Mộng Lân (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mộng Lân
Sinh22 tháng 11 năm 1934[1]
Thanh Ba, Phú Thọ, Việt Nam
Mất2001 (66–67 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpTrường Thiếu nhi Việt Nam
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhÂm nhạc
Nơi công tác

Mộng Lân (1934-2001), tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Lân, là nhạc sĩ người Việt Nam.

Tiểu sử[1][2][sửa | sửa mã nguồn]

Mộng Lân tuy được sinh ra tại Phú Thọ, nhưng lại có quê là Thạch Nham, Thanh Oai, Hà Nội. Ông từng là đoàn viên của Đoàn Thiếu nhi nghệ thuật do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phụ trách. Và chính ở đây, Mộng Lân có những sáng tác đầu tay là các ca khúc thiếu nhi. Vào năm 1957, người nhạc sĩ quê Hà Nội trở thành một biên tập viên âm nhạc của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra, ông còn góp phần xây dựng những đội đồng ca thiếu nhi và sáng tác những bài hát cho đối tượng này. Có thể kể đến ở đây như Sơn ca ở Hà Nội, Vàng anhNam Định.

Phong cách sáng tác[2][sửa | sửa mã nguồn]

Các sáng tác chủ yếu của Mộng Lân đó là các ca khúc. Tuy vậy, những thể loại khác của ông cũng đáng nói bởi chúng thể hiện ngôn ngữ âm nhạc trẻ trung, thanh thoát và mang âm hưởng dân gian.

Các sáng tác[1][3][sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chơi đu (1949)
  • Quê em bừng sáng (1956)
  • Tấm ảnh Bác Hồ (1957)
  • Em là mầm non của Đảng (1958)
  • Hái búp chè xanh (1958)
  • Tiếng hát ngày hè (1958)
  • Ngày chủ nhật (1959)
  • Ngợi ca anh Giải phóng quân miền Nam (1960)
  • Những cánh chim hòa bình (1960)
  • Bạn của chúng ta khắp bốn phương trời (1961)
  • Chiến thắng sông Gianh (1964)
  • Nguyễn Bá Ngọc-người thiếu niên dũng cảm (1965)
  • Tuổi nhỏ đất nước anh hùng (1967)
  • Em đang sống những ngày vẻ vang (1968)
  • Những cánh chim địa chất (1968)
  • Niềm vui người chiến sĩ quân y (1969)
  • Huế trong tim Hà Nội (1970)
  • Cất cánh bay là chiến thắng (1972)
  • Cô giáo miền xuôi
  • Lời ca đất nước (1973)
  • Đoàn tàu nhỏ xíu
  • Sáng thứ hai
  • Hát vang bài ca toàn thắng (1975)
  • Đu quay
  • Tổ quốc ta
  • Mùa xuân-tuổi thơ-ước mơ (1975)
  • Mùa thu cờ bay (1977)
  • Lớp chúng ta đoàn kết
  • Là con mèo
  • Niềm vui của mẹ
  • Em là Đoàn viên tương lai (1983)
  • Buổi sáng trên thành phố Bác Hồ (1985)

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Như nói ở trên, Mộng Lân còn viết một số thể loại khác như nhạc cho phim thời sự, hoạt họa.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i http://vnmusic.com.vn/index.php?hvid=1340
  2. ^ a b Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 224
  3. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 224, 225

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]