Bước tới nội dung

Nguyễn Hữu Luyện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Hữu Luyện
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Hữu Luyện
Ngày sinh
1937
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ cộng hòa
Quê hương
Từ Sơn, Bắc Ninh
Mất
Ngày mất
2006 (68–69 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn điện ảnh
Gia đình
Bố
Nguyễn Hữu Nhâm
Anh chị em
Nguyễn Hoàng Hồng
Nguyễn Hữu Tuấn
Nguyễn Hữu Bảo
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
Năm hoạt động1970 - 2005
Website

Nguyễn Hữu Luyện (1937–2006) là nam đạo diễn, biên kịch điện ảnh Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hữu Luyện sinh (năm 1937 - mất tháng 2 năm 2006),[1] ông là con của thương gia Nguyễn Hữu Nhâm,[2] ông chủ hãng lụa Tam Kỳ, quê gốc Bắc Ninh. Ông có 10 anh em nhưng không có ai trong số họ theo nghề buôn bán của bố mẹ. Trong số đó người anh cả của ông là đạo diễn hoạt hình Nguyễn Hữu Hồng, hai người em là nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo.[3][4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hữu Luyện từng có thời gian làm kỹ sư tại Nhà máy gang thép Thái Nguyên.[1]

Năm 1966, Nguyễn Hữu Luyện theo học lớp Đạo diễn khóa Chống Mỹ cứu nước Trường Điện ảnh Việt Nam. Khi tốt nghiệp, ông là đạo diễn kiêm quay phim thời sự chiến tranh tại Hải Phòng. Từ năm 1978, ông về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam với vị trí đạo diễn và biên kịch.[5]

Năm 2005, Nguyễn Hữu Luyện thực hiện hai bộ phim truyền hình dài tâp Vượt qua thử tháchMiền đồi ấm áp. Cuối tháng 2 năm 2006, ông bất ngờ qua đời vì bạo bệnh.[1]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Biên kịch Đồng đạo diễn Chú thích
1984 Đêm miền yên tĩnh Trần Phương
1987 Duyên nợ
1988 Lan và Điệp Trần Vũ [6]
Anh và em
1989 Tiền ơi [7]
1990 Chuyện lạ thế kỷ
1995 Mùa hoa cúc quỳ

Đạo diễn phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Chú thích
1994 Lạc cầm [5]
1996 Lạc cầm thứ 13 [8]

Phim truyền hinh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Biên kịch Hình thức Phát sóng Chú thích
1995 Sông hồng reo Không Điện ảnh truyền hình Hà Nội Đồng đạo diễn: Trần Trung Nhàn
1994 Cuốn sổ ghi đời Không VTV
1997 Tứ tử trình làng
Tình nghĩa vợ chồng Hà Nội
1999 Tiếng xưa VTV
Cầu thang nhà A6 Không Ngắn tập
2000 Thiên đường của ông nội Điện ảnh truyền hình
Hoàng hôn xanh Không
Chạy nhanh lên
2001 Thầy giáo dạy Văn
2002 Người muôn năm cũ
Hoa xương rồng VTV
Ông Reo xuất ngoại
Tôi đưa em sang sông Không
2003 Lòng mẹ -
2004 Đêm mưa Không
Hoa Xuyến chi
2005 Vượt qua thử thách Không Dài tập VTV Phi Tiến Sơn, Trịnh Lê Phong
2005 Miền đồi ấm áp Không Ngắn tập Đồng đạo diễn: Duy Thanh

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Tác phẩm Hạng mục Kết quả Đồng đạo diễn
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII Đêm miền yên tĩnh Phim điện ảnh Bông sen Bạc Trần Phương [9]
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII Anh và em Bông sen Vàng Trần Vũ [10]
1996 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995 Cuốn sổ ghi đời Phim video / truyền hình Giải B Tất Bình [11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Trọng Đăng Đàn (2010b). Điện ảnh Việt Nam, Tập 2: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam 10 năm sau kháng chiến chống Mỹ (1976-1985). Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800218. OCLC 1023445810.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Khánh Thảo. “Đạo diễn Nguyễn Hữu Luyện và bộ phim về người chiến sĩ công an”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ “Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nhớ tuổi thơ Hà Nội”. vov.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Khiết Giang (15 tháng 2 năm 2010). “Nếp nhà Tràng An”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Khánh Phương (2 tháng 1 năm 2006). “Nguyễn Hữu Bảo: Mải miết đi tìm cái đẹp”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ a b “Tiền Ơi! - Một phim của Trần Vũ & Nguyễn Hữu Luyện”. Hanoi Grapevine. 24 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ “Lan và Điệp 'gặp lại' sau 45 năm”. Báo điện tử Tiền Phong. 24 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ “Tiền Ơi! - Một phim của Trần Vũ & Nguyễn Hữu Luyện”. Hanoi Grapevine. 24 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ “Lac”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ baogiaothong.vn. “Nhà biên kịch Nguyễn Anh Dũng: Một thời cầm súng, cả đời cầm bút”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ “Khởi động LHP VN lần thứ 20: Đậm sắc màu hội nhập”. Báo Văn Hóa. 31 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 591.