Bước tới nội dung

Lâm Phú

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lâm Phú
Xã Lâm Phú
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnLang Chánh
Trụ sở UBNDBản Đôn
Thành lập1963[1]
Địa lý
Diện tích62,23 km²[2]
Dân số (2009)
Tổng cộng4.201 người[2]
Mật độ68 người/km²
Dân tộcThái, Mường, Kinh
Khác
Mã hành chính15052[3]

Lâm Phú là một thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Lâm Phú nằm ở phía tây bắc của huyện Lang Chánh, dọc theo hai bờ sông Âm, có vị trí địa lý:

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dân số xã Lâm Phú là 3.808 người[4].

Đến tháng 8 năm 2009, dân số của xã Lâm Phú là 4.201 người. Thành phần dân tộc gồm: người Thái chiếm 96,93%, người Mường chiếm 2%, người Kinh chiếm 1,07 %[2].

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Lâm Phú trước đây được chia thành 9 bản: Tiến, Buốc, Chiềng Ngày,Poọng,Chiềng Đôn, Cháo, Pi, Tiên, Nà Đang.

Đến năm 2020 hai bản Cháo và Pi được sáp nhập thành bản Cháo Pi Và Lâm Phú hiện nay có 8 bản.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất thuộc xã Lâm Phú ngày nay, trước Cách mạng tháng Tám (1945), thuộc địa bàn hai xã Tái Dương và Lâm Luận, tổng Yên Thọ, châu Lang Chánh.

Thời kì 1945-1948, hai xã sáp nhập thành xã Lâm Dương, gồm đất của mường Đôn và mường Ngày.[5]

Cuối năm 1948, xã Lâm Dương và xã Tam Kỳ sáp nhập thành Lê Lai.[5]

Năm 1963, xã Lê Lai chia thành hai xã là Lâm Phú và Tam Văn[1], tên gọi Lâm Phú chính thức có từ đây.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Quyết định số 121-NV ngày 25 tháng 6 năm 1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ VNDCCH.
  2. ^ a b c Địa chí huyện Lang Chánh, tr 105.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  5. ^ a b Địa chí huyện Lang Chánh, tr 104.
  • Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
  • Mai Thị Hồng Hải (chủ biên). Địa chí huyện Lang Chánh. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2010.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]