Renault FT-17
Renault FT 17 | |
---|---|
![]() FT 17 tại Bảo tàng Quân đội Hoàng gia Brussels
|
|
Loại | Xe tăng hạng nhẹ |
Nơi xuất phát | ![]() |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1917-1945 |
Sử dụng bởi |
![]() |
Cuộc chiến tranh | Thế chiến I Nội chiến Nga Chiến tranh Ba Lan-Liên Xô Nội chiến Trung Quốc Nội chiến Tây Ban Nha Thế chiến II Chiến tranh Pháp-Thái |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Rodolphe Ernst-Metzmaier |
Năm thiết kế | 1917 |
Nhà sản xuất | Renault |
Các biến thể | Char à canon 37, Char mitrailleur, FT 75 BS, Char signal, FT 17 modifié 31, Six Ton Tank Model 1917, Russkiy Reno, FIAT 3000 |
Thông số | |
Khối lượng | 6.5 tấn |
Chiều dài | 5.00 m |
Chiều rộng | 1.47 m |
Chiều cao | 2.14 m |
Kíp chiến đấu | 2 (chỉ huy, lái xe) |
|
|
Phương tiện bọc thép | 22 mm |
Vũ khí
chính |
súng 37 mm hay súng máy 7.92 mm |
Động cơ | Renault 4-cyl petrol 39 hp (29 kW) |
Công suất/trọng lượng | 6 hp/tấn |
Hệ truyền động | trượt |
Hệ thống treo | lò xo dọc |
Tầm hoạt động | 65 km |
Tốc độ | 20 km/h |
Renault FT 17 hay Automitrailleuse à chenilles Renault FT modèle 1917 là một loại xe tăng nhẹ của Pháp; nó thuộc loại một trong những thiết kế xe tăng có ảnh hưởng và mang tính cách mạng nhất trong lịch sử.
Cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]
FT 17 là xe tăng đầu tiên được trang bị một tháp pháo quay tự do, và kiểu bố trí tháp pháo phía trên, động cơ phía sau và người lái ngồi phía trước của nó đã trở thành kiểu quy ước, được áp dụng trên hầu hết xe tăng cho đến tận ngày nay; ở thời ấy nó là kiểu thiết kế mang tính cách mạng, nhà sử học về xe thiết giáp Steven Zaloga đã gọi nó là "chiếc xe tăng hiện đại đầu tiên của thế giới".Có 84 xe Renault FT-17 sản suất trong năm 1917 nhưng 2697 xe được giao cho quân đội trong chiến tranh, trong khi Char 2C không kịp tham chiến (và có 20 A7V). Xe rất nhỏ, có giáp như những xe lớn. Tổ lái rất it: chỉ có hai người. Tuy nhỏ nhưng xe cơ động vì hệ số dùng động cơ là 6 so với 3-4 của các xe lớn. Một ưu điểm nữa của xe nhỏ là nhíp ô tô. Ưu điểm lớn nhất của xe là số lượng khổng lồ. Xe dùng rất rộng rãi.
Nhược điểm chính của xe là súng quá yếu. Xe sử dụng hai loại súng, đại liên 7,92mm và cối bắn góc thấp 37mm. Ngần đó đủ để chống bộ binh trong chiến hào, nhưng không thể bắn công sự kiên cố và càng không thể bắn mục tiêu xe cộ di động, hoàn toàn không có khả năng đấu tăng. Điều này càng làm xe này thành công vì nó xuất hiện cuối chiến tranh, Đức không chế tạo thêm được xe thiết giáp mới để đấu với nó. Nhờ danh tiếng khi đó, xe FT 17 này và các phiên bản tiến được Pháp và Ba Lan dùng rộng rãi đến Thế chiến 2, dẫn đến việc hai nước này bại trận rất nhanh chóng. Xe cũng được Ý và Nga sản xuất.
Có lẽ xe Renault FT-17 điển hình cho ngày đó, trông rất giông xe tăng nhưng lại không có tính năng chính của xe tăng là đấu tăng.
Những nước sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]
Afghanistan
Bỉ
Brasil
Tiệp Khắc
Estonia
Phần Lan
Pháp
Đức
Đức
Iran
Nhật Bản
Litva
Hà Lan
Ba Lan
România
Bạch vệ Nga
Liên Xô
Tây Ban Nha
Thụy Sĩ
Thổ Nhĩ Kỳ
Hoa Kỳ
Vương quốc Nam Tư
Việt Nam
Tham chiến[sửa | sửa mã nguồn]
- Thế chiến I
- Nội chiến Nga
- Chiến tranh Ba Lan-Liên Xô
- Nội chiến Trung Quốc
- Nội chiến Tây Ban Nha
- Thế chiến II
- Chiến tranh Pháp-Thái
Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]
- Char à canon 37
- Char mitrailleur
- FT 75 BS
- Char signal
- FT-17 modifié 31
- Six Ton Tank Model 1917
- Russkiy Reno
- FIAT 3000
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Steven J. Zaloga, The Renault FT Light Tank, London 1988, p. 3
![]() |
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Renault FT-17 |