Phố đi bộ



Khu vực dành cho người đi bộ (còn được gọi là phố đi bộ và khu vực cấm xe cơ giới là các khu vực của thành phố hoặc thị xã dành riêng cho người đi bộ và trong đó hầu hết hoặc ô tô có thể bị cấm vào. Việc tạo ra khu phố đi bộ thường nhằm mục đích cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn cho người đi bộ, để tăng cường khối lượng mua sắm và hoạt động kinh doanh khác trong khu vực và/hoặc cải thiện sức hấp dẫn của môi trường địa phương về thẩm mỹ, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn liên quan đến xe cơ giới với người đi bộ.[1] Tuy nhiên, đôi khi việc chuyển một khu phố sang phố đi bộ có thể dẫn đến giảm hoạt động kinh doanh, mất giá tài sản và chuyển dịch hoạt động kinh tế sang các khu vực khác.[2] Trong một số trường hợp, giao thông trong khu vực xung quanh có thể tăng lên, do sự dịch chuyển hơn là thay thế lưu lượng xe. Tuy nhiên, việc thiết lập các khu vực cho người đi bộ thường liên quan đến việc giảm đáng kể ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại chỗ, tai nạn và thường xuyên tăng doanh số bán lẻ và tăng giá trị tài sản tại địa phương.[2]
Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Việt Nam, khái niệm phố đi bộ bắt đầu xuất hiện từ những chợ đêm tại một số nơi như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt... từ khi Phố đi bộ Nguyễn Huệ ra đời, khái niệm phố đi bộ càng xuất hiện và phổ biến hơn. Tính đến hiện tại: Cao Bằng,Sapa, Mộc Châu, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Vinh, Huế, Đà Nẵng (sắp tới), Hội An, Đà Lạt, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá, Phú Quốc là những địa phương đang triển khai phố đi bộ tại Việt Nam.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phố đi bộ. |
- ^ Chiquetto, Sergio (1997). “The Environmental Impacts from the Implementation of a Pedestrianization Scheme”. 2 (2): 133–146. doi:10.1016/S1361-9209(96)00016-8. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2016. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b Castillo-Manzano, José; Lourdes Lopez-Valpuesta; Juan P. Asencio-Flores (2014). “Extending pedestrianization processes outside the old city center; conflict and benefits in the case of the city of Seville”. Habitat International. 44: 194–201.