Mỹ Xuyên
Mỹ Xuyên
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Mỹ Xuyên | |||
![]() Khu vườn tháp chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) ở xã Đại Tâm | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Sóc Trăng | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Mỹ Xuyên | ||
Trụ sở UBND | Số 30, đường Ngô Quyền, ấp Vĩnh Xuyên, thị trấn Mỹ Xuyên | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 10 xã | ||
Thành lập | 02/1976 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Đặng Văn Phương | ||
Chủ tịch HĐND | Phan Thị Bích Thu | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°36′B 105°54′Đ / 9,6°B 105,9°Đ | |||
| |||
Diện tích | 373,71 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 157.067 người[1] | ||
Thành thị | 20.235 người (13%) | ||
Nông thôn | 129.832 người (87%) | ||
Mật độ | 420 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 947[2] | ||
Biển số xe | 83-P1-P2-P3-P4-F1 | ||
Số điện thoại | 0299.3.851.209 | ||
Số fax | 0299.3.852.850 | ||
Website | myxuyen | ||
Mỹ Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phía nam của tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú
- Phía đông giáp huyện Trần Đề
- Phía nam giáp thị xã Vĩnh Châu
- Phía tây giáp huyện Thạnh Trị và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Huyện có diện tích 373,71 km², dân số năm 2019 là 157.067 người, mật độ dân số đạt 420 người/km².[1]
Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]
Địa hình huyện Mỹ Xuyên bằng phẳng, chênh lệch độ cao, thấp ít. Cao trình đất biến thiên từ 0,3 - 1m. Nhiều nơi có giồng cát cổ trải dài như các giồng cát ở Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, thị trấn Mỹ Xuyên. Đất đai của huyện đa phần bị nhiễm phèn và mặn ở mức trung bình. Mỹ Xuyên có hệ thống kênh, rạch phát triển, đan xen thành mạng lưới dày đặc vừa cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thau chua rửa mặn, vừa là tuyến giao thông thủy quan trọng. Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nguồn nước sông Mỹ Thanh. Các kênh đào lớn có Thạnh Mỹ, 19/5, Thanh Nhàn, Phú Thuận, Đại Tâm, Tám Thước, Sà Lôn, Chế Hưng, Bưng Cóc, Cà Lăm, Ven, Hòa Bình, Tầm Lon, Cống Đá, Ngã Hiệp. Các sông, rạch lớn có Dù Tho, Cổ Cò, Nhu Gia, Bãi Xào, Chàng Ré, Trà Cuôn, Rạch Sên, Xóm Đồng, Xẻo Sậy, Rô, Đình, Trà Thê, Xóm Lung, Rạch Rừng, Ngã Lá, Rạch Rò, Cái.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Mỹ Xuyên có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên (huyện lỵ) và 10 xã: Đại Tâm, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Quới.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, huyện Mỹ Xuyên ngày nay là quận Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Ba Xuyên.
Tháng 2 năm 1976, huyện Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Hậu Giang, bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên và 10 xã: Đại Tâm, Gia Hòa, Hòa Tú, Ngọc Tố, Tài Văn, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Qưới, Thạnh Thới An, Viên An.
Ngày 7 tháng 7 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 111-HĐBT về việc phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Hậu Giang[3]:
- Chia xã Thạnh Quới thành 2 xã: Thạnh Quới và Thạnh Hưng.
- Chia xã Thạnh Phú thành 2 xã: Thạnh Phú và Thạnh Lợi.
- Chia xã Đại Tâm thành 2 xã: Đại Tâm và Đại Trí.
- Chia xã Tham Đôn thành 2 xã: Tham Đôn 1 và Tham Đôn 2.
- Chia xã Tài Văn thành 2 xã: Tài Văn và Tài Chương.
- Chia xã Gia Hòa thành 2 xã: Gia Hòa Tây và Gia Hòa Đông.
- Chia xã Viên An thanh 3 xã: Viên An, Viên Bình và Viên Hòa.
- Chia xã Ngọc Tố thành 3 xã: Ngọc Tố, Ngọc Đông và Ngọc Anh.
- Chia xã Hòa Tú thành 3 xã: Hòa Tú, Hòa Phú và Hòa Đức.
- Chia xã Thạnh Thới An thành 4 xã: Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Thạnh Thới Hòa và Thạnh Thới Bình.
Ngày 16 tháng 9 năm 1989, địa giới có sự thay đổi[4]:
- Hợp nhất 2 xã: Thạnh Qưới và Thạnh Hưng thành xã Thạnh Qưới.
- Hợp nhất 2 xã: Thạnh Phú và Thạnh Lợi thành xã Thạnh Phú.
- Hợp nhất 2 xã: Đại Tâm và Đại Trí thành xã Đại Tâm.
- Hợp nhất 2 xã: Tham Đôn 1 và Tham Đôn 2 thành xã Tham Đôn.
- Hợp nhất 2 xã: Tài Văn và Tài Chương thành xã Tài Văn.
- Hợp nhất 2 xã: Thạnh Thới An và Thạnh Thới Hòa thành xã Thạnh Thới An.
- Hợp nhất 2 xã: Thạnh Thới Thuận và Thạnh Thới Bình thành xã Thạnh Thới Thuận.
- Giải thể 2 xã: Gia Hòa Đông và Gia Hòa Tây để thành lập 2 xã: Gia Hòa 1 và Gia Hòa 2.
- Giải thể xã Viên Hòa, nhập địa bàn vào xã Viên An và xã Viên Bình.
- Giải thể xã Ngọc Anh, nhập địa bàn vào xã Ngọc Tố và xã Ngọc Đông.
- Giải thể 3 xã: Hòa Tú, Hòa Phú và Hòa Đức để thành lập 2 xã: Hòa Tú 1 và Hòa Tú 2.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội khóa VII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng, bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên và 15 xã: Đại Tâm, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Tài Văn, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Qưới, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Viên An, Viên Bình.[5]
Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết số 64/NQ-CP về việc điều chỉnh các xã, huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Theo đó tách 18.897,59 ha diện tích tự nhiên và 55.031 nhân khẩu của huyện Mỹ Xuyên (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Tài Văn, Viên An, Viên Bình) để thành lập huyện mới Trần Đề.[6]
Như vậy, huyện Mỹ Xuyên còn lại 37.095,15 ha diện tích tự nhiên và gần 160.000 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên và 10 xã: Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, Ngọc Đông, Thạnh Quới, Hòa Tú 1, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Ngọc Tố, Hòa Tú 2.
Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Các trường trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên:
Nền Giáo dục phát triển như sau:
- Trường THPT
- THPT Mỹ Xuyên
- THPT Ngọc Tố
- THPT Hòa Tú
- THPT Văn Ngọc Chính
- Cao đẳng
- Trường Cao đẳng Sư Phạm Sóc Trăng
- Trường cao đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng (di dời từ TP. Sóc Trăng vào năm 2015).
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1 đi qua các xã Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới. Đường tỉnh có Đường 934 Mỹ Xuyên đi Kinh Ba, đường 936 từ Đại Tâm đi Tham Đôn, đường 936B từ Tham Đôn đi Cổ Cò rồi vòng sang Chợ Kinh, đường 939 từ Đại Tâm đi Bố Thảo, đường 934 từ Nhu Gia đi Chợ Kinh. Đường huyện có đường 14 Mỹ Xuyên đi Giồng Có, Tắc Giồng vòng về Nhu Gia, đường 15 Hòa Phuông sang Hòa Thượng, đường 18 từ Gia Hòa 2 sang Hòa Tú 1, đường 20 từ Thạnh Quới sang Gia Hòa 2. Nhìn chung từ huyện lỵ Mỹ Xuyên đi thị xã Vĩnh Châu, huyện Thạnh Trị, huyện Trần Đề, thành phố Sóc Trăng bằng đường bộ khá thuận lợi. Ngoài ra, hệ thống hương lộ, liên ấp đa phần đã được trãi bê tông tỏa đi khắp các nẻo đường trong huyện, xã thuận lợi cho việc đi lại và giao thương của nhân dân trong vùng.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Quyết định 111-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Hậu Giang
- ^ Quyết định 128-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu
- ^ Nghị quyết của Quốc hội CHXHCNVN ngày 26 tháng 12 năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh.
- ^ Nghị quyết số 64/NQ-CP của Chính phủ Lưu trữ 2020-12-03 tại Wayback Machine, Trang Chính phủ Việt Nam.