Linh hồn tượng đá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Linh hồn tượng đá là một ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng. Ca khúc sáng tác vào thập niên 1970 theo thể điệu Blues và được ký dưới bút danh Mai Bích Dung.[1]

"Linh hồn tượng đá"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Thu âmChế Linh
Thể loạiNhạc vàng
Thời lượng3:16
Hãng đĩaSóng Nhạc
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1970

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Kể về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này nhạc sĩ Lê Dinh kể rằng, một ngày cuối tuần vào năm 1970, 3 người gồm nhạc sĩ Lê Dinh, Minh KỳAnh Bằng rủ nhau đi ô tô đến Vũng Tàu chơi cho khuây khỏa và cũng để tìm cảm hứng sáng tác.

Khi xe chúng tôi đến Bãi Trước, chỗ Ty Bưu Điện, chúng tôi thấy ba cô gái mặc áo dài đang đi dưới nắng trưa của Vũng Tàu. Anh Anh Bằng lái xe. Anh Minh Kỳ ngồi phía trước. Bất ngờ anh Minh Kỳ nói với anh Anh Bằng: “Bằng, Bằng dừng xe lại cho ba cô đó lên xe đi chung với mình. Tội quá, nắng như vầy mà ba cô đi bộ tội nghiệp quá”. Vì tính hơi nhác, anh Anh Bằng bảo: “Thôi, ông đi đi, tôi không đi đâu”. Anh Minh Kỳ nói: “Thôi, dừng xe lại để “moi” đi cho”. Nói rồi, anh Minh Kỳ xuống xe và không biết anh nói gì với ba cô đó mà ba cô vui vẻ, đồng ý lên xe. Đêm đó, chúng tôi về khách sạn, anh Anh Bằng là người đề xướng việc viết bài hát “Linh hồn tượng đá”, lấy tên tác giả là tên của ba cô ghép lại - Mai Bích Dung. Chúng tôi cùng hoàn tất bài hát ngay đêm đó”, nhạc sĩ Lê Dinh từng kể.[2]

Vì phía băng trước có nhạc sĩ Minh Kỳ ngồi, cho nên ba cô gái phải ngồi ở băng sau với nhạc sĩ Lê Dinh. Lúc này Lê Dinh hỏi tên ba cô gái và tại sao đi bộ dưới nắng trưa như vậy? Cô ngồi kế bên cho biết mình tên là Mai, cô kế là Bích và cô bên kia là Dung. Tất cả ba cô đều là sinh viên, đi Vũng Tàu tìm con sứa để về trường thí nghiệm.

Sau khi nhạc phẩm Linh hồn tượng đá được in ra, nhạc sĩ Anh Bằng đích thân mang đến ngôi trường ba cô gái đang học, tặng mỗi người một bản. Tất nhiên, các bản đều có chữ ký của cả ba chàng nhạc sĩ hào hoa. Chứng thực điều này, bà Dung - một trong ba người con gái của cái tên Mai Bích Dung từng cho biết, thời điểm năm 1970, bà cùng hai người bạn tên Mai và Bích đến Vũng Tàu, rồi vô tình gặp được ba chàng nhạc sĩ tài hoa.

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều ca sĩ trong và ngoài nước thể hiện ca khúc này. Chế Linh là người hát đầu tiên vào dĩa hát Asia Sóng Nhạc, sau này ca khúc được yêu thích qua tiếng hát của Thái Châu, Đan NguyênTuấn Ngọc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đình Phùng (7 tháng 4 năm 2020). “Ẩn tình phía sau "Linh hồn tượng đá". Báo Pháp Luật Việt Nam. Truy cập 20 tháng 4 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  2. ^ Hà Đình Nguyên (9 tháng 10 năm 2018). “Những ca khúc để đời: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng”. Báo Thanh niên. Truy cập 20 tháng 4 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]