Người Triều Tiên tại Đài Loan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Triều Tiên tại Đài Loan
Đại diện của phái đoàn Triều Tiên tại Đài Bắc Oh Sang-sik tại Samsung Running Festival 2006
Tổng dân số
3.968 (2011, MOFAT)[1]
3,574 (2012, NIA)[2]
Khu vực có số dân đáng kể
Đài Bắc, Cao Hùng
Ngôn ngữ
Tiếng Triều Tiên, Tiếng Trung
Sắc tộc có liên quan
Người Triều Tiên

Người Triều Tiên tại Đài Loan là nhóm dân cư lớn thứ 30 thuộc cộng đồng người Triều Tiên sống ở nước ngoài ("Triều kiều") và là cộng đồng nước ngoài lớn thứ 9 ở Đài Loan.[1][2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dù từng có một số ngư dân người Triều Tiên lạc đường, buộc phải định cư ở Đài Loan vào thời nhà Triều Tiên, số lượng những người này không đáng kể. Ngay cả sau khi Nhật Bản kiểm soát Đài Loan vào năm 1895 và sau đó là Triều Tiên bị Nhật Bản cai trị một thập kỷ sau đó, việc di cư từ Triều Tiên sang Đài Loan xảy ra không thường xuyên; chỉ sau hậu quả của Phong trào ngày 1 tháng 3 năm 1919 và những khó khăn kinh tế liên quan đã khiến việc di cư của người Triều Tiên đến Đài Loan trở thành một hiện tượng phổ biến. Hầu hết những người di cư đều định cư ở Cơ Long và các thành phố cảng khác, nơi họ kiếm sống bằng nghề đánh cá.[3] Trong chiến tranh thế giới thứ hai, một số người Triều Tiên cũng bị bắt để phục vụ lao động và được đưa đến Đài Loan.[4] Sau thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt sự cai trị của Nhật Bản tại Đài Loan, ước tính 1.300 binh sĩ Triều Tiên phục vụ trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản và 2.000 thường dân đã tổ chức cuộc hồi hương riêng đến bán đảo Triều Tiên, và đến năm 1946, chỉ có 400-500 người Triều Tiên được biết đến là còn sống ở Đài Loan.[5]

Chính phủ Quốc dân Đảng mới tiếp quản quyền quản lý và thiết lập lại các yêu cầu về việc cư trú tại Đài Loan, với các yêu cầu mới tương đối cứng nhắc, vì vậy những người Triều Tiên duy nhất có thể có được thẻ cư trú là các quan chức và những người có kỹ năng hữu ích trong việc tái thiết sau chiến tranh, ví dụ là những kỹ sư. Những người ở lại này thành lập Hiệp hội Triều Tiên tại Đài Loan vào năm 1947.[6][7] Do chính sách phân biệt đối xử của chính phủ có lợi cho ngư dân bản địa, hầu hết người Triều Tiên đã bị buộc rời khỏi ngành đánh cá, và chuyển sang làm nông nghiệp và thương mại; họ dần dần rời khỏi Cơ Long, đến các khu vực đô thị lớn khác như Đài BắcCao Hùng.[3]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 25 tháng 1 năm 1961, Trường Triều Tiên Cao Hùng (까오숑한국국제학교) được thành lập là trường học Triều Tiên đầu tiên tại Đài Loan. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1962, Trường Triều Tiên Đài Bắc (타이뻬이한국학교) được thành lập. Tính đến năm 2007, có tổng cộng 28 học sinh tại trường Triều Tiên Cao Hùng và 50 học sinh tại trường Triều Tiên Đài Bắc.

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011, số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cho thấy 3.968 công dân Hàn Quốc hoặc cựu công dân hiện đang sống ở Đài Loan. Con số này tăng 26% so với con số 3.158 công dân được thống kê vào năm 2009.[1][8] Trong đó có 420 người có quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc, 283 người là công dân tạm trú, 686 là sinh viên quốc tế và 2.579 người còn lại có các quốc tịch khác.[1] Số liệu thống kê tháng 6 năm 2012 của Cơ quan Di trú Quốc gia (không tính công dân nhập tịch trước đây mang quốc tịch Hàn Quốc) cho biết trong số 3.574 công dân được thống kê, có 1.494 người được công nhận lao động (332 doanh nhân, 96 kỹ sư, 47 giảng viên, 169 nhà truyền giáo, 58 người thất nghiệp và 792 người hiện đang làm các nghề khác), trong khi số còn lại thì không (647 người nội trợ, 774 sinh viên, 652 trẻ em dưới 15 tuổi, và 7 trong các nghề khác).[2]

Nhân vật nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d 《재외동포 본문(지역별 상세)》, Ministry of Foreign Affairs and Trade, ngày 15 tháng 7 năm 2011, tr. 64, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2012, truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012
  2. ^ a b c “外僑居留人數統計”. Taipei: National Immigration Agency. ngày 25 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ a b Kim, Seung-il (tháng 3 năm 2004). “臺灣 韓僑의 역사적 遷移 상황과 귀환문제 (Expatriate Koreans in Taiwan and Issues and related to Returning to Korea)”. 《한국근현대사연구》 [Research on Modern and Contemporary Korean History] (28): 283–311.
  4. ^ Hwang, Sun-ik (tháng 8 năm 2005). “일제강점기 대만지역 한인사회와 강제연행 (Korean Community and Compulsory Seizure during Japanese Forced Occupation in Taiwan)”. 《한국독립운동사연구》 [Journal of Korean Independence Movement Studies] (24): 393–398.
  5. ^ Hwang, Sun-ik (tháng 9 năm 2005). “해방 후 대만지역 한인사회와 귀환 (Một nghiên cứu về Hội Triều Tiên và Hồi hương Triều Tiên tại Đài Loan sau Giải phóng)”. 《한국근현대사연구》 [Research on Modern and Contemporary Korean History] (34): 195–220.
  6. ^ Hwang, Sun-ik (tháng 10 năm 2019). “해방 후 대만한교협회 설립과 한인의 미귀환 (Thành lập Hiệp hội Triều Tiên tại Đài Loan và hồi hương của Hàn Quốc sau giải phóng”. 《한국근현대사연구》 [Nghiên cứu về lịch sử Hàn Quốc hiện đại và đương đại] (38): 135–159.
  7. ^ Hiệp hội Triều Tiên tại Đài Loan - Hangul: 대만한교협회; Hanja: 臺灣韓僑協會; Romaja quốc ngữ: Daeman Han'gyo Hyeophoe
  8. ^ “재외동포현황/Current Status of Overseas Compatriots”. South Korea: Ministry of Foreign Affairs and Trade. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  9. ^ “李亨淑開轟 42歲老將飆27分”, Apple Daily, ngày 22 tháng 2 năm 2006, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012
  10. ^ “유하나 "'조강지처클럽' 만난 것은 행운". Yonhap News. ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]