Rừng núi đá vôi ở Việt Nam
Giao diện

Rừng núi đá vôi nói ở đây bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt đất đá vôi.
Đặc điểm chung
[sửa | sửa mã nguồn]Rừng thường có 2 tầng gỗ, tầng trên không liên tục, cao 15–20 m, có khi đến 25 m. Cây rừng mọc tương đối chậm, có rễ phơi trần ôm các tầng đá lớn và ăn sâu vào các khe nứt, thường gặp trên các sườn đá dốc đứng, các thung đá vôi có lớp đất mỏng.
Tổ thành rừng
[sửa | sửa mã nguồn]- Các ưu hợp thường gặp:
- Tham gia tầng trên của các ưu hợp này có thể là đinh thối, vàng kiểng, gội nếp, sấu, sâng, lát hoa, chò chỉ, chò đãi,...
- Tầng dưới là mạy tèo, teo nông
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Loại hình rừng này phân bố tập trung ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số đảo trong vịnh Bắc bộ: Cát Bà, Hạ Long.