
Mississippi MS 10 tháng 12 năm 1817 48.434 dặm vuông Anh (125.443 km2) 2.967.297 Jackson Jackson
Missouri MO 10 tháng 8 năm 1821 69.704 dặm vuông Anh (180.533 km2) 5.988.927 Jefferson City Kansas City[47]
Montana MT 8 tháng 11 năm 1889 147.165 dặm vuông Anh (381.156 km2) 989.415 Helena Billings
Nebraska NE 1 tháng 3 năm 1867 77.420 dặm vuông Anh (200.520 km2) 1.826.341 Lincoln Omaha
Nevada NV 31 tháng 10 năm 1864 110.567 dặm vuông Anh (286.367 km2) 2.700.551 Carson City Las Vegas
New Hampshire NH 21 tháng 6 năm 1788 9.350 dặm vuông Anh (24.217 km2) 1.316.470 Concord Manchester[48]
New Jersey NJ 18 tháng 12 năm 1787 8.729 dặm vuông Anh (22.608 km2) 8.791.894 Trenton Newark[49]
New Mexico NM 6 tháng 1 năm 1912 121.697 dặm vuông Anh (315.194 km2) 2.059.179 Santa Fe Albuquerque
New York NY 26 tháng 7 năm 1788 54.556 dặm vuông Anh (141.299 km2) 19.378.102 Albany Thành phố New York[50]
North Carolina NC 21 tháng 11 năm 1789 53.865 dặm vuông Anh (139.509 km2) 9.535.483 Raleigh Charlotte
North Dakota ND 2 tháng 11 năm 1889 70.762 dặm vuông Anh (183.272 km2) 672.591 Bismarck Fargo
Ohio OH 1 tháng 3 năm 1803 44.825 dặm vuông Anh (116.096 km2) 11.536.504 Columbus Columbus[51]
Oklahoma OK 16 tháng 11 năm 1907 69.960 dặm vuông Anh (181.195 km2) 3.751.351 Oklahoma City Oklahoma City
Oregon OR 14 tháng 2 năm 1859 98.466 dặm vuông Anh (255.026 km2) 3.831.074 Salem Portland
Pennsylvania[45] PA 12 tháng 12 năm 1787 46.055 dặm vuông Anh (119.283 km2) 12.702.379 Harrisburg Philadelphia
Rhode Island[52] RI 29 tháng 5 năm 1790 1.210 dặm vuông Anh (3.140 km2) 1.052.567 Providence Providence
South Carolina SC 23 tháng 5 năm 1788 32.020 dặm vuông Anh (82.931 km2) 4.625.364 Columbia Columbia[53]
South Dakota SD 2 tháng 11 năm 1889 77.184 dặm vuông Anh (199.905 km2) 814.180 Pierre Sioux Falls
Tennessee TN 1 tháng 6 năm 1796 42.181 dặm vuông Anh (109.247 km2) 6.346.105 Nashville Memphis[54]
Texas TX 29 tháng 12 năm 1845 268.820 dặm vuông Anh (696.241 km2) 25.145.561 Austin Houston[55]
Utah UT 4 tháng 1 năm 1896 84.899 dặm vuông Anh (219.887 km2) 2.763.885 Salt Lake City Salt Lake City
Vermont VT 4 tháng 3 năm 1791 9.623 dặm vuông Anh (24.923 km2) 625.741 Montpelier Burlington
Virginia[45] VA 25 tháng 6 năm 1788 42.774 dặm vuông Anh (110.785 km2) 8.001.024 Richmond Virginia Beach[56]
Washington WA 11 tháng 11 năm 1889 71.362 dặm vuông Anh (184.827 km2) 6.724.540 Olympia Seattle
West Virginia WV 20 tháng 6 năm 1863 24.230 dặm vuông Anh (62.755 km2) 1.852.994 Charleston Charleston
Wisconsin WI 29 tháng 5 năm 1848 65.498 dặm vuông Anh (169.639 km2) 5.686.986 Madison Milwaukee
Wyoming WY 10 tháng 7 năm 1890 97.818 dặm vuông Anh (253.348 km2) 563.626 Cheyenne Cheyenne

Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Liên minh các quốc gia Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Liên minh các quốc gia Đức là một liên minh lỏng lẻo gồm các công quốc Đức, được tạo thành theo Đại hội Viên năm 1815 để cùng hợp tác về kinh tế và tiền tệ giữa các công quốc nói tiếng Đức độc lập. Liên minh này là một hành động nhằm giảm sự đối đầu giữa hai cường quốc là Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ. Nước Anh tán thành liên minh này trong hội nghị Viên (hội nghị họp bàn sau khi đánh bại hoàn toàn Napoleon) vì nước này cảm thấy cần phải có một thế lực hòa bình và ổn định tại trung Âu để cản trở những hành động hung hăng của Pháp hoặc Nga. Cuộc đàm phán năm 1848 giữa các quốc gia trong liên minh Đức thất bại, dẫn đến liên minh bị tan rã trong một thời gian ngắn nhưng được thành lập lại năm 1850. Các tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên thống trị trong liên minh là Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ nhằm giành quyền cai trị vùng đất vốn có của Đức đã kết thúc bằng thắng lợi của Phổ sau chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, và sự sụp đổ của Liên minh các quốc gia Đức.

Liên bang Bắc Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund), hình thành tháng 8 năm 1866 với tư cách là một liên minh quân sự của 22 bang miền bắc nước Đức với Vương quốc Phổ là bang đứng đầu. Tháng 7 năm 1867, nó chuyển thành một nhà nước liên bang. Liên bang này đã đưa ra một hiến pháp và đặt nền móng cho Đế chế Đức, sau này Đế chế Đức đã thông qua sử dụng phần lớn hiến pháp và lá cờ của liên bang. Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck đã thiết lập Liên bang Bắc Đức, có lẽ là một sự thỏa hiệp nhằm thống nhất nước Đức mà không có nước Áo.

Danh sách các bang trực thuộc:

Thành Bang Thủ Đô
Vương Quốc (Königreiche)
Phổ (Preußen)

(gồm cả Lauenburg)

Berlin
Saxony (Sachsen) Dresden
Đại Công Quốc (Großherzogtümer)
Hesse (Hessen)

(chỉ có Thượng Hesse, the phần phía bắc sông Main)

Giessen
Mecklenburg-Schwerin Schwerin
Mecklenburg-Strelitz Neustrelitz
Oldenburg Oldenburg
Saxe-Weimar-Eisenach (Sachsen-Weimar-Eisenach) Weimar
Công Quốc (Herzogtümer)
Anhalt Dessau
Brunswick (Braunschweig) Braunschweig
Saxe-Altenburg (Sachsen-Altenburg) Altenburg
Saxe-Coburg and Gotha (Sachsen-Coburg und Gotha) Coburg
Saxe-Meiningen (Sachsen-Meiningen) Meiningen
Thân Vương Quốc (Fürstentümer)
Lippe Detmold
Reuss-Gera (Junior Line) Gera
Reuss-Greiz (Elder Line) Greiz
Schaumburg-Lippe Bückeburg
Schwarzburg-Rudolstadt Rudolstadt
Schwarzburg-Sondershausen Sondershausen
Waldeck and Pyrmont (Waldeck und Pyrmont) Arolsen
Các Thành phố Tự Do (Freie und Hansestädte)
Bremen
Hamburg
Lübeck

Cộng hòa Liên bang Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Nước Đức hiên đại được thành lập từ 16 bang, chúng được gọi chung là Bundesländer, mỗi bang là một thực thể có chủ quyền, có hiến pháp riêng, có nghị viện riêng, có chính quyền riêng, có tòa án riêng. Tuy nhiên theo điều 31 Hiến pháp Đức thì Luật liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang.

Bang Thủ phủ Diện tích (km²) Dân số[57] GDP danh nghĩa (tỷ EUR năm 2015)[58] GDP danh nghĩa bình quân (EUR năm 2015)[58] GDP danh nghĩa bình quân (USD năm 2015)[59]
Baden-Württemberg Stuttgart 35.752 10.569.100 461 42.800 47.500
Bayern München 70.549 12.519.600 550 43.100 47.900
Berlin Berlin 892 3.375.200 125 35.700 39.700
Brandenburg Potsdam 29.477 2.449.500 66 26.500 29.500
Bremen Bremen 404 654.800 32 47.600 52.900
Hamburg Hamburg 755 1.734.300 110 61.800 68.800
Hessen Wiesbaden 21.115 6.016.500 264 43.100 47.900
Mecklenburg-Vorpommern Schwerin 23,174 1,600,300 40 25.000 27.700
Niedersachsen Hanover 47.618 7.779.000 259 32.900 36.600
Nordrhein-Westfalen Düsseldorf 34.043 17.554.300 646 36.500 40.500
Rheinland-Pfalz Mainz 19.847 3.990.300 132 32.800 36.400
Saarland Saarbrücken 2.569 994.300 35 35.400 39.300
Sachsen Dresden 18.416 4.050.200 113 27.800 30.900
Sachsen-Anhalt Magdeburg 20.445 2.259.400 57 25.200 27.800
Schleswig-Holstein Kiel 15.763 2.806.500 86 31.200 34.700
Thüringen Erfurt 16.172 2.170.500 57 26.400 29.300
Đức Berlin 357.376 82.175.684 3025 37.100 41.200

Cộng hòa Liên bang Brasil[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các bang của Brasil:

Cờ hiệu Bang Viết tắt Thủ phủ Diện tích (km²) [Dân số (2005) Mật độ dân số (2005) Tỉ lệ GDP (2007) GDP trên đầu người (R$) (2007) HDI (2005) Tỉ lệ biết chữ (2003) Tỉ lệ tử sơ sinh (2002) Tuổi thọ trung bình (2004)
Acre AC Rio Branco &0000000000152581399999152.581,4 &0000000000656043000000656.043 &00000000000000042999994,30 &00000000057610000000005.761.000 (&00000000000000002000000,2%) &00000000000087890000008.789 &00000000000000007510000,751 84% &000000000000003320000033,2‰ &000000000000007079999970,8
Alagoas AL Maceió &000000000002776770000027.767,7 &00000000030159120000003.015.912 &0000000000000108609999108,61 &000000001779300000000017.793.000 (&00000000000000007000000,7%) &00000000000058580000005.858 &00000000000000006770000,677 70% &000000000000005770000057,7‰ &000000000000006600000066,0
Amapá AP Macapá &0000000000142814600000142.814,6 &0000000000594587000000594.587 &00000000000000041600004,16 &00000000060220000000006.022.000 (&00000000000000002000000,2%) &000000000001025400000010.254 &00000000000000007800000,780 91% &000000000000002489999924,9‰ &000000000000006979999969,8
Amazonas AM Manaus &00000000015707456999991.570.745,7 &00000000032323300000003.232.330 &00000000000000020499992,05 &000000004202300000000042.023.000 (&00000000000000016000001,6%) &000000000001304300000013.043 &00000000000000007800000,780 94% &000000000000002080000020,8‰ &000000000000007340000073,4
Bahia BA Salvador &0000000000564692699999564.692,7 &000000001381533400000013.815.334 &000000000000002446000024,46 &0000000109652000000000109.652.000 (&00000000000000040999994,1%) &00000000000077870000007.787 &00000000000000007420000,742 79% &000000000000003870000038,7‰ &000000000000007140000071,4
Ceará CE Fortaleza &0000000000148825600000148.825,6 &00000000080972760000008.097.276 &000000000000005439999954,40 &000000005033100000000050.331.000 (&00000000000000018999991,9%) &00000000000061490000006.149 &00000000000000007230000,723 78% &000000000000003510000035,1‰ &000000000000006959999969,6
Quận liên bang DF Brasília &00000000000058221000005.822,1 &00000000023331080000002.333.108 &0000000000000400730000400,73 &000000009994600000000099.946.000 (&00000000000000037999993,8%) &000000000004069600000040.696 &00000000000000008740000,874 96% &000000000000001750000017,5‰ &000000000000007490000074,9
Espírito Santo ES Vitória &000000000004607750000046.077,5 &00000000034083650000003.408.365 &000000000000007396999973,97 &000000006034000000000060.340.000 (&00000000000000022999992,3%) &000000000001800300000018.003 &00000000000000008020000,802 90% &000000000000002089999920,9‰ &000000000000007309999973,1
Goiás GO Goiânia &0000000000340086700000340.086,7 &00000000056199170000005.619.917 &000000000000001651999916,52 &000000006521000000000065.210.000 (&00000000000000025000002,5%) &000000000001154800000011.548 &00000000000000008000000,800 90% &000000000000002069999920,7‰ &000000000000007279999972,8
Maranhão MA São Luís &0000000000331983299999331.983,3 &00000000061033270000006.103.327 &000000000000001837999918,38 &000000003160600000000031.606.000 (&00000000000000011999991,2%) &00000000000051650000005.165 &00000000000000006830000,683 77% &000000000000004629999946,3‰ &000000000000006679999966,8
Mato Grosso MT Cuiabá &0000000000903357900000903.357,9 &00000000028032740000002.803.274 &00000000000000031000003,10 &000000004268700000000042.687.000 (&00000000000000016000001,6%) &000000000001495400000014.954 &00000000000000007960000,796 90% &000000000000002150000021,5‰ &000000000000007259999972,6
Mato Grosso do Sul MS Campo Grande &0000000000357125000000357.125,0 &00000000022644680000002.264.468 &00000000000000063399996,34 &000000002812100000000028.121.000 (&00000000000000011000001,1%) &000000000001241100000012.411 &00000000000000008020000,802 91% &000000000000001919999919,2‰ &000000000000007320000073,2
Minas Gerais MG Belo Horizonte &0000000000586528300000586.528,3 &000000001923745000000019.237.450 &000000000000003278999932,79 &0000000241293000000000241.293.000 (&00000000000000090999999,1%) &000000000001251900000012.519 &00000000000000008000000,800 89% &000000000000002080000020,8‰ &000000000000007409999974,1
Pará PA Belém &00000000012476895000001.247.689,5 &00000000069705860000006.970.586 &00000000000000055800005,58 &000000004950700000000049.507.000 (&00000000000000018999991,9%) &00000000000070070000007.007 &00000000000000007550000,755 90% &000000000000002730000027,3‰ &000000000000007140000071,4
Paraíba PB João Pessoa &000000000005643980000056.439,8 &00000000035958860000003.595.886 &000000000000006371000063,71 &000000002220200000000022.202.000 (&00000000000000008000000,8%) &00000000000060970000006.097 &00000000000000007180000,718 75% &000000000000004550000045,5‰ &000000000000006829999968,3
Paraná PR Curitiba &0000000000199314899999199.314,9 &000000001026185600000010.261.856 &000000000000005147999951,48 &0000000161582000000000161.582.000 (&00000000000000060999996,1%) &000000000001571100000015.711 &00000000000000008200000,820 93% &000000000000002069999920,7‰ &000000000000007350000073,5
Pernambuco PE Recife &000000000009831160000098.311,6 &00000000084135930000008.413.593 &000000000000008557999985,58 &000000006225600000000062.256.000 (&00000000000000022999992,3%) &00000000000073370000007.337 &00000000000000007180000,718 79% &000000000000004479999944,8‰ &000000000000006750000067,5
Piauí PI Teresina &0000000000251529200000251.529,2 &00000000030068850000003.006.885 &000000000000001194999911,95 &000000001413600000000014.136.000 (&00000000000000005000000,5%) &00000000000046620000004.662 &00000000000000007030000,703 72% &000000000000003310000033,1‰ &000000000000006820000068,2
Rio de Janeiro RJ Rio de Janeiro &000000000004369609999943.696,1 &000000001538340700000015.383.407 &0000000000000352050000352,05 &0000000296768000000000296.768.000 (&000000000000001119999911,2%) &000000000001924500000019.245 &00000000000000008320000,832 96% &000000000000001950000019,5‰ &000000000000007240000072,4
Rio Grande do Norte RN Natal &000000000005279680000052.796,8 &00000000030030870000003.003.087 &000000000000005688000056,88 &000000002292600000000022.926.000 (&00000000000000009000000,9%) &00000000000076070000007.607 &00000000000000007380000,738 77% &000000000000004189999941,9‰ &000000000000006979999969,8
Rio Grande do Sul RS Porto Alegre &0000000000281748500000281.748,5 &000000001084508700000010.845.087 &000000000000003849000038,49 &0000000176615000000000176.615.000 (&00000000000000065999996,6%) &000000000001668900000016.689 &00000000000000008320000,832 95% &000000000000001540000015,4‰ &000000000000007450000074,5
Rondônia RO Porto Velho &0000000000237576200000237.576,2 &00000000015345940000001.534.594 &00000000000000064599996,46 &000000001500300000000015.003.000 (&00000000000000006000000,6%) &000000000001032000000010.320 &00000000000000007760000,776 92% &000000000000002460000024,6‰ &000000000000007059999970,6
Roraima RR Boa Vista &0000000000224299000000224.299,0 &0000000000391317000000391.317 &00000000000000017400001,74 &00000000041690000000004.169.000 (&00000000000000002000000,2%) &000000000001053400000010.534 &00000000000000007500000,750 91% &000000000000001780000017,8‰ &000000000000006929999969,3
Santa Catarina SC Florianópolis &000000000009534619999995.346,2 &00000000058665680000005.866.568 &000000000000006153000061,53 &0000000104623000000000104.623.000 (&00000000000000038999993,9%) &000000000001783400000017.834 &00000000000000008400000,840 95% &000000000000001819999918,2‰ &000000000000007479999974,8
São Paulo SP São Paulo &0000000000248209399999248.209,4 &000000004044279500000040.442.795 &0000000000000162930000162,93 &0000000902784000000000902.784.000 (&000000000000003389999933,9%) &000000000002266700000022.667 &00000000000000008330000,833 95% &000000000000001739999917,4‰ &000000000000007370000073,7
Sergipe SE Aracaju &000000000002191029999921.910,3 &00000000019677610000001.967.761 &000000000000008981000089,81 &000000001689600000000016.896.000 (&00000000000000006000000,6%) &00000000000087120000008.712 &00000000000000007420000,742 90% &000000000000004060000040,6‰ &000000000000007029999970,3
Tocantins TO Palmas &0000000000277620900000277.620,9 &00000000013057280000001.305.728 &00000000000000047000004,70 &000000001109400000000011.094.000 (&00000000000000004000000,4%) &00000000000089210000008.921 &00000000000000007560000,756 83% &000000000000002839999928,4‰ &000000000000007070000070,7

Liên bang Thụy Sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu Liên bang Thụy Sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu Liên bang Thụy Sĩ là một liên minh lỏng lẻo giữa các quốc gia nhỏ độc lập trong Đế chế La Mã Thần Thánh. Hiến chương Liên bang năm 1291 được đồng thuận giữa các công xã nông thôn Uri, Schwyz và Unterwalden, được cho là văn kiện hình thành liên bang, mặc dù các liên minh tương tự có vẻ tồn tại từ nhiều thập niên trước đó. Đến năm 1353, liên minh tiếp nhận thêm các bang Glarus, Zug và các thành bang Lucerne, Zürich và Bern để hình thành "Liên bang Cũ" gồm tám bang và tồn tại cho đến cuối thế kỷ XV. Việc mở rộng này làm gia tăng quyền lực và thịnh vượng cho liên bang. Đến năm 1460, liên bang kiểm soát hầu hết lãnh thổ nằm về phía nam và phía tây của Sông Rhine cho đến dãy Alpes và dãy Jura, đặc biệt là sau các chiến thắng trước Vương triều Habsburg tại Áo, trước Charles Dũng cảm của Bourgogne trong thập niên 1470, và thành công của các lính đánh thuê Thụy Sĩ.

Kim Liên bang Thụy Sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang ở châu Âu, có 26 bang, mỗi bang như một quốc gia có chủ quyền, có quân đội và đơn vị tiền tệ riêng cho đến khi quốc gia liên bang Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1848. Các bang của Thụy Sĩ hiện nay có quyền tự trị rất cao. Mỗi bang có một hiến pháp riêng, một chính phủ riêng và có tòa án riêng. Các bang đều theo chế độ nghị viện một viện. Tùy theo mỗi bang, số lượng nghị viên có thể từ 58 đến 200 vị. Tùy theo dân số và diện tích mà chức năng hành chính phân cấp cho mỗi bang một khác.

Danh sách các bang:

Cờ Viết tắt Bang Năm[60] Thủ phủ Dân số[61] Diện tích [62] Mật độ dân số [63] Số xã [61] Ngôn ngữ chính thức
Flag of Aargau AG Aargau 1803 Aarau 550900 1404 388 232 Đức
Flag of Appenzell Ausserrhoden AR Appenzell Ausserrhoden 1513 Herisau / Trogen4 53200 243 220 20 Đức
Flag of Appenzell Innerrhoden AI Appenzell Innerrhoden 1513 Appenzell 15000 173 87 6 Đức
Flag of Basel-Country BL Basel-Landschaft 1501 Liestal 261400 518 502 86 Đức
Flag of Basel-City BS Basel-Stadt 1501 Basel 186700 37 5072 3 Đức
Flag of Bern BE Bern 1353 Bern 947100 5959 158 399 Đức, Pháp
Flag of Fribourg FR Fribourg 1481 Fribourg 239100 1671 141 242 Pháp, Đức
Flag of Geneva GE Genève 1815 Genève 414300 282 1442 45 Pháp
Flag of Glarus GL Glarus 1352 Glarus 38300 685 51 28 Đức
Flag of Graubünden GR Graubünden 1803 Chur 185700 7105 26 211 Đức, Romansh, Ý
Flag of Jura JU Jura 1979 Delémont 69100 838 82 83 Pháp
Flag of Lucerne LU Luzern 1332 Luzern 350600 1493 233 107 Đức
Flag of Neuchâtel NE Neuchâtel 1815 Neuchâtel 166500 803 206 62 Pháp
Flag of Nidwalden NW Nidwalden 1291 Stans 38600 276 138 11 Đức
Flag of Obwalden OW Obwalden 1291 Sarnen 32700 491 66 7 Đức
Flag of St. Gallen SG Sankt Gallen 1803 St. Gallen 452600 2026 222 90 Đức
Flag of Schaffhausen SH Schaffhausen 1501 Schaffhausen 73400 298 246 34 Đức
Flag of Schwyz SZ Schwyz 1291 Schwyz 131400 908 143 30 Đức
Flag of Solothurn SO Solothurn 1481 Solothurn 245500 791 308 126 Đức
Flag of Thurgau TG Thurgau 1803 Frauenfeld / Weinfelden 228200 991 229 80 Đức
Flag of Ticino TI Ticino 1803 Bellinzona 311900 2812 110 244 Ý
Flag of Uri UR Uri 1291 Altdorf 35000 1077 33 20 Đức
Flag of Valais VS Valais 1815 Sion 278200 5224 53 160 Pháp, Đức
Flag of Vaud VD Vaud 1803 Lausanne 626200 3212 188 382 Pháp
Flag of Zug ZG Zug 1352 Zug 100900 239 416 11 Đức
Flag of Zürich ZH Zürich 1351 Zürich 1228600 1729 701 171 Đức

Liên bang Áo[sửa | sửa mã nguồn]

Áo là một nước Cộng hòa Liên bang được tạo nên từ chín bang, mỗi bang có hiến pháp riêng, tuy nhiên không được nói ngược lại hiến pháp quốc gia; có quốc hội riêng (Landtagen) (lập pháp), cũng như chính phủ tiểu bang (hành pháp). Tuy nhiên bang không có ngành tư pháp riêng. 5 trong số 9 bang Áo Niederösterreich, Kärnten, Steiermark, Tirol, Salzburg đã hình thành từ thời Trung cổ, Oberösterreich được độc lập dưới thời hoàng đế Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh năm 1783/84; Vorarlberg trước đó là một phần của Tirol và trở thành độc lập năm 1861; 1921 thêm vào bang Burgenland, trước đó là một phần của Hungary. Vào năm 1922, Wien được tách rời ra khỏi Niederösterreich và trở thành một bang riêng.

Bang Thủ phủ Dân số Diện tích (km²) Mật độ dân số Thành phố Đô thị
1 Viên 1.707.000 414,65 4.113,3 1 0
2 Lower Austria Sankt Pölten 1.609.800 19.186,26 83,9 75 498
3 Upper Austria Linz 1.412.300 11.979,91 117,9 32 412
4 Styria Graz 1.208.900 16.401,04 73,7 34 508
5 Tyrol Innsbruck 708.900 12.640,17 56,1 11 268
6 Carinthia Klagenfurt 560.700 9.538,01 58,8 17 115
7 Salzburg Salzburg 531.800 7.156,03 74,3 10 109
8 Vorarlberg Bregenz 370.200 2.601,12 142,3 5 91
9 Burgenland Eisenstadt 284.000 3.961,80 71,7 13 158

Cộng hòa Bolivariana Venezuela[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn bộ đất nước Venezuela được chia thành 23 tiểu bang (estados):

Số thứ tự Bang Thủ phủ
1 Amazonas Puerto Ayacucho
2 Anzoategui Barcelona
3 Apure San Fernando de Apure
4 Aragua Maracay
5 Barinas Barinas
6 Bolivar Ciudad Bolívar
7 Carabobo Valencia
8 Cojedes San Carlos
9 Delta Amacuro Tucupita
10 Falcón Santa Ana de Coro
11 Guarico San Juan De Los Morros
12 Lara Barquisimeto
13 Mérida Mérida
14 Miranda Los Teques
15 Monagas Maturin
16 Nueva Esparta La Asuncion
17 Portuguesa Guanare
18 Sucre Cumana
19 Táchira San Cristobal
20 Trujillo Trujillo
21 Vargas La Guaira
22 Yaracuy San Felipe
23 Zulia Maracaibo

Liên bang Micronesia[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Micronesia nằm ở khu vực có tên Micronesia, khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ chia thành bảy lãnh thổ. Từ Micronesia có thể chỉ đến Liên bang này mà cũng có thể chỉ đến toàn bộ khu vực, mặc dù sự thiếu một chính phủ tập trung khiến nó là một tập hợp các bang có chủ quyền, chứ không phải một quốc gia.

Bốn bang trong liên bang là:

Cờ Bang Thủ phủ Diện tích[64] Dân số[65] Mật độ dân số
Flag of Chuuk Chuuk Weno 127 km² 53.595 420 / km²
Flag of Kosrae Kosrae Tofol 110 km² 7.686 70 / km²
Flag of Kosrae Pohnpei Kolonia 346 km² 34.486 100 / km²
Flag of Yap Yap Colonia 118 km² 11.241 95 / km²

Liên bang Úc[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang hóa Úc là một quá trình mà sáu thuộc địa tự quản của Anh Quốc gồm: Queensland, New South Wales, Victoria, Tasmania, Nam Úc, và Tây Úc tạo thành một quốc gia. Các lãnh thổ duy trì các hệ thống chính phủ (và cơ quan lập pháp) mà họ phát triển khi còn là các thuộc địa riêng biệt, song họ cũng chấp thuận có một chính phủ liên bang chịu trách nhiệm đối với các sự vụ liên quan đến toàn quốc. Khi Hiến pháp Úc có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, các thuộc địa trở thành các bang của Thịnh vượng chung Úc.

Các nỗ lực nhằm liên bang hóa vào giữa thế kỷ 19 bị kìm hãm do thiếu ủng hộ đại chúng cho phong trào. Một số hội nghị được tổ chức vào thập niên 1890 và phát triển một hiến pháp cho Thịnh vượng chung. Thủ tướng New South Wales là Henry Parkes là người bang trợ quá trình này. FijiNew Zealand nguyên là bộ phận trong quá trình, song hai lãnh thổ quyết định không gia nhập liên bang.

Tây Ban Nha[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng hành chính (tiếng Tây Ban Nha: Comunidad autónoma, trực dịch ra tiếng Việt là cộng đồng tự trị, vùng tự chủ,...) là đơn vị hành chính địa phương cao nhất ở Tây Ban Nha. Các vùng hành chính được hình thành vào năm 1978 như một phần của chương trình phân quyền ở nước này sau khi chế độ của Franco sụp đổ. Vùng hành chính có quyền tự chủ rất cao về lập pháp và hành pháp. Họ có chính quyền riêng và hội đồng địa phương riêng. Việc phân vùng và chức năng được phân cấp cho mỗi vùng tùy thuộc vào nhiều yếu tố gồm dân số, kinh tế, xã hội, lịch sử của chúng.

Toàn Tây Ban Nha có 17 vùng hành chính, trong mỗi vùng có thể có một hoặc vài tỉnh, sau đây là danh sách 17 vùng hành chính của Tây Ban Nha:

  1. Andalucía
  2. Aragón
  3. Principado de Asturias
  4. Islas Baleares
  5. País Vasco
  6. Islas Canarias
  7. Castilla-La Mancha
  8. Castilla y León
  9. Cataluña
  10. Extremadura
  11. Galicia
  12. La Rioja
  13. Comunidad de Madrid
  14. Región de Murcia
  15. Comunidad Foral de Navarra
  16. Comunidad Valenciana

Ngoài ra Tây Ban Nha còn có hai thành phố tự chủ ở châu PhiCeutaMelilla và có 5 lãnh thổ tự chủ ở gần Marrocco (Plazas de soberanía). Các vùng hành chính và thành phố tự chủ của Tây Ban Nha lại nhóm thành 8 nhóm liên vùng. Mỗi nhóm nay là một vùng cấp một của Liên minh châu Âu.

Cộng hòa Liên bang Nigeria[sửa | sửa mã nguồn]

Nigeria được chia thành ba mươi sáu tiểu bang và một Lãnh thổ Thủ đô liên bang, các tiểu bang bao gồm:

  1. Anambra,
  2. Enugu,
  3. Akwa Ibom,
  4. Adamawa,
  5. Abia,
  6. Bauchi,
  7. Bayelsa,
  8. Benue,
  9. Borno,
  10. Cross River,
  11. Delta,
  12. Ebonyi,
  13. Edo,
  14. Ekiti,
  15. Gombe,
  16. Imo,
  17. Jigawa,
  18. Kaduna,
  19. Kano,
  20. Katsina,
  21. Kebbi,
  22. Kogi,
  23. Kwara,
  24. Lagos,
  25. Nasarawa,
  26. Niger,
  27. Ogun,
  28. Ondo,
  29. Osun,
  30. Oyo,
  31. Plateau,
  32. Rivers,
  33. Sokoto,
  34. Taraba,
  35. Yobe,
  36. Zamfara.

Khu vực Lãnh thổ Thủ đô Liên bang: Abuja

Liên bang Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp hành chính địa phương thứ nhất là bang và lãnh thổ liên bang. Nếu như bang là các đơn vị hành chính có chính quyền được bầu ra, thì lãnh thổ liên bang là các đơn vị có chính quyền do Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm (ngoại trừ hai vùng lãnh thổ liên bang là Delhi và Puducherry vẫn có chính quyền do dân bầu). Hiện Ấn Độ có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang.

Danh sách 29 bang
STT Bang Mã ISO 3166-2[66] Ngày thành lập Dân số Diện tích
(km²)
Ngôn ngữ
chính
thủ phủ thành phố lớn nhất
(nếu không phải là thủ phủ)
Số Huyện mật độ dân số
1 Andhra Pradesh AP 1 tháng 11, 1956 49,386,799 160,205 Tiếng Telugu, Tiếng Urdu, Tiếng Anh Hyderabad
(tạm thời)
Amaravati
13 308
2 Arunachal Pradesh AR 20 tháng 2, 1987 1,382,611 83,743 Tiếng Anh Itanagar 16 17
3 Assam AS 15 tháng 8, 1947 31,169,272 78,550 Tiếng Assamese, Tiếng Bodo (tiếng địa phương), Tiếng Karbi Dispur Guwahati 27[67] 397
4 Bihar BR 1 tháng 4, 1912 103,804,637 99,200 Hindi, Urdu, tiếng Maithili, Magadhi Patna 38[68] 1102
5 Chhattisgarh CT 1 tháng 11, 2000 25,540,196 135,194 Chattisgarhi, Hindi Raipur 16 189
6 Goa GA 30 tháng 5, 1987 1,457,723 3,702 Tiếng Konkani Panaji Vasco da Gama 2 394
7 Gujarat GJ 1 tháng 5, 1960 60,383,628 196,024 Tiếng Gujarati, Hindi, Tiếng Anh Gandhinagar Ahmedabad 25 308
8 Haryana HR 1 tháng 11, 1966 25,353,081 44,212 Hindi, Haryanvi (tiếng địa phương) Chandigarh
(thủ phủ chung với vùng lãnh thổ liên bang)
Faridabad 21 573
9 Himachal Pradesh HP 25 tháng 1, 1971 6,856,509 55,673 Hindi Shimla 12 123
10 Jammu và Kashmir JK 26 tháng 10, 1947 12,548,926 222,236 Urdu,[69] Kashmiri, Dogri Srinagar (summer)
Jammu (winter)
14 124
11 Jharkhand JH 15 tháng 11, 2000 32,966,238 74,677 Hindi Ranchi Jamshedpur 24 414
12 Karnataka KA 1 tháng 11, 1956 61,130,704 191,791 Kannada Bangalore 30 319
13 Kerala KL 1 tháng 11, 1956 33,387,677 38,863 Malayalam, English Thiruvananthapuram 14 859
14 Madhya Pradesh MP 1 tháng 11, 1956 72,597,565 308,252 Hindi Bhopal Indore 45 236
15 Maharashtra MH 1 tháng 5, 1960 112,372,972 307,713 Marathi Mumbai 35 365
16 Manipur MN 21 tháng 1, 1972 2,721,756 22,347 Manipuri Imphal 9 122
17 Meghalaya ML 21 tháng 1, 1972 2,964,007 22,720 Khasi, Pnar, Garo, Hindi, English Shillong 7 132
18 Mizoram MZ 20 tháng 2, 1987 1,091,014 21,081 Mizo Aizawl 8 52
19 Nagaland NL 1 tháng 12, 1963 1,980,602 16,579 English Kohima Dimapur 11 119
20 Orissa [70] OR 1 tháng 4, 1936 41,947,358 155,820 tiếng Oriya Bhubaneswar 30 269
21 Punjab PB 1 tháng 11, 1966 27,704,236 50,362 tiếng Punjabi, Hindi Chandigarh
(thủ phủ chung với vùng lãnh thổ liên bang)
Ludhiana 17 550
22 Rajasthan RJ 1 tháng 11, 1956 68,621,012 342,269 Hindi Jaipur 32 201
23 Sikkim SK 16 tháng 5, 1975 607,688 7,096 tiếng Nepali, Bhutia, Lepcha, Limbu, Newari, Kulung,[cần dẫn nguồn] Gurung, Manggar, Sherpa, Tamang, Sunwar Gangtok 4 86
24 Tamil Nadu TN 26 tháng 1, 1950 72,138,958 130,058 Tamil Chennai 32 480
25 Telangana TG 2 tháng 6, 2014 35,193,978 114,840 Telugu, Urdu]] Hyderabad 10 307
26 Tripura TR 21 tháng 1, 1972 3,671,032 10,491.69 Bengali, Tripuri Agartala 4 555
27 Uttar Pradesh UL 26 tháng 1, 1950 199,581,477 243,286 Hindi, Urdu[71] Lucknow Kanpur 72 828
28 Uttarakhand UT 9 tháng 11, 2000 10,116,752 53,566 Hindi, Sanskrit Dehradun (interim) 13 189
29 Tây Bengal WB 1 tháng 11, 1956 91,347,736 88,752 Bengali, Anh Kolkata 18 1,029
Danh sách Lãnh Thổ Liên Bang
Lãnh Thổ ISO 3166-2 code[66] Dân số Official
ngôn ngữ
thủ phủ Thành phố lớn nhất Số Huyện Số Vùng Số Xã Mật độ dân số tỉ lệ biết chữ(%) dân thành thị tỉ lệ giới tính
Quần đảo Andaman và Nicobar AN 379,944 Hindi, Tamil, Telugu, English Port Blair 2 547 3 46 86.27 32.6 878
Chandigarh CH 1,054,686 Hindi, English, Punjabi Chandigarh 1 24 1 9,252 86.43 89.8 818
Dadra và Nagar Haveli DN 342,853 Hindi, Gujarati, Tiếng Anh Silvassa 1 70 2 698 77.65 22.9 775
Daman và Diu DD 242,911 Marathi, Gujarati, Tiếng Anh, Hindi Daman và Diu 2 23 2 2169 87.07 36.2 618
Lakshadweep LD 64,429 Malayalam, English Kavaratti Andrott 1 24 3 2013 92.28 44.5 946
Delhi DL 16,753,235 Delhi 9 165 62 11,297 86.34 93.2 866
Pondicherry PY 1,244,464 Tiếng Pháp, Tamil, Telugu (regional), Malayalam (regional) Pondicherry 4 92 6 2,598 86.55 66.6 1,038

Hợp chủng quốc México[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang México hiện nay được tạo nên bởi sự liên minh giữa 32 thực thể liên bang, các thực thể liên bang lại chia thành các hạt (municipios) hoặc khu hành chính (delegaciones). Các bang của México có quyền tự chủ với trung ương và độc lập với nhau. Bang có hệ thống luật pháp riêng của mình, có cả hiến pháp riêng (nhưng không mâu thuẫn với hiến pháp liên bang). Các bang tự bầu ra thống đốc bang và hội đồng bang. Trong quốc hội liên bang, mỗi bang sẽ có ba thượng nghị sĩ trong đó 2 người đại diện cho nhóm đa số của bang và 1 người đại diện cho nhóm thiểu số của bang.

STT Bang Cờ Thủ phủ Thành phố lớn nhất Diện tích[72] Dân số (2009)[73] Bang thứ
(theo ngày gia nhập liên bang)
Ngày gia nhập
liên bang
1 Aguascalientes Aguascalientes Aguascalientes 0056185.618 km² (2.169,1 mi²) 01.135.016 0&000000000000002400000024 1819121405-02-1857[74]
2 Baja California Mexicali Tijuana 07144671.446 km² (27.585,5 mi²) 03.122.408 0&000000000000002900000029 1819121416-01-1952[75]
3 Baja California Sur La Paz La Paz 07392273.922 km² (28.541,4 mi²) 0558.425 0&000000000000003100000031 1819121408-10-1974[76]
4 Campeche San Francisco de Campeche San Francisco de Campeche 05792457.924 km² (22.364,6 mi²) 0791.322 0&000000000000002500000025 1819121429-04-1863[77]
5 Chiapas Tuxtla Gutiérrez Tuxtla Gutiérrez 07328973.289 km² (28.297 mi²) 04.483.886 0&000000000000001900000019 1819121414-09-1824[78]
6 Chihuahua Chihuahua Ciudad Juárez 247455247.455 km² (95.542,9 mi²) 03.376.062 0&000000000000001800000018 1819121406-07-1824[78]
7 Coahuila Saltillo Torreón 151563151.563 km² (58.518,8 mi²) 02.615.574 0&000000000000001600000016 1819121407-05-1824[78]
8 Colima Colima Manzanillo 0056255.625 km² (2.171,8 mi²) 0597.043 0&000000000000002300000023 1819121409-12-1856[79][80]
9 Durango Victoria de Durango Victoria de Durango 123451123.451 km² (47.664,7 mi²) 01.547.597 0&000000000000001700000017 1819121422-05-1824[78]
10 Guanajuato Guanajuato León 03060830.608 km² (11.817,8 mi²) 05.033.276 0&00000000000000020000002 1819121420-12-1823[78]
11 Guerrero Chilpancingo
de los Bravo
Acapulco de Juárez 06362163.621 km² (24.564,2 mi²) 03.143.292 0&000000000000002100000021 1819121427-10-1849[81]
12 Hidalgo Pachuca de Soto Pachuca de Soto 02084620.846 km² (8.048,7 mi²) 02.415.461 0&000000000000002600000026 1819121416-01-1869[82]
13 Jalisco Guadalajara Guadalajara 07859978.599 km² (30.347,2 mi²) 06.989.304 0&00000000000000090000009 1819121423-12-1823[78]
14 México Toluca de Lerdo Ecatepec de Morelos 02235722.357 km² (8.632,1 mi²) 014.739.060 0&00000000000000010000001 1819121420-12-1823[78]
15 Michoacán Morelia Morelia 05864358.643 km² (22.642,2 mi²) 03.971.225 0&00000000000000050000005 1819121422-12-1823[78]
16 Morelos Cuernavaca Cuernavaca 0048934.893 km² (1.889,2 mi²) 01.668.343 0&000000000000002700000027 1819121417-04-1869[83]
17 Nayarit Tepic Tepic 02781527.815 km² (10.739,4 mi²) 0968.257 0&000000000000002800000028 1819121426-01-1917[84]
18 Nuevo León Monterrey Monterrey 06422064.220 km² (24.795,5 mi²) 04.420.909 0&000000000000001500000015 1819121407-05-1824[78]
19 Oaxaca Oaxaca de Juárez Oaxaca de Juárez 09379393.793 km² (36.213,7 mi²) 03.551.710 0&00000000000000030000003 1819121421-12-1823[78]
20 Puebla Puebla de Zaragoza Puebla de Zaragoza 03429034.290 km² (13.239,4 mi²) 05.624.104 0&00000000000000040000004 1819121421-12-1823[78]
21 Querétaro Santiago de Querétaro Santiago de Querétaro 01168411.684 km² (4.511,2 mi²) 01.705.267 0&000000000000001100000011 1819121423-12-1823[78]
22 Quintana Roo Chetumal Cancún 04236142.361 km² (16.355,7 mi²) 01.290.323 0&000000000000003000000030 1819121408-10-1974[85]
23 San Luis Potosí San Luis Potosí San Luis Potosí 06098360.983 km² (23.545,7 mi²) 02.479.450 0&00000000000000060000006 1819121422-12-1823[78]
24 Sinaloa Culiacán Rosales Culiacán Rosales 05737757.377 km² (22.153,4 mi²) 02.650.499 0&000000000000002000000020 1819121414-10-1830[86]
25 Sonora Hermosillo Hermosillo 179503179.503 km² (69.306,5 mi²) 02.499.263 0&000000000000001200000012 1819121410-01-1824[78]
26 Tabasco Villahermosa Villahermosa 02473824.738 km² (9.551,4 mi²) 02.045.294 0&000000000000001300000013 1819121407-02-1824[78]
27 Tamaulipas Ciudad Victoria Reynosa 08017580.175 km² (30.955,7 mi²) 03.174.134 0&000000000000001400000014 1819121407-02-1824[78]
28 Tlaxcala Tlaxcala de Xicohténcatl Vicente Guerrero 0039913.991 km² (1.540,9 mi²) 01.127.331 0&000000000000002200000022 1819121409-12-1856[87]
29 Veracruz Xalapa-Enríquez Veracruz 07182071.820 km² (27.729,9 mi²) 07.270.413 0&00000000000000070000007 1819121422-12-1823[78]
30 Yucatán Mérida Mérida 03961239.612 km² (15.294,3 mi²) 01.909.965 0&00000000000000080000008 1819121423-12-1823[78]
31 Zacatecas Zacatecas Fresnillo 07553975.539 km² (29.165,8 mi²) 01.380.633 0&000000000000001000000010 1819121423-12-1823[78]
STT Tên Cờ Diện tích Dân số (2009)[73] Ngày thành lập
32 Thành phố Mexico
Ciudad de México
0 1,485 km²
(573.4 sq mi)
08.720.916 1819121418-11-1824[88]

Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Xô là một liên bang của các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết liên kết tự do, theo như hiến pháp. Trên thực tế, Liên Xô là một nhà nước tập trung cao độ trong hầu hết thời gian tồn tại của nó.

Map of the Union Republics from 1956-1991

Cộng hòa Thành viên
từ
Dân số
(1989)
Tỷ lệ
dân số(%)
Diện tích
(km²)
(1991)
Tỷ lệ/
diện tích
(%)
Thủ đô

Quốc gia
độc lập
Số

Flag of Russian SFSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga 1922 &0000000147386000000000147.386.000 &000000000000005139999951,40 &000000001707540000000017.075.400 &000000000000007662000076,62 Moskva  Nga 1
Flag of Ukrainian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina 1922 &000000005170674600000051.706.746 &000000000000001803000018,03 &0000000000603700000000603.700 &00000000000000027100002,71 Kiev
(Kharkiv before 1934)
 Ukraina 2
Flag of Uzbekistan SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan 1924 &000000001990600000000019.906.000 &00000000000000069400006,94 &0000000000447400000000447.400 &00000000000000020099992,01 Tashkent
(Samarkand trước năm 1930)
 Uzbekistan 4
Flag of Kazakhstan SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan 1936 &000000001671190000000016.711.900 &00000000000000058300005,83 &00000000027273000000002.727.300 &000000000000001224000012,24 Almaty  Kazakhstan 5
Flag of Belarusian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia 1922 &000000001015180600000010.151.806 &00000000000000035400003,54 &0000000000207600000000207.600 &00000000000000009300000,93 Minsk  Belarus 3
Flag of Azerbaijan SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan 1936 &00000000070379000000007.037.900 &00000000000000024500002,45 &000000000008660000000086.600 &00000000000000003900000,39 Baku  Azerbaijan 7
Flag of Georgian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia 1936 &00000000054008410000005.400.841 &00000000000000018799991,88 &000000000006970000000069.700 &00000000000000003100000,31 Tbilisi  Gruzia 6
Flag of Tajikistan SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan 1929 &00000000051120000000005.112.000 &00000000000000017800001,78 &0000000000143100000000143.100 &00000000000000006400000,64 Dushanbe  Tajikistan 12
Flag of Moldovan SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia 1940 &00000000043376000000004.337.600 &00000000000000015100001,51 &000000000003384300000033.843 &00000000000000001500000,15 Chişinău  Moldova 9
Flag of Kyrgyzstan SSR Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirghizia 1936 &00000000042578000000004.257.800 &00000000000000014800001,48 &0000000000198500000000198.500 &00000000000000008900000,89 Bishkek  Kyrgyzstan 11
Flag of Lithuanian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva 1940 &00000000036897790000003.689.779 &00000000000000012900001,29 &000000000006520000000065.200 &00000000000000002900000,29 Vilnius  Litva 8
Flag of Turkmenistan SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia 1924 &00000000035227000000003.522.700 &00000000000000012299991,23 &0000000000488100000000488.100 &00000000000000021899992,19 Ashgabat  Turkmenistan 14
Flag of Armenian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia 1936 &00000000032877000000003.287.700 &00000000000000011499991,15 &000000000002980000000029.800 &00000000000000001300000,13 Yerevan  Armenia 13
Flag of Latvian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia 1940 &00000000026665670000002.666.567 &00000000000000009300000,93 &000000000006458900000064.589 &00000000000000002900000,29 Riga  Latvia 10
Flag of Estonian SSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia 1940 &00000000015656620000001.565.662 &00000000000000005500000,55 &000000000004522600000045.226 &00000000000000002000000,20 Tallinn  Estonia 15
  Sự kiện Chiếm lĩnh các quốc gia Baltic vào năm 1940 bị một số quốc gia phương Tây xem là chiếm đóng bất hợp pháp và không bao giờ công nhận, bao gồm Hoa Kỳ và các tổ chức như Liên minh châu Âu.[89][90][91] Liên Xô chính thức công nhận ba quốc gia này độc lập vào ngày 6 tháng 9 năm 1991, trước khi bản thân tan rã.

Liên Bang Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Nước cộng hòa Lục địa Dân tộc đại diện Tỷ lệ dân tộc đại diện trong Dân số cộng hòa (2002) Dân tộc đại diện: Nhóm ngôn ngữ Dân tộc đại diện: Tôn giáo chính Tỷ lệ dân tộc Nga trong Dân số cộng hòa (2002) Dân số (2002)
Adygea (Адыгея, Адыгэ) Âu Adyghe 24.2% Caucasian Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo 64.5% 447.000
Altai (Алтай) Á Altay 33.5% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo, Burkhan giáo, Phật giáo Tây Tạng, Saman giáo 57.4% 203.000
Bashkortostan (Башкортостан, Башҡортостан) Âu Bashkir 29.8% Ngữ tộc Turk Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo 36.3% 4.104.000
Buryatia (Бурятия, Буряад) Á Buryat 28.1% Ngữ hệ Mông Cổ Chính thống giáo, Phật giáo Tây Tạng 67.8% 981.000
Chechnya (Чеченская Республика, Нохчийчоь) Âu Chechen2 93.5% Caucasian Hồi giáo Sunni 3.7% 1.104.000
Chuvashia (Чувашская Республика, Чăваш Республики) Âu Chuvash 67.7% Ngữ tộc Turk Chính Thống giáo Nga, Hồi giáo, Saman giáo 26.5% 1.314.000
Crimea/Krym (Крым) Âu Tatar Krym 10.6% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo, Hồi giáo 67.9% 2,284,769
Dagestan (Дагестан) Âu 10 dân tộc bản địa3 86.6% Caucasian,Ngữ tộc Turk5 Hồi giáo Sunni 4.7% 2.577.000
Ingushetia (Ингушетия, ГӀалгӀай Мохк) Âu Ingush2 77.3% Caucasian Hồi giáo Sunni 1.2% 467.000
Kabardino-Balkaria (Кабардино-Балкарская Республика, Къэбэрдей-Балъкъэр, Къабарты-Малкъар) Âu Kabard, Balkars 67% (Kabardin 55.3%, Balkars 11.6%) Caucasian,Ngữ tộc Turk Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo Nga6 25.1% 901.000
Kalmykia (Калмыкия, Хальмг Таңһч) Âu Kalmyk 53.3% Ngữ hệ Mông Cổ Chính thống giáo, Phật giáo Tây Tạng 33.6% 292.000
Karachay-Cherkessia (Карачаево-Черкесская Республика) Âu Karachai, Cherkess 50% (Karachai 38.5%, Cherkess 11.3%) Ngữ tộc Turk, Caucasian Hồi giáo Sunni 33.6% 439.000
Karelia (Карелия, Karjala) Âu Karelians (related to Finns) 9.2% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 76.6% 716.000
Khakassia (Хакасия) Á Khakas 12.0% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo Nga 80.3% 546.000
Komi (Коми) Âu Komi people 25.2% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 59.6% 1.019.000
Mari El (Марий Эл) Âu Mari 42.9% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 47.5% 728.000
Mordovia (Мордовия) Âu Mordvin 31.9% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 60.8% 889.000
Bắc Ossetia-Alania (Северная Осетия-Алания, Цӕгат Ирыстоны Аланийы) Âu Ossetian 62.7% Ngữ chi Iran Chính thống giáo Nga 23.2% 710.000
Sakha (Yakutia) (Саха (Якутия)) Á Yakut 45.5% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo Nga, Saman giáo 41.2% 949.000
Tatarstan (Татарстан) (also called Tataria or Tartary) Âu Tatar 52.9% Ngữ tộc Turk Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo 39.5% 3.779.000
Tyva (Тыва) Á Tuvans 77.0% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo, Phật giáo Tây Tạng, Saman giáo 20.1% 306.000
Udmurtia (Удмуртская Республика, Удмурт Элькун) Âu Udmurts 29.3% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 60.1% 1.570.000
Ghi chú:
  1. Kabardino-Balkaria, Karachay-Cherkessia, và Dagestan có nhiều hơn một dân tộc đại diện.
  2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết tự trị Chechen-Ingush có hai dân tộc đại diện cho tới khi chia tách thành hai nước Cộng hòa Chechnya và Ingushetia năm 1991.
  3. Mười dân tộc bản địa của Dagestan gồm: Aguls, Avars, Dargins, Kumyks, Laks, Lezgins, Nogais, Rutuls, Tabasarans, và Tsakhurs.
  4. Các số liệu dân số trong bảng này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng
  5. Các ngôn ngữ Balkars, Karachai, KumyksNogais thuộc nhóm ngôn ngữ của người Turk; các ngôn ngữ Aguls, Avars, Cherkess, Dargins, Laks, Lezgins, Rutuls, Tabasarans, và Tsakhurs thuộc nhóm ngôn ngữ Caucasian
  6. người Kabardin và một nhóm nhỏ người Balkars theo đạo Hồi, còn một nhóm người Balkars theo đạo Chính thống Nga

Gruzia[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thành phần Gruzia có 2 nước cộng hòa tự trị (avtonomiuri respublika) và một quận tự trị. Hiện tại, vị thế của Nam Ossetia, một quận hành chính tự trị trước kia, cũng được gọi là vùng Tskhinvali, đang được đàm phán với chính phủ ly khai được Nga ủng hộ. Thung lũng Kodori là phần duy nhất của Abkhazia vẫn còn dưới quyền kiểm soát thực tế của Gruzia.

Azerbaijan[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thành phần Azerbaijan có 1 nước cộng hòa trị:

Uzbekistan[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thành phần Uzbekistan có 1 nước cộng hòa tự trị:

Moldova[sửa | sửa mã nguồn]

Saint Kitts và Nevis[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn đảo Nevis có một hiến pháp đảm bảo quyền ly khai khỏi Liên bang St Kitts và Nevis để trở thành quốc gia có chủ quyền. Điều này được quy định tại mục 113 của Hiến pháp Kitt/Nevis. Một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập được tổ chức tại Nevis vào ngày 10 tháng 8 năm 1998, với 62% cử tri Nevis ủng hộ, song nó ở dưới mức hai phần ba theo như hiến pháp yêu cầu.[92]

Liên bang Nam Tư[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Nam Tư thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Nam Tư thứ nhất còn gọi là: Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene...nó bao gồm:

Nhà nước này được thành lập năm 1918 bằng việc kết hợp quốc gia lâm thời Nhà nước Slovene, Croat và Serb, từ lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung cũ, với Vương quốc Serbia độc lập. Vương quốc Montenegro sáp nhập với Serbia chỉ năm ngày sau đó, trong khi các khu vực Kosovo, VojvodinaMacedonia đã là một phần của Serbia trước khi sáp nhập.

Liên bang Nam Tư thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 31 tháng 1 năm 1946, hiến pháp mới của Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư, theo hình thức hiến pháp Liên bang Xô viết, thành lập sáu nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, một Tỉnh Xã hội Chủ nghĩa Tự trị và một Quận Xã hội Chủ nghĩa Tự trị từng là một phần của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Serbia. Thủ đô liên bang đặt tại Belgrade. Các nước Cộng hòa và các Tỉnh gồm (theo thứ tự chữ cái):

Tên gọi
Thủ đô
Quốc kỳ
Vị trí
1.Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina Sarajevo
2.Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia Zagreb
3.Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Macedonia Skopje
4.Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Montenegro Titograd*
5.Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia
5a.Tỉnh Xã hội Chủ nghĩa Tự trị Kosovo
5b.Tỉnh Xã hội Chủ nghĩa Tự trị Vojvodina
Belgrade
Priština
Novi Sad
6.Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia Ljubljana

(* hiện là Podgorica)

Năm 1974, hai tỉnh Vojvodina và Kosovo-Metohija (tỉnh sau khi ấy đã được nâng cấp lên vị thế một tỉnh), cũng như các nước cộng hòa Bosna và Hercegovina và Montenegro, được trao quyền tự trị lớn hơn tới mức tiếng Albaniatiếng Hungary đã được chính thức công nhận là các ngôn ngữ thiểu số và tiếng Serbo-Croat của Bosna và Montenegro đã biến đổi thành một hình thức dựa trên kiểu nói của người dân địa phương mà không phải là các ngôn ngữ tiêu chuẩn của Zagreb và Belgrade.

VojvodinaKosovo-Metohija là một phần của nước Cộng hòa Serbia. Nước này đã giữ khoảng cách với Liên bang Xô viết năm 1948 (cf. CominformInformbiro) và đã bắt đầu con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của riêng mình dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Josip Broz Tito. Nhà nước này chỉ trích cả Khối phương Đông và các quốc gia NATO, và đã cùng các nước khác lập ra Phong trào không liên kết năm 1961, và liên tục là thành viên của tổ chức này cho tới khi bị giải tán.

Liên bang Nam Tư thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Liên bang Nam Tư là một quốc gia kế tục của Liên bang Nam Tư, tồn tại từ năm 1992 đến năm 2006, là liên minh giữa SerbiaMontenegro tại đông nam châu Âu trên bán đảo Balkan. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Beograd (hiện tại là thủ đô của Serbia).

Diện tích 102.350 km², dân số 10.829.175 người (2005), mật độ dân 105/km², ngôn ngữ sử dụng là tiếng Serb, GDP 40,52 tỷ đô la, thu nhập đầu người: 4.858 đô la.

Serbia lớn hơn nhiều và đông dân hơn Montenegro. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập vào ngày 3 tháng 6 năm 2006. Hai ngày sau đó, tức ngày 5 tháng 6, Serbia cũng tuyên bố độc lập. Liên minh Serbia và Montenegro tan rã.

Bosna và Hercegovina[sửa | sửa mã nguồn]

Bosna và Hercegovina có nhiều cấp độ cơ cấu chính trị dưới cơ cấu chính phủ liên bang, cấp độ quan trọng nhất trong số đó là sự phân chia quốc gia thành hai thực thể:

  1. Liên bang Bosna và Hercegovina (Liên bang được thành lập cùng với việc ký Hiệp định Washington vào ngày 18 tháng 3 năm 1994, Hiệp định này thành lập các thực thể chính trị hợp thành và hoạt động cho đến tháng 10 năm 1996. Liên bang ngày nay có thủ đô, chính phủ, tổng thống, nghị viện, cơ quan thuế và cơ quan cánh sát riêng. Ngoài ra còn có hệ thống bưu điện riêng và hãng hàng không quốc gia riêng (BH Airlines). Liên bang có quân đội của mình, Quân đội Liên bang Bosna và Hercegovina, mặc dù cùng với Quân đội Cộng hòa Srpska, lực lượng này đã là thành phần hợp nhất đầy đủ của Lực lượng vũ trang Bosna và Hercegovina, được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Bosna và Hercegovina vào ngày 6 tháng 6 năm 2006).
  2. Cộng hòa Serbia thuộc Bosna và Hercegovina (được hình thành từ cuộc chiến tranh Bosnia, đa số người dân sống ở đây là người Serbia. Hiến pháp Cộng hòa Srpska định nghĩa cộng hòa là một lãnh thổ thống nhất, không thể chia cắt và không thể nhượng lại và là thực thể hợp pháp hoạt động độc lập cùng với các chức năng lập hiến, lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình. Hội đồng Quốc gia và Chính phủ Cộng hòa Srpska được đặt ở Banja Luka, mặc dù Sarajevo vẫn giữ vai trò là thủ đô chính thức).

Tiệp Khắc[sửa | sửa mã nguồn]

Tiệp Khắc là một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa) gồm:

  1. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc
  2. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak

Từ năm 1990–1992 chuyển thể thành một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa SécCộng hòa Slovak.

Liên Bang Đông Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 10 năm 1887, Liên bang Đông Dương được chính thức thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp với bốn thuộc địa là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia; Lào gia nhập vào năm 1893 và Quảng Châu Loan được sáp nhập năm 1900. Thủ phủ của Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, sau chuyển ra Hà Nội năm 1902. Liên bang Đông Dương được đặt dưới quyền của hai cơ quan ở chính quốc Pháp. Nam Kỳ, Cao Miên và Lào phụ thuộc Bộ Thuộc địa Pháp dưới sự cai trị quân sự trong khi Trung và Bắc Kỳ phụ thuộc Bộ Ngoại giao Pháp do của nhà chức trách dân sự.

  1. Nam Kỳ (Cochinchine)
  2. Bắc Kỳ (Tonkin)
  3. Trung Kỳ (Annam)
  4. Lào (Laos)
  5. Campuchia (Cambodge)
  6. Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan).

Liên bang Tây Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Tây Phi được thành lập vào năm 1895, diện tích rộng khoảng 4.689.000 km² (phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc Sahara). Lúc đầu chỉ có 4 xứ Sénégal, Soudan thuộc Pháp, Guinée thuộc Pháp và Côte d'Ivoire. Đứng đầu liên bang là tổng toàn quyền, lúc đầu đóng ở Saint-Louis (Sénégal) về sau đóng ở Dakar (cũng thuộc Sénégal). Các xứ khác lần lượt gia nhập sau, tổng cộng 8 xứ thuộc địa của Phápchâu Phi gồm:

  1. Mauritanie
  2. Sénégal
  3. Soudan thuộc Pháp (nay là Mali)
  4. Guinée thuộc Pháp (nay là Guinée)
  5. Côte d'Ivoire
  6. Niger
  7. Thượng Volta (nay là Burkina Faso)
  8. Dahomey (nay là Bénin)

Cộng hòa Ả Rập Thống nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là liên minh chính trị giữa Cộng hòa Ai CậpCộng hòa Syria. Liên minh được thành lập vào năm 1958 và tan rã vào năm 1961 khi Syria rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn tiếp tục mang quốc hiệu là "Cộng hòa Ả Rập Thống nhất" cho đến năm 1971. Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là Gamal Abdel Nasser. Trong giai đoạn 1958-1960, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất cùng Vương quốc Mutawakkilite Yemen là các chủ thể cấu thành Hợp chúng quốc Ả Rập.

Hợp chúng quốc Ả Rập[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chúng quốc Ả Rập là bang liên giữa Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (gồm Ai Cập và Syria) với Vương quốc Mutawakkilite Yemen. Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là một quốc gia có chủ quyền thành lập trên cơ sở liên minh giữa Ai Cập và Syria vào năm 1958. Ngày 8 tháng 3 cùng năm, Vương quốc Yemen (trước đó đã ký hiệp ước quốc phòng với Ai Cập) cùng với Cộng hòa Ả Rập Thống nhất ký hiệp ước lập ra một bang liên (confederation) lỏng lẻo có tên gọi là Hợp chúng quốc Ả Rập. Đứng đầu bang liên là một Hội đồng Tối cao gồm các nhà lãnh đạo mỗi quốc gia. Ngoài ra còn có một Hội đồng Liên bang và các cơ quan cấp dưới cùng phối hợp các chính sách đối ngoại, quốc phòng, văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất và Vương quốc Mutawakkilite Yemen vẫn giữ nguyên hình thức chính phủ của riêng mình, và trong đa số trường hợp là giữ nguyên đại diện ngoại giao riêng ở nước ngoài. Chẳng những vậy, Vương quốc Mutawakkilite Yemen có quyền phủ quyết các quyết định ảnh hưởng tới nước này và vẫn giữ nguyên quân đội riêng. Do mối quan hệ trở nên lạnh nhạt với Ai Cập mà vào tháng 6 năm 1961, các đại diện của Yemen được lệnh rời khỏi Hội đồng Liên bang vĩnh viễn, Hợp chúng quốc Ả Rập chính thức giải thể vào tháng 12 cùng năm sau khi Syria và Yemen lần lượt rời liên bang.

Liên bang tiểu vương quốc các nước Ả Rập thống nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được chia thành bảy tiểu vương quốc. Dubai là Tiểu vương quốc đông dân nhất với 35,6% dân số UAE. Tiểu vương quốc Abu Dhabi chiếm 31,2%, nghĩa là hơn hai phần ba dân số UAE sống ở Abu Dhabi và Dubai.

Abu Dhabi có diện tích 67.340 km², chiếm 86,7% tổng diện tích của đất nước, không bao gồm các đảo. Nó có đường bờ biển kéo dài hơn 400 km và được chia thành ba khu vực chính. Tiểu vương quốc Dubai kéo dài dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư của UAE khoảng 72 km. Dubai có diện tích 3.885 km², tương đương với 5% tổng diện tích của đất nước, không bao gồm các đảo. Tiểu vương quốc Sharjah kéo dài dọc theo khoảng 16 km bờ biển Vịnh Ba Tư và sâu 80 km vào nội địa. Các tiểu vương quốc phía bắc bao gồm Fujairah, Ajman, Ras al-KhaimahUmm al-Qaiwain tất cả có tổng diện tích 3881 km².

Cờ Tiểu vương quốc Thủ đô Dân số Diện tích
2018 % (km²) %
Abu Dhabi Abu Dhabi 2.784.490 29,0% 67.340 86,7%
Ajman Ajman 372.922 3,9% 259 0,3%
Dubai Dubai 4.177.059 42,8% 3.885 5,0%
Fujairah Fujairah 152.000 1,6% 1.165 1,5%
Ras al-Khaimah Ras al-Khaimah 416.600 4,3% 2.486 3,2%
Sharjah Sharjah 2.374.132 24,7% 2,590 3.3%
Umm al-Quwain Umm al-Qaiwain 72.000 0,8% 777 1%
Các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất
Abu Dhabi 9.599.353 100% 77.700 100%

Liên bang Miến Điện[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc hành chính các bang, vùng và khu vực tự trị được quy định trong Hiến pháp thông qua 2008.[93]

Tên Tiếng Miến Điện Thủ phủ Cờ ISO[94] Khu vực Dân số Diện tích (km²) Dạng
Ayeyarwady ဧရာဝတီတိုင်းဒေသကြီး Pathein MM-07 Hạ 6.663.000 35.138 Vùng
Vùng Bago ပဲခူးတိုင်းဒေသကြီး Bago MM-02 Hạ 5.099.000 39.404 Vùng Hành chính
Chin ချင်းပြည်နယ် Hakha MM-14 Miền Tây 480.000 36.019 Bang
Kachin ကချင်ပြည်နယ် Myitkyina MM-11 Miền Bắc 1.270.000 89.041 Bang
Kayah ကယားပြည်နယ် Loikaw MM-12 Miền Đông Nam 259,000 11,670 Bang
Bang Kayin ကရင်ပြည်နယ် Pa-an MM-13 Miền Nam 1.431.377 30.383 Bang
Magway မကွေးတိုင်းဒေသကြီး Magwe MM-03 Miền Trung 4.464.000 44.819 Vùng hành chính
Mandalay မန္တလေးတိုင်းဒေသကြီး Mandalay MM-04 Miền Trung 7.627.000 37.021,29 Vùng hành chính
Mon မွန်ပြည်နယ် Mawlamyaing MM-15 Miền Nam 2.466.000 12.155 Bang
Rakhine ရခိုင်ပြည်နယ် Sittwe MM-16 Miền Tây 2.744.000 36.780 Bang
Shan ရှမ်းပြည်နယ် Taunggyi MM-17 Miền Đông 4.851.000 155.801 Bang
Sagaing စစ်ကိုင်းတိုင်းဒေသကြီး Sagaing MM-01 Miền Bắc 5.300.000 93.527 Vùng hành chính
Tanintharyi တနင်္သာရီတိုင်းဒေသကြီး Dawei MM-05 Miền Nam 1.356.000 43.328 Vùng Hành chính
Yangon ရန်ကုန်တိုင်းဒေသကြီး Yangon MM-06 Hạ 5.560.000 10.170 Vùng hành chính
Lãnh thổ Liên bang Naypyidaw နေပြည်တော် ပြည်တောင်စုနယ်မြေ Naypyidaw Miền Trung 925.000 2.724 Lãnh thổ liên bang

Liên bang Mã Lai[sửa | sửa mã nguồn]

Liên bang Mã Lai gồm 11 bang (chín bang Mã Lai và hai khu định cư Eo biển Penang và Malacca) tồn tại từ ngày 31 tháng 1 năm 1948 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1963. Liên bang độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957, Tập hợp các bang nguyên thuộc Liên bang Malaya hiện được gọi là Malaysia bán đảo. Hiệp định Liên bang Malaya được chế định từ Hội nghị Pleno Anh-Mã từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946. Cuối phiên họp, Hội nghị Pleno ban hành một "Sách Xanh" có 100 trang. Hiệp định Liên bang Malaya được các quân chủ Mã Lai và đại diện của chính phủ Anh Quốc là Edward Gent ký kết vào ngày 21 tháng 1 năm 1948 tại King House. Hiệp định này thay thế cho hiệp định thành lập Liên hiệp Malaya, và chuẩn bị cho việc thiết lập Liên bang Malaya vào ngày 1 tháng 2 năm 1948. Vị thế của các quân chủ Mã Lai cũng được khôi phục.

Sudan[sửa | sửa mã nguồn]

Các bang của Cộng hòa Sudan:

Cộng hòa Sudan từ ngày 9 tháng 7 năm 2010 gồm 15 bang.

Các bang của Cộng hòa Nam Sudan:

Vào ngày 9 tháng 7 năm 2011, 10 bang miền nam trở thành quốc gia Nam Sudan độc lập. 10 bang này được chia thành 86 Quận.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hội đồng Tây Bắc Âu. website Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ Bộ Ngoại giao Hoàng gia Đan Mạch, Factsheet Denmark: Greenland Lưu trữ 2011-07-26 tại Wayback Machine.
  3. ^ Thủ tướng Quần đảo Faroe. "About the Faroe Islands Lưu trữ 2012-12-05 tại Wayback Machine". Truy cập 8 tháng 3 năm 2011
  4. ^ Bộ Ngoại giao Hoàng gia Đan Mạch. Factsheet Denmark – the Faroes Lưu trữ 2010-03-31 tại Wayback Machine.
  5. ^ Chính phủ Đan Mạch.[Còn mơ hồ ] "Denmark in Brief Lưu trữ 2011-12-02 tại Wayback Machine".
  6. ^ "Đạo luật về Chính phủ tự trị Greenland 2008" đề cập tới Greenland như một "dân tộc" và "Đạo luật Tự trị địa phương Greenland 1978" đề cập đến Greenland như một "cộng đồng".
  7. ^ “Loi organique n°2004-192 du 27 février 2004” (bằng tiếng Pháp). Legifrance.gouv.fr. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ Regions and territories: French Polynesia BBC, ngày 11 tháng 12 năm 2010, retrieved ngày 8 tháng 3 năm 2011
  9. ^ “Décision n° 2004-490 DC du 12 février 2004”. Conseil-constitutionnel.fr. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  10. ^ “Netherlands Antilles no more - Stabroek News - Guyana”. Stabroek News. ngày 9 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  11. ^ “Article 1 of the Charter for the Kingdom of the Netherlands”. Lexius.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  12. ^ “Dutch Ministry of the Interior and Kingdom Relations -Aruba”. English.minbzk.nl. ngày 24 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ St Martin News Network ngày 18 tháng 11 năm 2010
  14. ^ “Dutch Ministry of the Interior and Kingdom Relations - New Status”. English.minbzk.nl. ngày 1 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  15. ^ Chính phủ Quần đảo Cook. "The Cook Islands Government Online Lưu trữ 2011-08-31 tại Wayback Machine". Truy cập 8 tháng 3 năm 2011.
  16. ^ Australian Government. "AusAid Lưu trữ 2012-01-17 tại Wayback Machine". Truy cập 8 tháng 3 năm 2008.
  17. ^ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc. "Niue Lưu trữ 2011-12-09 tại Wayback Machine". Truy cập 8 tháng 3 năm 2011.
  18. ^ "Hiến pháp Quần đảo Cook".
  19. ^ "Hiến pháp Niue".
  20. ^ "New Zealand legislation - Cook Islands".
  21. ^ "New Zealand legislation - Niue".
  22. ^ Number 10.gov.uk. "Countries within a Country." Lưu trữ 2008-02-09 tại Wayback Machine
  23. ^ Office for National Statistics. "Glossary".
  24. ^ Statistics.gov.uk. "2001 British Census". Lưu trữ 2012-06-30 tại Wayback Machine
  25. ^ British Embassy in the United States of America. "Countries in the UK". Lưu trữ 2010-01-31 tại Wayback Machine
  26. ^ Năm mà Elizabeth II từ bỏ tôn hiệu Nữ vương Anh, Ireland, vv. và thay bằng tôn hiệu Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, vv.
  27. ^ "Poland." Encyclopædia Britannica. 2009. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập 20 Feb. 2009
  28. ^ Heritage: Interactive Atlas: Polish–Lithuanian Commonwealth. For population comparisons, see also those maps: [1] Lưu trữ 2013-02-17 tại Wayback Machine, [2] Lưu trữ 2013-02-17 tại Wayback Machine
  29. ^ Yale Richmond, From Da to Yes: Understanding the East Europeans, Intercultural Press, 1995, p. 51
  30. ^ a b “Provinces and Territories”. Government of Canada. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  31. ^ Place name (2013). “Census Profile”. Statistic Canada. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  32. ^ a b Reader's Digest Association (Canada); Canadian Geographic Enterprises (2004). The Canadian Atlas: Our Nation, Environment and People. Douglas & McIntyre. tr. 41. ISBN 978-1-55365-082-9.
  33. ^ a b “Population and dwelling counts, for Canada, provinces and territories, 2011 and 2006 censuses”. Statistic Canada. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |https://web.archive.org/web/20181226132943/https://www12.statcan.gc.ca/census-recensement/2011/dp-pd/hlt-fst/pd-pl/Table-Tableau.cfm?LANG= (trợ giúp)
  34. ^ a b c d e f “Land and freshwater area, by province and territory”. Statistics Canada. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.
  35. ^ Olivier Coche, François Vaillancourt, Marc-Antoine Cadieux, Jamie Lee Ronson (2012). “Official Language Policies of the Canadian Provinces” (PDF). Fraser Institute. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  36. ^ a b c d “Guide to the Canadian House of Commons”. Parliament of Canada. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  37. ^ “Northwest Territories Act”. Department of Justice Canada. 1985. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013.
  38. ^ “Yukon Act”. Department of Justice Canada. 2002. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013.
  39. ^ Department of Justice Canada (1993). “Nunavut Act”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2007.
  40. ^ Northwest Territories Official Languages Act, 1988 Lưu trữ 2005-04-08 tại Wayback Machine (as amended 1988, 1991-1992, 2003)
  41. ^ “OCOL - Statistics on Official Languages in Yukon”. Office of the Commissioner of Official Languages. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  42. ^ “Nunavut's Official Languages”. Language Commissioner of Nunavut. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  43. ^ The Hartford-West Hartford-Willimantic Combined Statistical Area is the most populous metropolitan area in Connecticut.
  44. ^ The Miami-Fort Lauderdale-Miami Beach Metropolitan Statistical Area is the most populous metropolitan area in Florida.
  45. ^ a b c d Official name calls it a commonwealth
  46. ^ Baltimore City and the 12 Maryland Quận of the Washington-Baltimore-Northern Virginia Combined Statistical Area form the most populous metropolitan region in Maryland.
  47. ^ The City of Saint Louis and the 8 Missouri Quận of the St. Louis-St. Charles-Farmington Combined Statistical Area form the most populous metropolitan region in Missouri.
  48. ^ The 5 southeastern New Hampshire Quận of the Boston-Worcester-Manchester Combined Statistical Area form the most populous metropolitan region in New Hampshire.
  49. ^ The 13 northern New Jersey Quận of the New York-Newark-Bridgeport Combined Statistical Area form the most populous metropolitan region in New Jersey.
  50. ^ New York City is the most populous city in the United States.
  51. ^ The Cleveland-Akron-Elyria Combined Statistical Area is the most populous metropolitan area in Ohio.
  52. ^ Full name is State of Rhode Island and Providence Plantations
  53. ^ The Greenville-Spartanburg-Anderson Combined Statistical Area is the most populous metropolitan area in South Carolina.
  54. ^ The Nashville-Davidson-Murfreesboro-Columbia Combined Statistical Area is the most populous metropolitan area in Tennessee.
  55. ^ The Dallas-Fort Worth Combined Statistical Area is the most populous metropolitan area in Texas.
  56. ^ The 10 Virginia Quận and 6 Virginia cities of the Washington-Baltimore-Northern Virginia Combined Statistical Area form the most populous metropolitan region in Virginia.
  57. ^ “Bevölkerungszahlen 2011 und 2012 nach Bundesländern” (bằng tiếng Đức). Statistisches Bundesamt Deutschland. tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  58. ^ a b “Gross domestic product – at current prices – 1991 to 2015” (bằng tiếng Anh). Statistische Ämter des Bundes und der Länder. ngày 5 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  59. ^ “Historical Exchange Rates Tool & Forex History Data - OFX”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  60. ^ Năm thành lập hoặc tham gia liên bang
  61. ^ a b Tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2001.
  62. ^ Km vuông.
  63. ^ Người/Km vuông.
  64. ^ “FSM government website - Geography”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2007.
  65. ^ “FSM government website - Population”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  66. ^ a b “Code List: 3229”. UN/EDIFACT. GEFEG. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2012.
  67. ^ “Assam”. National Portal of India. National Informatics Centre, Govt. of India. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  68. ^ “Districts of Bihar”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2009.
  69. ^ “Information about Offical Languages India, Offical Languages India 2015”. Truy cập 28 tháng 2 năm 2015.
  70. ^ “Orissa's new name is Odisha”. The Times Of India. ngày 24 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  71. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  72. ^ “INEGI”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  73. ^ a b “CONAPO”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  74. ^ “Calendario de Eventos Cívicos - Febrero”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  75. ^ “Transformación Política de Territorio Norte de la Baja California a Estado 29”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  76. ^ “Secretaria de Educación Publica”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  77. ^ “Secretaria de Educación Publica”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  78. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s (bang) “La Diputación Provincial y El Federalismo Mexicano” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Đã bỏ qua tham số không rõ |&pg= (trợ giúp)
  79. ^ “Portal Ciudadano de Baja California”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  80. ^ “Universidad de Colima”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  81. ^ “Erección del Estado de Guerrero”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  82. ^ “Congreso del Estado Libre y Soberano de Hidalgo”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  83. ^ “Enciclopedia de los Municipios de México”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  84. ^ “Gobierno del Estado de Tlaxcala”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  85. ^ “Gobierno del Estado de Quintana Roo”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  86. ^ “500 años de México en documentos”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  87. ^ “Portal Gobierno del Estado de Tlaxcala”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  88. ^ “Conmemora la Secretaría de Cultura el 185 Aniversario del Decreto de Creación del Distrito Federal”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2019.
  89. ^ European parliament: Resolution on the situation in Estonia, Latvia and Lithuania (No C 42/78) (1983). Official Journal of the European Communities. European Parliament.
  90. ^ Aust, Anthony (2005). Handbook of International Law. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-53034-7.
  91. ^ Ziemele, Ineta (2005). State Continuity and Nationality: The Baltic States and Russia. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 90-04-14295-9.
  92. ^ Electoral Office - Government of Saint Kitts and Nevis
  93. ^ http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a1/Constitution_of_Myanmar_of_2008.pdf
  94. ^ ISO 3166-2:MM (Mã ISO 3166-2 cho các đơn vị của Myanma)