Lutjanus jocu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lutjanus jocu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. jocu
Danh pháp hai phần
Lutjanus jocu
(Bloch & Schneider, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Anthias jocu Bloch & Schneider, 1801
  • Mesoprion litura Cuvier, 1828

Lutjanus jocu là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh jocu bắt nguồn từ Jocú, tên thường gọi của loài cá này tại Cuba, được cho là nơi mà mẫu định danh được thu thập.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

L. jocu có phân bố rộng rãi dọc Tây Đại Tây Dương, từ bang Massachusetts (Hoa Kỳ) băng qua vịnh México (ngoài khơi bang Texas và từ bang Veracruz dọc theo bán đảo Yucatán) đến khắp biển Caribe, dọc theo bờ biển Nam Mỹ đến bang São Paulo (Brasil).[1]

Mặc dù có nhiều báo cáo về việc đưa L. jocu vào vùng biển Bermuda, không có bất kỳ mẫu vật nào được thu thập hay nhìn thấy tại đó.[3] Nhiều cá thể L. jocu lang thang đã được ghi nhận ở các đảo phía đông Đại Tây Dương, bao gồm São Pedro và São Paulo, đảo Ascension, phía nam đảo PríncipeTinhosa Grande gần đó.[4] Không những thế, L. jocu đã được phát hiện ở biển Ligure (phía tây bắc trong Địa Trung Hải), là ghi nhận đầu tiên của loài này tại Địa Trung Hải.[5]

L. jocu sống trên nền đáy đá hoặc rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 150 m (thường thấy trong khoảng từ 5 đến 30 m).[1] Cá con thường gặp hơn ở vùng cửa sông hoặc vũng thủy triều, đôi khi tiến thẳng vào sông.[6]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. jocu là 128 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 60 cm.[4]

Lưng và thân trên có màu ô liu nâu, có khi xuất hiện các vạch màu nhạt, thân dưới và bụng màu đỏ nhạt; toàn thân ánh màu đồng. Một sọc xanh ngọc lam nằm dưới mắt (đứt đoạn thành hàng chấm khi trưởng thành), băng ngang nắp mang; dưới mắt cũng đôi khi có vệt tam giác nhạt màu. Các vây đỏ.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số vảy đường bên: 46–49.[3]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. jocu trưởng thành bao gồm cá nhỏ và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác là giáp xácchân đầu.[4]

Ở cửa sông Curuçá (Brasil), nguồn thức ăn quan trọng nhất của cá con là các loài giáp xác họ Penaeidae, GrasidaePorcellanidae. Chế độ ăn của L. jocu con có sự khác biệt tùy theo mùa. L. jocu con trong mùa khô (tháng 9 và tháng 11) và chuyển tiếp mùa mưa (tháng 1) ăn nhiều đáng kể các loài tôm Penaeidae; cá thể vào mùa mưa (tháng 3 và tháng 5) và chuyển tiếp mùa khô (tháng 7) ăn chủ yếu là cua Grasidae.[7]

Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa sinh sản của L. jocu diễn ra trong suốt tháng 3 ở vùng đông bắc Caribe, nhưng có thể diễn ra cả vào tháng 11 ở Jamaica.[3]

quần đảo Virgin thuộc Mỹ, L. jocu bắt đầu hợp thành nhóm lớn khoảng trên 40 cá thể vào tháng 2 và đạt đỉnh điểm vào tháng 3. Kích thước quần thể giảm sau tháng 3, nhưng vẫn lớn hơn 250 con cho đến tháng 6. Một đàn khoảng 500 cá thể được quan sát vào tháng 10 cho thấy mùa sinh sản kéo dài từ suốt mùa hè cho đến mùa thu.[8]

quần đảo Abrolhos (ngoài khơi bang Bahia, Brasil), đỉnh điểm sinh sản của L. jocu rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 10.[9] Ở Cuba thì L. jocu sinh sản quanh năm, nhưng chỉ hợp thành đàn sinh sản lớn vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.[10]

Tuổi thọ[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thọ lớn nhất mà L. jocu đạt được tính đến hiện tại là 33 năm, thuộc về cá thể ở bờ Đông Nam Hoa Kỳ.[11]quần đảo Abrolhos, cá thể có tuổi đời lớn nhất được ghi nhận là 29 năm.[12] Vài cá thể ở bờ đông bắc Brasil cũng có thể đạt đến độ tuổi 20–25 năm.[13]

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù được xem là một loại cá thực phẩm ở một số quốc gia như Puerto Rico, Belize, Honduras, Jamaica, Cuba, BrasilHoa Kỳ, L. jocu được ghi nhận là có mang độc tố ciguatoxin gây ngộ độc ciguatera, nên hầu như không có bất kỳ hoạt động đánh bắt loại cá này ở phần lớn khu vực Tiểu Antilles.[14]

Ở Brasil, L. jocu đang phải đối mặt với tình trạng đánh bắt quá mức.[15] Sự phát triển khu vực ven biển có thể đe dọa đến sự tồn tại của cá con vì chúng ưa sống ở các vùng nước nông và vùng ngập mặn gần bờ.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Lindeman, K.; Anderson, W.; Carpenter, K. E.; Claro, R.; Cowan, J.; Padovani-Ferreira, B.; Rocha, L. A.; Sedberry, G. & Zapp-Sluis, M. (2016). Lutjanus jocu. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T190221A1944443. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T190221A1944443.en. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ a b c W. D. Anderson (2003). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter (biên tập). The living marine resources of the Western Central Atlantic. Volume 3. Roma: FAO. tr. 1495. ISBN 92-5-104827-4.
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus jocu trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Vacchi, M.; Psomadakis, P. N.; Repetto, N.; Würtz, M. (2010). “First record of the dog snapper Lutjanus jocu in the Mediterranean Sea”. Journal of Fish Biology. 76 (3): 723–728. doi:10.1111/j.1095-8649.2009.02505.x. ISSN 1095-8649. PMID 20666909.
  6. ^ Moura, Rodrigo L.; Francini-Filho, Ronaldo B.; Chaves, Eduardo M.; Minte-Vera, Carolina V.; Lindeman, Kenyon C. (2011). “Use of riverine through reef habitat systems by dog snapper (Lutjanus jocu) in eastern Brazil”. Estuarine, Coastal and Shelf Science. 95 (1): 274–278. doi:10.1016/j.ecss.2011.08.010. ISSN 0272-7714.
  7. ^ Monteiro, Dijane Pantoja; Giarrizzo, Tommaso; Isaac, Victoria (2009). “Feeding ecology of juvenile dog snapper Lutjanus jocu (Bloch and Shneider, 1801) (Lutjanidae) in intertidal mangrove creeks in Curuçá estuary (Northern Brazil)” (PDF). Brazilian Archives of Biology and Technology. 52: 1421–1430. doi:10.1590/S1516-89132009000600014. ISSN 1516-8913.
  8. ^ Biggs, Christopher R.; Nemeth, Richard S. (2014). “Timing, size, and duration of a Dog (Lutjanus jocu) and Cubera Snapper (Lutjanus cyanopterus) spawning aggregation in the U. S. Virgin Islands” (PDF). Proceedings of the Gulf and Caribbean Fisheries Institute. 67: 240–245.
  9. ^ Freitas, Matheus Oliveira; Moura, Rodrigo Leão de; Francini-Filho, Ronaldo Bastos; Minte-Vera, Carolina Viviana (2011). “Spawning patterns of commercially important reef fish (Lutjanidae and Serranidae) in the tropical western South Atlantic” (PDF). Scientia Marina. 75 (1): 135–146. doi:10.3989/scimar.2011.75n1135. ISSN 1886-8134.
  10. ^ Claro, Rodolfo; Lindeman, Kenyon (2003). “Spawning Aggregation Sites of Snapper and Grouper Species (Lutjanidae and Serranidae) on the Insular Shelf of Cuba”. Gulf and Caribbean Research. 14 (2): 91–106. doi:10.18785/gcr.1402.07. ISSN 1528-0470.
  11. ^ Potts, Jennifer C.; Burton, Michael L. (2017). “Preliminary observations on the age and growth of dog snapper (Lutjanus jocu) and mahogany snapper (Lutjanus mahogoni) from the Southeastern U.S.”. PeerJ. 5: e3167. doi:10.7717/peerj.3167. ISSN 2167-8359. PMC 5399878. PMID 28439459.
  12. ^ Previero, Marília; Minte-Vera, Carolina V.; Freitas, Matheus Oliveira; Moura, Rodrigo Leão de; Dei Tos, Claudenice (2011). “Age and growth of the dog snapper Lutjanus jocu (Bloch & Schneider, 1801) in Abrolhos Bank, Northeastern Brazil” (PDF). Neotropical Ichthyology. 9: 393–401. doi:10.1590/S1679-62252011005000024. ISSN 1679-6225.
  13. ^ Rezende, Sérgio de Magalhães; Ferreira, Beatrice Padovani (2004). “Age, growth and mortality of dog snapper Lutjanus jocu (Bloch & Schneider, 1801) in the northeast coast of Brazil” (PDF). Brazilian Journal of Oceanography. 52: 107–121. doi:10.1590/s1679-87592004000200003. ISSN 1679-8759.
  14. ^ Kadison, Elizabeth; Nemeth, Richard S.; Herzlieb, Steve; Blondeau, Jeremiah (2006). “Temporal and spatial dynamics of Lutjanus cyanopterus (Pisces: Lutjanidae) and L. jocu spawning aggregations in the United States Virgin Islands” (PDF). Revista de Biología Tropical. 54: 69–78. ISSN 0034-7744.
  15. ^ Menezes, Rafael; Giglio, Vinicius J.; Albuquerque, Cristiano Q.; Rosa, Ricardo S. (2022). “A review of the dog snapper (Lutjanus jocu) along the Brazilian Province: Distributional records, ecology, fisheries and conservation”. Ocean & Coastal Management. 220: 106094. doi:10.1016/j.ocecoaman.2022.106094. ISSN 0964-5691.