Bước tới nội dung

VietPride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pride ở Việt Nam)
Ngày hội tự hào
và Tháng tự hào
Pride ở Hà Nội năm 2016
Tần suấtHàng năm
Địa điểm Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Số năm hoạt động12
Lần đầu tiên3 tháng 8 năm 2012 (2012-08-03)
Lần gần nhấtTháng 10 năm 2023 (2023-10)

VietPride, còn được gọi là Ngày hội tự hào, là sự kiện thường niên của cộng đồng LGBT ở Việt Nam, diễn ra đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 3–5 tháng 8 năm 2012, khởi xướng và chủ trì bởi Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), với vai trò quan trọng của Nguyễn Thanh Tâm, môt nhà hoạt động về quyền của người nữ trong giai đoạn đầu của phong trào LGBT tại Việt Nam[1]. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)[2] tham gia đồng hành bằng tham gia một số phiên thảo luận và chia sẻ nghiên cứu, hơn là vai trò đồng tổ chức. Tháng tự hào diễn ra ở Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2013.[3][4] Nội dung của sự kiện thường bao gồm diễu hành, chiếu phim, trình bày kết quả nghiên cứu, chia sẻ của người trong cuộc, giao lưu cộng đồng...[5] nhằm xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT ở Việt Nam.[2]

Cộng đồng LGBT ở Việt Nam còn tham gia Tháng tự hào quốc tế, diễn ra vào tháng 6 hàng năm để kỉ niệm cuộc bạo loạn Stonewall. Tháng tự hào ở Việt Nam thường diễn ra sau đó, vì lí do thời tiết.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tuyên truyền Tháng tự hào tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.
Tuyên truyền Tháng tự hào tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

Tên gọi "VietPride" có thể được sử dụng để chỉ chung cho các hoạt động tại tất cả hoặc ở một số các tỉnh thành, nhiều tỉnh thành khác nhau có thể có tên gọi, cách thức tổ chức hay chủ đề riêng. Năm 2016, VietPride được đề cử trong hạng mục "Sự kiện có ảnh hưởng đến giới trẻ" của WeChoice Awards 2016. Kể từ 2017, "Việt Pride Hà Nội" đổi thành "Hanoi Pride".[6] Sự kiện Pride ở Việt Nam từng được nhiều kênh truyền hình tại Việt Nam truyền thông như VTV4, VTV6VTV9.[7] Chương trình diễn ra online vào năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.[8]

Bảng tóm tắt Pride theo năm
Năm Thời gian Chủ đề Chú thích
2012 3–5 tháng 8 Từ Stockholm đến Hà Nội: Pride không biên giới [9]
2013 2–25 tháng 8 Niềm tự hào lan tỏa [3]
2014 18 tháng 7 – 3 tháng 8 Hãy cứ sống - Hãy cứ yêu [10]
2015 12 tháng 7 – 23 tháng 8 Tung cánh [11]
2016 24 tháng 7 – 28 tháng 8 Là chính mình, yêu người mình yêu [12]
2017 29 tháng 7 – 1 tháng 10 Gieo mùa yêu thương, ươm mầm bình đẳng [13]
2018 1 tháng 8 – 30 tháng 9 Niềm tự hào của chúng ta [14]
2019 4 tháng 8 – 12 tháng 10 Công khai và tự hào [15][16][17]
2020 1 tháng 9 – 24 tháng 10 (TPHCM) PrideBus - Chuyến xe tự hào [18][19]
2021 16 tháng 8 – 31 tháng 10 (TPHCM) Không có việc gì khó [20]
2022 31 tháng 7 – 15 tháng 10 (TPHCM) Không khuôn mẫu [21][22][23]
2023 12 tháng 8 – 29 tháng 10 (TPHCM) Thập kỷ kiên cường [24][25]

Tại Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thời gian Chủ đề Chú thích
2012 3–5 tháng 8 Từ Stockholm đến Hà Nội: Pride không biên giới [9]
2013 2–4 tháng 8 Bước ra ánh sáng [26]
2014 1–3 tháng 8 Tay trong tay [27]
2015 31 tháng 7 – 2 tháng 8 Tôi khác biệt, tôi tự hào [28]
2016 17–21 tháng 8 Hành trình tự hào [29]
2017 18–24 tháng 9 Thủ đô tự hào [6][6]
2018 17–22 tháng 9 và 11 tháng 11 Thương mến, Hà Nội [30]
2019 16–22 tháng 9 Tôi trong chúng ta [31]
2020 14–20 tháng 10 Where are you? [32]
2021 8–14 tháng 11 On becoming Pride [33]
2022 19–25 tháng 9 Gõ cửa mở yêu thương [34]
2023 15–24 tháng 9 Những thế hệ tự hào [35]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trái Tim Sư Tử”. Goodreads (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b Nga Linh & P.Long (2012).
  3. ^ a b Trung tâm ICS (2013).
  4. ^ Quỳnh Trang (2013), "Từ năm nay [2013 - năm xuất bản bài báo], tháng 8 hằng năm cũng sẽ trở thành tháng của cộng đồng LGBT".
  5. ^ Viet Pride: Nhìn lại hành trình 6 năm tự hào của cộng đồng LGBT Việt
  6. ^ a b c Tuần lễ Hanoi Pride 2017: 18 - 24/09/2017
  7. ^ “Rainbow flag movements make inroads in Vietnam”. vietnamnet.vn. 20 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ Sau cơn mưa, phố đi bộ Nguyễn Huệ rực rỡ cờ lục sắc của cộng đồng LGBT
  9. ^ a b VietPride 2012 - Từ Stockholm đến Hà Nội: Pride không biên giới
  10. ^ VietPride 2014 - Hãy cứ sống - Hãy cứ yêu
  11. ^ VietPride 2015 - Tung cánh
  12. ^ VietPride 2016 - Là chính mình, yêu người mình yêu
  13. ^ VietPride 2017 - Hạt giống bình đẳng
  14. ^ VietPride 2018 - Niềm tự hào của chúng ta
  15. ^ [VietPride 2019 Công khai và tự hào
  16. ^ Vĩnh Long Pride
  17. ^ VIETPRIDE Khánh Hòa 2019
  18. ^ VietPride 2020 - PrideBus - Chuyến xe tự hào
  19. ^ "Chuyến xe Tự Hào" chia sẻ về một kế hoạch đặc biệt và ý nghĩa đến cộng đồng LGBTI+
  20. ^ [VietPride TP.HCM 2021] - Không có việc gì khó
  21. ^ Lịch trình Viet Pride 2022 (cập nhật ngày 19.8.2022)
  22. ^ (Hỗ trợ truyền thông) - BinhDuong Pride-Return of color 2022
  23. ^ [VietPride TP.HCM 2022] Tổng hợp sự kiện VietPride 2022
  24. ^ Pride 2023 đang rục rịch quay trở lại! (cập nhật ngày 17.8.2023)
  25. ^ Đông nghẹt người ra phố đi bộ Nguyễn Huệ với cờ lục sắc cộng đồng LGBT
  26. ^ Bước Ra Ánh Sáng
  27. ^ Sự kiện Viet Pride 2014 - Tay trong tay
  28. ^ Chào đón Lễ hội Viet Pride lần thứ 4 tại Hà Nội
  29. ^ Tuần lễ Viet Pride Hanoi 2016 - Hành trình tự hào
  30. ^ Hanoi Pride 2018: Diễu hành và Lễ hội
  31. ^ Hanoi Pride 2019 - Tôn vinh vẻ đẹp đa dạng về giới
  32. ^ Hanoi Pride 2020": Tôn trọng sự thể hiện bản thân cũng như tình yêu
  33. ^ 10 năm Hanoi Pride: Nhìn lại những thay đổi và bước tiến của cộng đồng LGBTIQ+
  34. ^ Tuần lễ Hanoi Pride 2022 quay trở lại!
  35. ^ Pride 2023 hấp dẫn giới trẻ Hà Nội với loạt hoạt động dành cho cộng đồng lục sắc

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]