Lưu Bình Nhưỡng
![]() | Bài viết này liên quan đến một sự kiện đang diễn ra. Thông tin có thể thay đổi nhanh chóng khi các sự kiện đang diễn ra, và tin tức ban đầu có thể không đáng tin cậy. Các bản cập nhật cuối cùng cho bài viết này có thể không phản ánh những thông tin mới nhất. |
Lưu Bình Nhưỡng | |
---|---|
![]() | |
Chức vụ | |
Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 18 tháng 7 năm 2018 – nay (5 năm, 129 ngày) |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 5 năm 2016 – 19 tháng 7 năm 2021 (5 năm, 58 ngày) |
Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội | |
Thông tin chung | |
Sinh | 4 tháng 2 năm 1963 |
Nghề nghiệp | giảng viên, chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Tiến sĩ Luật kinh tế |
Website | https://www.facebook.com/luu.binhnhuong |
Quê quán | xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. |
Lưu Bình Nhưỡng (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1963) là một tiến sĩ Luật, giảng viên đại học, chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016-2021), Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Thụy Sĩ, từng là Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội khóa 14 (tới năm 2018)[1] Trên cương vị là đại biểu Quốc hội, ông đã có những phát ngôn gây tranh cãi, châm ngòi cho nhiều tranh luận trong dư luận và tại nghị trường[2].
Tiểu sử
Lưu Bình Nhưỡng sinh ngày 4 tháng 2 năm 1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Ông có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Luật Kinh tế, trình độ chính trị là Cao cấp Lí luận Chính trị - Hành chính.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24 tháng 8 năm 1987.
Ông từng là Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Tính đến năm 2010, ông đã có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Sau đó ông làm Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp; tham mưu cho Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Vụ trưởng, Trưởng ban kiêm Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo).[3][4]
Ông từng là Đại biểu Quốc hội chuyên trách trung ương, Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội khóa 14, thành viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (sau khi chuyển sang Ban Dân nguyện ông không làm Ủy viên Thường trực), Phó trưởng Ban Dân nguyện, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Thụy Sĩ.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14
Tháng 5 năm 2016, ông lần đầu tiên tham gia tranh cử vào vị trí Đại biểu Quốc hội ở tỉnh Bến Tre và đã trúng cử.[4]
Sáng ngày 21 tháng 11 năm 2017, thảo luận dự luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, ông đề nghị bố trí kê khai tài sản và kiểm soát tài sản những người từ khi họ bắt đầu vào ngạch công chức. Ông không tán thành việc bổ sung kiểm soát tham nhũng khu vực ngoài nhà nước vào dự thảo luật sửa đổi.[5]
Ủng hộ tố cáo qua điện thoại, email
Sáng ngày 24 tháng 5 năm 2018, tại buổi Thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, ông phản bác ý kiến của hơn 20 đại biểu khác và cho rằng nhà chức trách không thể vì ngại khó khăn mà thoái thác việc cho phép công dân tố cáo qua điện thoại, email.[6]
Truy thu thuế người đã chết
Ngày 26 tháng 5 năm 2018, ông kiến nghị Bộ Tài chính "rà soát kỹ người chết nào thì người thừa kế vẫn phải nộp thuế".[7] nhằm tránh việc lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế và chống thất thu thuế.
Bấm nút thông qua Luật An ninh mạng
Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Lưu Bình Nhưỡng cho biết ông đã bấm nút thông qua Luật An ninh mạng với lí do ông bức xúc với những thông tin chống đối đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên mạng xã hội.[8][9][10]
Phó Trưởng ban Dân nguyện
Từ ngày 17 tháng 9 năm 2018, Lưu Bình Nhưỡng khi đang là Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.[11]
Trong phiên họp quốc hội ngày 26/3/2021 ông phát biểu:
“ | Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, đặc biệt không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực, chia chác nguồn lực của đất nước.[12] | ” |
Thôi tái cử đại biểu Quốc hội khoá XV
Ông Lưu Bình Nhưỡng không được giới thiệu tái cử đại biểu Quốc hội khoá XV (2021-2026), vì quá tuổi theo Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương.
Bị khởi tố, bắt tạm giam
Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nhưỡng tối ngày 14 tháng 11 năm 2023, về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự, liên quan tới vụ án Phạm Minh Cường.[13] Từ năm 2020 đến 2022, Cường và đồng bọn đã chiếm đoạt được của các doanh nghiệp khai thác cát ở Thái Bình số tiền hàng tỉ đồng thông qua tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền.[14]
Phát ngôn
- Tháng 5/2018, khi thảo luận về luật thuế, ông phát biểu một nội dung gây tranh cãi:
“ |
Chết không có nghĩa là hết nghĩa vụ đóng thuế. |
” |
— Báo Lao động, 26/5/2018[15] |
- Năm 2017, ông phát ngôn rằng "tội hối lộ không phải là tội tham nhũng" vì người hối lộ chưa hẳn đã là chủ thể tham nhũng, vì tham nhũng là tội phạm chức vụ, chủ thể đặc biệt, còn người hối lộ không nhất thiết là quan chức, có thể chỉ là người bình thường đi hối lộ cho quan chức. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đã phê bình rằng ông Lưu Bình Nhưỡng vốn là luật sư nhưng lại hiểu sai luật, rằng luật Phòng chống tham nhũng đã quy định hối lộ cũng là hành vi tham nhũng.[16]
- Tháng 9/2018, sau khi xảy ra việc 7 người sử dụng ma túy chết ở một lễ hội âm nhạc tại Hà Nội, ông từng có phát biểu hàm ý bênh vực hành vi sử dụng ma túy, khiến nhiều người chỉ trích:
“ |
Thực ra câu chuyện các cá nhân chọn “lắc” hay không “lắc” (ma túy) là vấn đề thuộc về quyền con người.[17] |
” |
- Trong kỳ họp Quốc hội tháng 11/2018, ông dẫn ra số liệu rằng các cơ quan điều tra đã có những vi phạm chiếm tỷ lệ rất lớn, và kết luận rằng ngành Công an đã "sai phạm khủng khiếp" trong thực hiện tố tụng.
“ | Đối với lĩnh vực công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%... | ” |
— BBC, 15/11/2023[18] |
Ý kiến của ông gây tranh cãi gay gắt ngay tại nghị trường, một số đại biểu khác chỉ ra rằng ông đã tự tính toán ra những số liệu đó, nhưng lại tính sai (ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhầm lẫn trong bội số, nên tính ra những con số về sai phạm rất lớn khiến nhiều người dân hiểu sai vấn đề, gây hoang mang lo lắng). Nhiều đại biểu phản đối và muốn tranh luận với ông đến cùng, nhiều cử tri gọi điện chất vấn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải yêu cầu các đại biểu dừng tranh cãi và nói “đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã châm ngòi cho quá nhiều tranh luận tại hội trường”.[2][19] Ông Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng ông Lưu Bình Nhưỡng cần phải đính chính khi đưa ra phát ngôn không chính xác, gây hiểu nhầm về các cơ quan điều tra, bởi phát ngôn sai lệch như vậy "rõ ràng về mặt lý thuyết lẫn thực tế là không thể chấp nhận được".[2]
- “Cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo cao cấp, mà không khiêm tốn, thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, như là chúa rừng xanh, thái độ như tuần phủ, tri phủ, chánh tổng… Có người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vun vén đủ thứ, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, thậm chí cờ bạc thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách, thì thử hỏi, sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng và ủng hộ?” (Tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội ngày 30/5/2019[20])
Tác phẩm
Sách
Nội dung mở rộng
|
---|
|
Bài báo
Nội dung mở rộng
|
---|
|
Đề tài khoa học
Nội dung mở rộng
|
---|
|
Chú thích
- ^ “ĐB Lưu Bình Nhưỡng”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b c Đại biểu Quốc hội tranh luận về con số làm "dậy sóng" trong lực lượng công an
- ^ “Ý kiến về báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao”. VTV. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
- ^ a b "Làm đại biểu Quốc hội đừng vì sự nổi tiếng của bản thân"
- ^ Anh Vũ (21 tháng 11 năm 2017). “Bố, mẹ đẻ quan chức cũng phải kê khai tài sản!”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2017.
- ^ Bảo Hà (24 tháng 5 năm 2018). “Tranh luận việc người dân được quyền tố cáo qua điện thoại”. Báo VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2018.
- ^ Đặng Chung (26 tháng 5 năm 2018). “Đại biểu Quốc hội kiến nghị: Cần tiếp tục truy thu thuế của người đã chết”. Báo Lao động. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.
- ^ “'Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN'”. BBC Tiếng Việt. 2018-06-12. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ Ngọc Thành/VOV.VN. “Luật An ninh mạng: "Xã hội đang rất cần thì phải bấm nút thông qua"”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 2018-06-12. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ Đặng Chung. “Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Luật An ninh mạng tập trung chống tội phạm công nghệ cao”. Báo Lao động. 2018-06-12. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ Viết Tuân (ngày 22 tháng 9 năm 2018). “Ông Lưu Bình Nhưỡng giữ chức Phó trưởng Ban dân nguyện”. VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
- ^ Không được biến Quốc hội thành 'phòng kín' để chia chác quyền lực, Báo Thanh niên, 27/03/2021
- ^ Nhóm phóng viên (15 tháng 11 năm 2023). “Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt”. Truy cập Ngày 15 tháng 11 năm 2023.
- ^ Khánh Linh, Tiến Thắng (17 tháng 5 năm 2023). “Giang hồ Cường 'quắt' tại Thái Bình tiếp tục bị khởi tố”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập Ngày 15 tháng 11 năm 2023.
- ^ Lê Phương. “ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói rõ về "người chết vẫn phải đóng thuế"”. Báo Lao động Online. 2018-05-28. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.
- ^ Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Tôi nghĩ chính phân tích của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhầm lẫn
- ^ PCT Hà Nội Ngô Văn Quý có nên đi thăm nạn nhân vụ lễ hội âm nhạc?
- ^ “Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt”. BBC. 2023-11-15.
- ^ Tranh luận nóng sau phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về lực lượng công an
- ^ https://vietnamfinance.vn/nhung-phat-ngon-day-song-mot-thoi-cua-ong-luu-binh-nhuong-20180504224291612.htm.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Liên kết ngoài
- Sinh năm 1963
- Nhân vật còn sống
- Họ Lưu Việt Nam
- Người Thái Bình
- Tiến sĩ Luật Việt Nam
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV do Trung ương giới thiệu
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Bến Tre
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV chuyên trách trung ương
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV trúng cử lần đầu
- Phó trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam