Phúc Hà

Phúc Hà
Xã Phúc Hà
Đồng ruộng ở xã Phúc Hà, phía xa là núi bãi thải của mỏ than Khánh Hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
Thành phốThái Nguyên
Địa lý
Tọa độ: 21°36′7″B 105°46′59″Đ / 21,60194°B 105,78306°Đ / 21.60194; 105.78306
Phúc Hà trên bản đồ Việt Nam
Phúc Hà
Phúc Hà
Vị trí xã Phúc Hà trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,71 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3.960 người[1]
Mật độ590 người/km²
Khác
Mã hành chính05485[2]
Websitephucha.thainguyencity.gov.vn

Phúc Hà là một thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phúc Hà nằm ở phía tây bắc thành phố Thái Nguyên, có vị trí địa lý:

Xã Phúc Hà có diện tích 6,71 km², dân số năm 1999 là 3.960 người,[1] mật độ dân số đạt 590 người/km².

Xã Phúc Hà không thuận lợi về mặt giao thông đô thị do không có các tuyến đường dân sinh lớn đi qua, đường Phúc Hà nối khu vực phía bắc của xã với đường Dương Tự Minh thuộc phường Quan Triều. Ngoài ra, tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên, một phần của đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đi qua địa bàn song không có điểm đấu nối với các tuyến đường của xã. Tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng cũng đi qua địa bàn đông bắc của xã. Suối Phượng Hoàng chảy qua phía bắc xã và giáp với suối Mỏ Bạch ở phía nam, cả hai đều đổ nước trực tiếp ra sông Cầu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn xã Phúc Hà hiện nay trước đây vốn thuộc huyện Đồng Hỷ.

Ngày 2 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 102-HĐBT sáp nhập xã Phúc Hà vào thành phố Thái Nguyên.[3]

Đến năm 2019, xã Phúc Hà được chia thành 14 xóm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14 (còn gọi là 14a), 15 (còn gọi là 14b).

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập hai xóm 1 và 3 thành xóm Mỏ, sáp nhập hai xóm 4 và 5 thành xóm 1, sáp nhập hai xóm 6 và 7 thành xóm Um, đổi tên xóm 8 thành xóm Hà, sáp nhập hai xóm 10 và 11 thành xóm Hồng, sáp nhập bốn xóm 12, 13, 14, 15 thành xóm Nam Tiền.[4]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phúc Hà được chia thành 7 xóm: 1, 2, Hà, Hồng, Mỏ, Nam Tiền, Um.[4]

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Băng truyền tải than đến nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn

Trên địa bàn xã Phúc Hà có mỏ than Khánh Hòa, nhiều người dân trong xã làm việc tại mỏ than này, tuy nhiên hoạt động khai thác cùng các bãi đất thải cao như những ngọn núi của mỏ cũng gây ra một số hậu quả như ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, nhiều đồng ruộng trên địa bàn cũng đã trở thành các bãi đổ thải.[5] Xã Phúc Hà có một phần băng tải than từ mỏ Khánh Hòa đến nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn với tổng chiều dài 2,75 km đi qua.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định 102-HĐBT năm 1985 về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thành phố thuộc tỉnh Bắc Thái
  4. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Thái Nguyên: Nguy cơ bệnh phổi gia tăng
  6. ^ Băng tải "xanh"[liên kết hỏng]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]