Bước tới nội dung

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14
Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và hạnh phúc của nhân dân. Vì sự phát triển của nền điện ảnh dân tộc
← Lần thứ 3
(1975) ·
Lần thứ 4 (1977) · Lần thứ 5
(1980) →
Địa điểmThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày tổ chức14 - 21 tháng 4 năm 1977
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4 năm 1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, với khẩu hiệu: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và hạnh phúc của nhân dân. Vì sự phát triển của nền điện ảnh dân tộc".[1]

Đây là lần tổ chức thứ 4 Liên hoan phim Việt Nam được tổ chức nhưng là lần đầu tiên các sự góp mặt của các nghệ sĩ, tác phẩm điện ảnh của hai miền Bắc và Nam. Toàn bộ 63 tác phẩm tham gia đề cử đều được sản xuất trong hai năm đầu thống nhất đất nước.[1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc biệt, các tác phẩm không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng, số lượng đại biểu cũng tăng gấp đôi. Liên hoan phim lần này còn xuất hiện nhiều đơn vị sản xuất mới như Hãng phim tổng hợp, Đài Truyền hình TP.HCM. Ngoài ban giám khảo ở các hạng mục phim như lần trước, năm 1977 còn có ban giám khảo kỹ thuật. Nhiều cuộc thi bình chọn phim được tổ chức từ trước để thu thập ý kiến khán giả, giúp ban giám khảo xem xét toàn diện và chính xác hơn. Ngoài lượng lớn khán giả từ nhiều vùng miền đã xem các tác phẩm đề cử từ trước, tính riêng lượng người xem ngay tại Liên hoan phim đã có trên 500.000 người.[2][3]

Cũng trong khuôn khổ Liên hoan phim, Hội Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Phấn đấu sáng tạo nhiều hình tượng nghệ thuật cao đẹp và phong phú về xã hội mới và con người mới trên màn ảnh Việt Nam". Cùng với đó là nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các nhà làm phim với khán giả.[2]

Lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức tại khách sạn Rex. Phim tài liệu "Chiến thắng lịch sử Xuân 1975 " được trình chiếu ra mắt trong ngày khai mạc Liên hoan phim. Đây là liên hoan phim có ít giải thưởng được trao nhất kể từ khi ra đời: chỉ có một Bông sen vàng cho phim điện ảnh "Sao tháng Tám" và cùng hai giải Bông sen vàng cho phim tài liệu "Chiến thắng lịch sử Xuân 1975" và "Thành phố lúc rạng đông", không có Bông sen vàng cho phim hoạt hình.[2][3] Bộ trưởng Bộ Văn hóa lúc bấy giờ, ông Nguyễn Văn Hiếu đọc diễn văn khai mạc Liên hoan phim.[1]

Đề cử tại Liên hoan phim lần này có 9 phim điện ảnh, 5 phim hoạt hình, 41 phim tài liệu - phóng sự - khoa học từ 13 cơ sở sản xuất.[4]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện nhựa[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Giải đặc biệt Đứa con nuôi Nguyễn Khánh Dư Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam Chủ tịch Hội đồng giám khảo trao giải[4]
Bông sen Vàng Sao tháng Tám Trần Đắc Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam [5]
Bông sen Bạc Chuyến xe bão táp Trần Vũ [6]
Cô Nhíp Khương Mễ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày lễ thánh Bạch Diệp Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam
Ngày tàn của bạo chúa Vũ Sơn; Chi Lăng Xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Sản xuất Chú thích
Nữ diễn viên xuất sắc nhất Thanh Tú Sao tháng Tám Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam [5]
Trà Giang Ngày lễ thánh
Nam diễn viên xuất sắc Huy Công Đứa con nuôi
Giải thưởng Nhận giải Phim Sản xuất Chú thích
Đạo diễn xuất sắc Nguyễn Khắc Lợi Hai người mẹ Xưởng phim Hà Nội [5]
Quay phim xuất sắc Nguyễn Khánh Dư
Biên kịch xuất sắc Bành BảoTrần Vũ Chuyến xe bão táp Xí nghiệp phim Truyện Việt Nam
Thiết kế mỹ thuật xuất sắc Ngọc Linh Sao tháng Tám
Nhạc phim xuất sắc Phó Đức Phương Đứa con nuôi

Phim thời sự, tài liệu, khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Hạng mục[4] Chú thích
Bông sen Vàng Chiến thắng lịch sử xuân 1975 Trần Việt Xưởng phim Quân đội Phóng sự - tài liệu [5]
Thành phố lúc rạng đông Hải Ninh
Bệnh dịch hạch Phim khoa học [6]
Bông sen Bạc Hòn đảo ngọc Phạm Khắc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Phóng sự - tài liệu
Hình ảnh quân đội số 14-1976 Xưởng phim Quân đội
Sáng kiến khắp nơi Xưởng phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Miền Nam trong trái tim tôi Phạm Kỳ Nam Phóng sự - tài liệu
Tháng 5 - những gương mặt Đặng Nhật Minh
Tiếng nổ sau chiến tranh Ngọc Quỳnh [4]
Tiền tuyến lao động Nguyễn Ngọc Hiến Xưởng phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Đường chúng ta đi Lương Đức Xưởng phim Thời sự Tài liệu Việt Nam Phim khoa học [4][6][7]
Vì âm thanh cuộc sông
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn xuất sắc Phạm Kỳ Nam Miền Nam trong trái tim tôi [5][6]
Biên kịch xuất sắc Phạm Khánh Toàn Hòn đảo ngọc
Quay phim xuất sắc Nguyễn Khánh Dư Thành phố lúc rạng đông
Lương Đức Đường chúng ta đi
Nguyễn Khắc Hiển Thời sự 11-1976 [7]
Âm nhạc xuất sắc Đàm Linh Tiếng nổ sau chiến tranh [5][6]

Phim hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Bông sen Vàng Không trao giải [1][5]
Bông sen Bạc Con kiến và hạt gạo Nghiêm Dung - Hồ Quảng Xưởng phim hoạt họa búp bê
Giấc mơ bay Hữu Đức
Cây chổi đẹp nhất Nguyễn Vy Xưởng phim Hoạt họa Thành phố Hồ Chí Minh[7]
Gà trống hoa mơ Hồ Quảng [8]
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Sản xuất Chú thích
Đạo diễn xuất sắc Nguyễn Thị Nghiêm Dung Con kiến và hạt gạo Xưởng phim hoạt họa búp bê [1][5]
Hồ Quảng
Biên kịch xuất sắc Trần Quang Hân Cây chổi đẹp nhất
Họa sĩ xuất sắc Lê Thanh
Lý Duy
Giấc mơ bay [7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ IV - NĂM 1977”. lienhoanphim.bvhttdl.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ a b c “Nhớ về LHP Việt Nam lần thứ 4: Nghệ sỹ Bắc – Nam lần đầu sum họp!”. Tạp chí Thế giới điện ảnh online. 1 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b Phong Linh (16 tháng 11 năm 2017). “Nhìn lại 19 kỳ Liên hoan phim Việt Nam - Những ấn tượng đặc biệt (Kỳ 1)”. Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b c d e Đại doàn kết - tuần san. Báo Đại Đoàn Kết. 2 tháng 4 năm 1977.
  5. ^ a b c d e f g h “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Báo Thế giới Điện ảnh Online. 11 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b c d e “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV”. Báo Thế giới Điện ảnh Online. 12 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ a b c d Lịch sử điện ảnh Việt Nam (Tập 2). Cục Điện ảnh. 2005.
  8. ^ Đinh Tiếp (27 tháng 10 năm 2006). “Suốt đời cống hiến cho phim hoạt hình Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.