Paprika

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Paprika
Mallorcan pimentón tap de cortí paprika
Năng lượng thực phẩm
(cho mỗi 100 g khẩu phần)
282 kcal (1181 kJ)
Giá trị dinh dưỡng
(cho mỗi 100 g khẩu phần)
Chất đạm14 g
Chất béo13 g
Carbohydrate54 g
Một bát paprika Tây Ban Nha xông khói, được gọi là pimentón trong tiếng Tây Ban Nha.

Paprika (tiếng Anh Mỹ: /pəˈprkə/ ,[1] tiếng Anh Anh: /ˈpæprɪkə/ [2]) là loại gia vị nghiền được làm từ quả đỏ của một thứ lớn hơn và ngọt hơn của cây Capsicum annuum,[3] còn được gọi là ớt chuông hay ớt ngọt. Thứ phổ biến nhất được dùng để làm paprika là ớt cà chua,[4][5] đôi khi còn được cho thêm một số các thứ khác cay nồng hơn, ớt, và ớt cayenne.[6][7] Ở nhiều ngôn ngữ khác trừ tiếng Anh, từ paprika được dùng để chỉ cả cây và quả làm nên loại gia vị này.

Dù paprika thường gắn liền với ẩm thực Hungary, loại ớt dùng để làm loại gia vị này lại là loài bản địa của Tân Thế giới và sau này mới được giới thiệu sang Cựu Thế giới. Paprika có nguồn gốc từ miền trung México, và được đem đến Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ XVI. Gia vị này còn được dùng để tạo màu cho các món ăn.

Trao đổi paprika trải dài từ Bán đảo Iberia đến châu Phichâu Á,[8] và lan sang tận cả Trung Âu qua Balkan, dưới sự thống trị của đế quốc Ottoman, điều này giải thích cho nguồn gốc từ tiếng Hungary của từ tiếng Anh. Ở Tây Ban Nha, Paprika được biết tới như là pimentón từ thế kỷ thứ XVI, khi nó trở thành một nguyên liệu điển hình của ẩm thực Tây Extremadura.[8] Dù đã xuất hiện ở Trung Âu từ thời đế chế Ottoman bắt đầu xâm chiếm, paprika không phổ biến ở Hungary cho đến cuối thế kỷ thứ XIX.[9]

Paprika có loại từ không cay cho đến rất cay – mùi vị phụ thuộc vào từng quốc gia – nhưng hầu hết các cây đều tạo ra vị ngọt.[10] Paprika ngọt phần lớn được làm từ vỏ quả, với hơn nửa số hạt được tách bỏ, trong khi đó paprika cay có chứa nhiều hạt hơn, cuống, noãn, và lá đài.[8] Màu đỏ của paprika do chất carotenoid tạo nên.[11]

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Definition of PAPRIKA”. merriam-webster.com. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ “paprika - definition of paprika in English - Oxford Dictionaries”. oxforddictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “pepper”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017 – qua The Free Dictionary.
  4. ^ Mary H. Dyer. “Hungarian Tomato Pepper Plant Information”. Gardening Know How. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ “Ingredients: Paprika”. drgourmet.com. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ “What is Paprika? (with pictures)”. wisegeek.org. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ “Paprika”. Genius Kitchen. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ a b c Andrews, Jean (1995). Peppers: The Domesticated Capsicums . Austin, Texas: University of Texas Press. tr. 8. ISBN 9780292704671. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ Ayto, John (1990). The Glutton's Glossary: A Dictionary of Food and Drink Terms (bằng tiếng Anh). Luân Đôn: Routledge. tr. 205. ISBN 9780415026475. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ Sasvari, Joanne (2005). Paprika: A Spicy Memoir from Hungary. Toronto, ON: CanWest Books. tr. 202. ISBN 9781897229057. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ Gómez-García Mdel, R; Ochoa-Alejo, N (2013). “Biochemistry and molecular biology of carotenoid biosynthesis in chili peppers (Capsicum spp.)”. International Journal of Molecular Sciences. 14 (9): 19025–53. doi:10.3390/ijms140919025. PMC 3794819. PMID 24065101.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Định nghĩa của paprika tại Wiktionary