Phan Thị Thanh Nhàn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Thị Thanh Nhàn
SinhPhan Thị Thanh Nhàn
9 tháng 8, 1943 (80 tuổi)
Bút danhPhan Thị Thanh Nhàn
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Tư cách công dânViệt Nam
Giai đoạn sáng tác1963-nay
Trang web
https://www.facebook.com/thanhnhan.phanthi.908

Phan Thị Thanh Nhàn (sinh 9 tháng 8 năm 1943) là một nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam. Phan Thị Thanh Nhàn giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Thành phố Hà Nội. Bà đồng thời cũng là thành viên đã có nhiều năm công tác trong Ban Chung khảo Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam, do Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng Ban, có trách nhiệm bầu chọn bài dự thi tham dự cuộc thi cấp Quốc tế do Liên minh Bưu chính Thế giới tổ chức thường niên.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Thị Thanh Nhàn sinh 9/8/1943 tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà làm thơ từ sớm, đầu thập niên 1960 đã có thơ đăng báo. Năm 1969, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, bà còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi. Phan Thị Thanh Nhàn kết hôn với nhà thơ Thi Nhị, đã mất năm 1979[1]. Hiện nay, bà đang sống cùng con gái duy nhất tại Hà Nội.

Phan Thị Thanh Nhàn được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

  • Tháng giêng hai (thơ, 1969) in chung
  • Hương thầm (thơ, 1973)
  • Chân dung người chiến thắng (thơ, 1977)
  • Xóm đê ngày ấy (truyện thiếu nhi, 1977)
  • Hoa mặt trời (1978)
  • Ánh sáng của anh (1978)
  • Tuổi trăng rằm (truyện thiếu nhi, 1982)
  • Bông hoa không tặng (thơ, 1987)
  • Nghiêng về anh (thơ, 1992)
  • Bỏ trốn (truyện thiếu nhi, 1995)
  • Bài thơ cuộc đời (thơ, 1999)
  • Thơ với tuổi thơ (thơ, 2002)
  • Con muốn mặc áo đỏ đi chơi (thơ, 2016).
  • Làm anh (thơ, 2022)
  • Một chục quả hồng

Thành tựu nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Thị Thanh Nhàn viết nhiều thơ tình, theo năm tháng, những bài thơ tình của bà từ nhẹ nhàng, tươi tắn chuyển sang giàu trải nghiệm, trăn trở nhưng độ lượng hơn. Nhưng dù thế nào, những bài thơ của bà vẫn rất chân thành, gần gũi và vì thế chiếm được chỗ trong lòng người đọc. Bài thơ Hương thầm của bà đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc năm 1984 và cũng trở nên nổi tiếng, cái Hương thầm ấy vẫn sẽ còn lan toả:

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm...

Một số bài thơ tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hương thầm
  • Con đường
  • Không đề
  • Trời và đất
  • Làm anh
  • Bảo Lộc

Các cuộc thi tham gia với cương vị Giám khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (Việt Nam)[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2000 đến nay, Phan Thị Thanh Nhàn đã tham gia làm giám khảo nhiều cuộc thi, mà nổi bật nhất là cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU dành cho Thiếu nhi (do Việt Nam tổ chức). Bà là một trong 10 Giám khảo Chung kết có công lao lớn nhất trong việc chọn lựa những tác phẩm văn học có chất lượng nhất, đại diện Việt Nam dự thi Quốc tế và đoạt nhiều giải thưởng danh giá. Qua hơn 15 năm liên tục tham gia cuộc thi với cương vị là Giám khảo, Phan Thị Thanh Nhàn cùng một số nhà văn nổi tiếng khác như Tạ Duy Anh, Lê Phương Liên, Phong Điệp, v.v... đã góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh Việt Nam thể hiện tài năng, bản lĩnh của mình trên trường Quốc tế với 11 giải Quốc tế do UPU và UNESCO trao tặng (trong hơn 25 năm Việt Nam tham gia). Hiện tại, bà vẫn tiếp tục nhận lời mời trở thành Giám khảo Quốc gia cuộc thi lần thứ 51 - 2021.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có hai người em trai. Người thứ nhất là liệt sĩ Phan Hữu Khải (1953-1972), nhân vật nam chính trong bài thơ "Hương thầm" của bà. Người thứ hai là Phan Hữu Tuấn (1955-), Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Việt Nam. Ngày 31/7/2018, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Phan Hữu Tuấn 7 năm tù về tội nêu về tội "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước". Chiều 30/1/2019, TAND Hà Nội xử phạt Phan Hữu Tuấn thêm 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo này tổng lĩnh 12 năm tù.[2][3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Có tài liệu nói chồng bà mất năm bà 32 tuổi, ở đây ghi theo bài viết của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát đăng báo Tiền phong”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2007.
  2. ^ “Tặng bia đá tưởng niệm liệt sĩ Phan Hữu Khải - nhân vật trong bài thơ " Hương Thầm"- và các liệt sĩ tại nghiã trang liệt sĩ A Lưới”. Tạp chí sông Hương. 30 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ Phan Thị Thanh Nhàn (19 tháng 8 năm 2010). “Nét đáng yêu của một nhà thơ”. Tạp chí Du lịch TPHCM. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]