Nguyễn Nghi (tiến sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Nghi
Thụy hiệuCung Ý
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1588
Nơi sinh
Hà Nội
Mất
Thụy hiệu
Cung Ý
Ngày mất
1657
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Nguyễn Thực
Học vấnTiến sĩ Nho học
Nghề nghiệpquan lại
Quốc tịchnhà Lê trung hưng

Nguyễn Nghi (chữ Hán: 阮宜; 1588-1657) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Nguồn gốc hoàng tộc Nhà Lý[sửa | sửa mã nguồn]

Theo gia phả thì họ nguyễn của ông có gốc từ hoàng tộc họ Lý, sau khi Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi lại cho chồng là Trần Cảnh, Nhà Lý mất và con cháu họ Lý bị bức hại phải bỏ trốn và đổi sang họ Nguyễn. Cha ông là tiến sĩ Nguyễn Thực là cháu đời thứ 10 của Nghĩa Nam Vương Lý Hưng Tích (là con thứ ba của vua Thánh Tông hoàng đế Lý Nhật Tôn), và ông là cháu đời thứ 11.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Nghi là con Tể tướng Nguyễn Thực thời Lê Thần Tông, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, nay là xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.

Năm 1619 đời Lê Kính Tông, ông thi đỗ đồng tiến sĩ khi 32 tuổi, cùng cha là Nguyễn Thực cùng làm quan một thời trong triều. Năm 1630 ông làm Phó sứ sang Trung Quốc cống nhà Minh.

Năm 1645 ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ, gia phong Thiếu bảo, tước Dương quận công.

Sau đó Nguyễn Nghi vào coi việc trong điện Kinh diên, kiêm đại học sĩ Đông các, Tế tửu Quốc Tử Giám.

Năm 1653 ông được thăng làm Thượng thư bộ Lại, gia thăng làm Thiếu phó, rồi vào phủ chúa Trịnh làm Tham tụng[1].

Năm 1657, ông mất, thọ 70 tuổi, được triều đình truy tặng làm Thiếu phó, tên thụy là Cung Ý.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau[2]:

Tính ông thuần cẩn, chuộng kiệm ước, không lập sản nghiệp. Đức nghiệp danh vọng của ông lúc đó ai cũng ngưỡng mộ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chức vị như Tể tướng
  2. ^ Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 319

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]