Lethrinus atkinsoni

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lethrinus atkinsoni
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. atkinsoni
Danh pháp hai phần
Lethrinus atkinsoni
Seale, 1910

Lethrinus atkinsoni là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1910.

L. atkinsoni trước đây bị nhầm với Lethrinus mahsena, mặc dù cả hai loài có hình thái, màu sắc và chỉ số đếm khác biệt hoàn toàn.[2]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh atkinsoni có lẽ được đặt theo tên của William Sackston Atkinson (1864 – k.1925), một họa sĩ đã vẽ minh họa cho một bài báo do Seale xuất bản năm 1905, và có thể các bản vẽ trong bài báo năm 1910 này cũng vậy.[3]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

L. atkinsoni có phân bố tương đối rộng ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Myanmarquần đảo Cocos (Keeling) trải dài về phía đông đến quần đảo MarianaTuamotu,[1] ngược lên phía bắc đến biển Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc.[4] L. atkinsoni cũng xuất hiện tại cồn Cỏ[5]Côn Đảo[6] (Việt Nam).

L. atkinsoni sống ở vùng nước có nền đáy cát và thảm cỏ biển, trong đầm phá và đới mặt trước rạn, độ sâu đến 30 m.[7]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất ở L. atkinsoni có thể lên đến 50 cm, nhưng thường bắt gặp với chiều dài khoảng 30–35 cm.[7] Thân trên màu xanh xám, nâu tanin hoặc vàng nhạt; trắng ở nửa dưới. Cuống đuôi màu vàng tươi, có khi kéo dài thành dải rộng dọc hai bên lườn. Đầu màu nâu, môi phớt đỏ. Vây trắng nhạt hoặc mang các màu vàng/cam/đỏ nhạt. Gốc vây ngực, gốc màng vây hậu môn và rìa các vây bụng, vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi thường có màu đỏ.

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 3 hoặc 4 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8 (tia thứ nhất thường dài nhất); Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–47.[2]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. atkinsoni chủ yếu bao gồm động vật giáp xác, động vật thân mềm và cá nhỏ. Chúng có thể hợp thành đàn lớn hoặc sống đơn lẻ.[7] Hoạt động sinh sản cao điểm được ghi nhận từ tháng 11 đến tháng 12rạn san hô Great Barrier. Tuổi thọ cao nhất được biết đến ở loài này là 36 năm.[8]

L. atkinsoni là một loài lưỡng tính, tuy nhiên xảy ra theo hai hình thức và đã được ghi nhận ở quần đảo Ryukyu.[9] Một quần thể từ Okinawa biểu hiện lưỡng tính tiền nữ (cá đực là từ cá cái trưởng thành chuyển đổi mà ra), và một quần thể từ quần đảo Yaeyama biểu hiện lưỡng tính theo kiểu phân tính (những cá thể chưa trưởng thành mang cả hai dòng tế bào đực và cái sơ khai, sau đó mới phát triển thành cá cái hoặc cá đực trưởng thành).[10] Một số loài cá hè khác cũng có biểu hiện lưỡng tính khi chưa trưởng thành là Lethrinus nebulosusLethrinus obsoletus.[11]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

L. atkinsoni được đánh bắt chủ yếu bằng dây câu và bẫy, có khi bằng lưới kéolưới rê. Cá có thịt ngon nhưng không được săn lùng như những loài cá hè khác do kích thước nhỏ.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus atkinsoni. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16719843A16722365. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16719843A16722365.en. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen biên tập (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 48-49. ISBN 92-5-102889-3.
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus atkinsoni. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập {{{3}}}. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus atkinsoni trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Currey, L. M.; Williams, A. J.; Mapstone, B. D.; Davies, C. R.; Carlos, G.; Welch, D. J.; Simpfendorfer, C. A.; Ballagh, A. C.; Penny, A. L. (2013). “Comparative biology of tropical Lethrinus species (Lethrinidae): challenges for multi-species management” (PDF). Journal of Fish Biology. 82 (3): 764–788. doi:10.1111/jfb.3495. ISSN 1095-8649. PMID 23464543.
  9. ^ Ebisawa, Akihiko (1999). “Reproductive and sexual characteristics in the Pacific yellowtail emperor, Lethrinus atkinsoni, in waters off the Ryukyu Islands”. Ichthyological Research. 46 (4): 341–358. doi:10.1007/BF02673977. ISSN 1616-3915.
  10. ^ Trianni, Michael S.; DeMartini, Edward E.; Taylor, Brett M. (2023). “Life history characteristics and status of the Pacific yellowtail emperor, Lethrinus atkinsoni (Seale 1910), in the Commonwealth of the Northern Mariana Islands”. Aquaculture, Fish and Fisheries. 3 (2): 165–174. doi:10.1002/aff2.100. ISSN 2693-8847.
  11. ^ Sadovy de Mitcheson, Yvonne; Liu, Min (2008). “Functional hermaphroditism in teleosts” (PDF). Fish and Fisheries. 9 (1): 1–43. doi:10.1111/j.1467-2979.2007.00266.x. ISSN 1467-2960.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Wilson, G. G. (1998). “A description of the early juvenile colour patterns of eleven Lethrinus species (Pisces: Lethrinidae) from the Great Barrier Reef, Australia”. Records of the Australian Museum. 50 (1): 55–83. doi:10.3853/j.0067-1975.50.1998.1274. ISSN 0067-1975.