Lethrinus rubrioperculatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lethrinus rubrioperculatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. rubrioperculatus
Danh pháp hai phần
Lethrinus rubrioperculatus
Sato, 1978

Lethrinus rubrioperculatus là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1978.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh rubrioperculatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: ruber (“đỏ”) và operculatus (“nắp mang”), hàm ý đề cập đến đốm đỏ ở cuối sau nắp mang của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

L. rubrioperculatus có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến đảo Wake, quần đảo Marshallquần đảo Marquises, ngược lên phía bắc đến Hàn Quốc và Nam Nhật Bản,[1] xa về phía nam đến Úc, Nouvelle-CalédonieTonga.[3] Loài này cũng xuất hiện tại Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.[4]

L. rubrioperculatus sống gần các rạn san hô, trên nền đáy cátđá vụn ở đới mặt trước rạn, độ sâu khoảng 10–198 m.[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. rubrioperculatus là 57 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 30 cm.[5] Thân màu xanh lục xám hoặc nâu, lốm đốm các vệt đen nhỏ. Môi đỏ. Một đốm ở rìa trên nắp mang thường có màu đỏ. Các vây trắng nhạt hoặc phớt hồng.

L. rubrioperculatus có thể chuyển sang kiểu hình lốm đốm các vệt trắng (có lẽ là ngụy trang) hoặc xuất hiện một dải nâu dọc hai bên lườn.[6]

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 3 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 47–49.[7]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. rubrioperculatus bao gồm động vật da gai, động vật giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ và cá nhỏ.[5]

Tại quần đảo Bắc Mariana, độ tuổi lớn nhất mà L. rubrioperculatus đạt được là 8 năm.[8] Trong khi đó, tại OkinawaNouvelle-Calédonie, những cá thể có số tuổi lớn nhất được ghi nhận lần lượt là 13 và 15.[9]

Như hầu hết các loài cá, L. rubrioperculatusvật chủ của những loài ký sinh, trong đó có nhiều loài mới được mô tả từ cơ thể L. rubrioperculatus, như sán lá đơn chủ Calydiscoides euzeti,[10] sán Lethrinitrema gibbusL. dossenus.[11]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

L. rubrioperculatus là một loại cá thực phẩm chất lượng và được bán ở dạng tươi sống.[1] Ở Bắc Mariana, L. rubrioperculatus là một nguồn thực phẩm quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực, thường có mặt trong những sự kiện văn hóa địa phương như lễ hội hay đám cưới.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus rubrioperculatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720528A16722355. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720528A16722355.en. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus rubrioperculatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Trương Thị Oanh; Vũ Đặng Hạ Quyên; Đặng Thuý Bình (2015). “Phylogenetic Relationships of Emperors (Lethrinidae) and Snappers (Lutjanidae) in Vietnam based on Mitochondrial DNA Sequences” (PDF). International Conference on Biological, Environment and Food Engineering (BEFE-2015). Singapore: International Institute of Chemical, Biological & Environmental Engineering: 62–65. doi:10.15242/IICBE.C0515016.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus rubrioperculatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Allen, Gerald R.; Victor, Benjamin C.; Erdmann, Mark. V. (2021). Lethrinus mitchelli, a new species of emperor fish (Teleostei: Lethrinidae) from Milne Bay Province, Papua New Guinea” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 38: 66–77. doi:10.5281/zenodo.5172763.
  7. ^ Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 83-84. ISBN 92-5-102889-3.
  8. ^ Trianni, Michael S. (2011). “Biological Characteristics of the Spotcheek Emperor, Lethrinus rubrioperculatus, in the Northern Mariana Islands” (PDF). Pacific Science. 65 (3): 345–363. doi:10.2984/65.3.345. ISSN 0030-8870.
  9. ^ Ebisawa, Akihiko; Ozawa, Takakazu (2009). “Life-history traits of eight Lethrinus species from two local populations in waters off the Ryukyu Islands” (PDF). Fisheries Science. 75 (3): 553–566. doi:10.1007/s12562-009-0061-9. ISSN 1444-2906.
  10. ^ Justine, Jean-Lou (2007). “Species of Calydiscoides Young, 1969 (Monogenea: Diplectanidae) from lethrinid fishes, with the redescription of all of the type-specimens and the description of C. euzeti n. sp. from Lethrinus rubrioperculatus and L. xanthochilus off New Caledonia”. Systematic Parasitology. 67 (3): 187–209. doi:10.1007/s11230-006-9087-x. ISSN 1573-5192.
  11. ^ Lim, L. H. S.; Justine, Jean-Lou (2011). “Two new species of ancyrocephalid monogeneans from Lethrinus rubrioperculatus Sato (Perciformes: Lethrinidae) off New Caledonia, with the proposal of Lethrinitrema n. g.”. Systematic Parasitology. 78 (2): 123–138. doi:10.1007/s11230-010-9283-6. ISSN 1573-5192.
  12. ^ Trianni, M. S.; Tenorio, M. C. (2012). “Gross diet composition and trophic level estimation of the spotcheek emperor, Lethrinus rubrioperculatus (Actinopterygii: Perciformes: Lethrinidae), in the Commonwealth of the Northern Mariana Islands, Micronesia” (PDF). Acta Ichthyologica et Piscatoria. 42 (2): 89–99. doi:10.3750/AIP2011.42.2.02. ISSN 1734-1515.