Riad Al Solh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Riad El Solh
رياض الصلح
Thủ tướng Liban thứ 15
Nhiệm kỳ
25 tháng 9 năm 1943 – 10 tháng 1 năm 1945
Tổng thốngBechara El Khoury
Tiền nhiệmChức vụ được thành lập
Kế nhiệmAbdul Hamid Karami
Thủ tướng Liban
(Lần hai)
Nhiệm kỳ
14 tháng 12 năm 1946 – 14 tháng 2 năm 1951
Tổng thốngBechara El Khoury
Tiền nhiệmSaadi Al Munla
Kế nhiệmHussein Al Oweini
Thông tin cá nhân
Sinh1894
Sidon,  Đế quốc Ottoman
Mất17 tháng 7 năm 1951 (56-57 tuổi)
Amman,  Jordan
Đảng chính trịỦy ban Liên minh và Công lý
(1916–1920)
Độc lập
(1920–1934)
Khối Lập hiến
(1934–1951)
Phối ngẫuFayza Al Jabiri
Con cáiNăm con gái: Leila Al Solh, 'Alia Alsulh, Bahija Alsulh, Lamia Alsulh, Muna Alsulh;
Một con trai
Alma materĐại học Sorbonne (Đại học Paris)
Chuyên nghiệpLuật sư

Riad Al Solh (1894 - 17/7/1951) (tiếng Ả Rập: رياض الصلح‎) là thủ tướng đầu tiên của Liban sau độc lập.[1][2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Riad Al Solh, cũng được viết là Riad el Solh hay Riad Solh, sinh ra ở Sidon năm 1894.[1] Gia đình ông là một gia đình Sunni nổi tiếng từ Sidon, Liban.[3][4] Cha của ông là Reda Al Solh, một thống đốc cải cách ở NabatiyyahSaida và là một nhà cải cách Ả Rập hàng đầu.[5] Reda Al Solh đã bị các lực lượng Ottoman thử thách năm 1915, và sống lưu vong ở Smyrna, Đế quốc Ottoman.[5] Sau đó, ông là thống đốc Ottoman ở Salonica.[5] Ông cũng từng là bộ trưởng nội vụ trong chính phủ của Emir FaisalDamascus.[6]

Riad Al Solh học luật và khoa học chính trị tại Đại học Paris.[1] Ông dành phần lớn tuổi trẻ ở Istanbul, vì cha ông là một thành viên trong Quốc hội Ottoman.[6]

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Một bức tượng của Riad Al Solh ở trung tâm thành phố Beirut

Solh từng làm thủ tướng hai lần. Nhiệm kỳ đầu tiên là sau khi Liban độc lập (25 tháng 9 năm 1943 - 10 tháng 1 năm 1945).[7] Solh đã được tổng thống Bechara El Khoury chọn làm thủ tướng đầu tiên trong nhiệm kỳ ông ấy.[8] Solh và Khoury đã đạt được Hiệp ước Quốc gia (al Mithaq al Watani) tháng 11 năm 1943 tạo ra một khuôn khổ chính thức để thích nghi với đa tôn giáo ở Liban.[9][10][11] Hiệp ước Quốc gia là một hiệp ước không viết thành văn bản.[12] Hiệp ước tuyên bố rõ ba chức vụ thực thi hiến pháp là Tổng thống, Thủ tướng và Chủ tịch nghị viện được trao cho các tín đồ của ba tôn giáo lớn nhất ở Liban theo thống kê dân số năm 1932, cụ thể là Công giáo Maronite, Hồi giáo Sunni, Hồi giáo Shi'a.[12] Ngoài ra, trong hiệp ước này, phe Kitô hữu chấp nhận "bộ mặt Ả Rập" của Liban và hứa sẽ không tìm kiếm sự bảo vệ từ Pháp, phe Hồi giáo đồng ý chấp nhận nhà nước Liban trong lãnh thổ hiện tại của nó được vạch ra bởi người Pháp từ năm 1920 và hứa sẽ không thống nhất với Syria láng giềng. Hiệp ước cũng phân bổ các ghế trong nghị viện theo tỉ lệ 6 Kitô hữu trên 5 Hồi giáo, dựa trên cuộc điều tra dân số năm 1932 (điều này đã được sửa đổi để hai tôn giáo có số ghế như nhau trong nghị viện). Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Solh cũng là bộ trưởng Cung cấp và Dự trữ từ 3 tháng 7 năm 1944 đến 9 tháng 1 năm 1945.[13]

Solh đã nắm giữ chức vụ thủ tướng một lần nữa từ 14 tháng 12 năm 1944 đến 14 tháng 2 năm 1951[14] cũng dưới thời tổng thống Bechara El Khoury.[15] Solh chỉ trích Quốc vương Abdullah của Jordan, người đóng vai trò quan trọng trong Liên đoàn Ả Rập về vấn đề nhà nước Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.[16]

Ám sát[sửa | sửa mã nguồn]

Solh đã thoát khỏi một cuộc ám sát vào tháng 3 năm 1950.[5][17] Thủ phạm là một thành viên của Đảng Dân tộc Xã hội Syria.[5]

Tuy nhiên, vài tháng sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, ông bị bắn ngày 17 tháng 7 năm 1951 tại Sân bay Marka, Amman bởi các thành viên của Đảng Dân tộc Xã hội Syria.[3][14] Cuộc tấn công này được thực hiện bởi ba tay súng, để trả thù cho Anton Saadeh, một trong những người sáng lập đảng này.[18][19][20]

Cuộc sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Al Solh kết hôn với Fayza Al Jabiri, chị em gái của người hai lần làm thủ tướng Syria, Saadallah al-Jabiri.[21] Họ có năm con gái và một con trai, Reda, đã chết khi còn nhỏ.[5] Con gái cả của ông, Aliya (1935 - 2007), tiếp tục con đường của cha trong cuộc đấu tranh vì Liban tự do và độc lập. Aliya truyền bá di sản văn hóa phong phú của Liban ra nước ngoài cho đến khi mất ở Paris.

Lamia Al Solh (sinh năm 1937) đã kết hôn với Hoàng tử Moulay Abdallah của Maroc, chú của vua Mohammed VI.[22] Con của họ là Mouley Hicham, Mouley Ismail và con gái Lalla Zineb.

Mona Al Solh đã từng kết hôn với Talal bin Abdulaziz.[23][24] Bà là mẹ của Hoàng tử Al Waleed bin Talal, Hoàng tử Khalid bin Talal và Công chúa Reema bint Talal.[23][25]

Bahija Al Solh Assad kết hôn với Said Al Assad, cựu đại sứ Liban tại Thụy Sĩ và là cựu thành viên nghị viện. Họ có hai con trai và hai con gái.

Con gái út của ông, Leila Al Solh Hamade, được bổ nhiệm làm một trong hai bộ trưởng nữ đầu tiên trong chính phủ Omar Karami.[26]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách The Struggle for Arab Independence (2011) của Patrick Seale đề cập đến lịch sử Trung Đông từ những năm cuối của Đế quốc Ottoman đến năm 1950 đã tập trung vào sự nghiệp và tính cách của ông Solh.[6] Một quảng trường ở trung tâm Beirut, quảng trường Riad Al Solh,[27] được đặt theo tên ông.[28]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Riad al-Solh commemorated with launch of biography”. The Daily Star. ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2012.[liên kết hỏng]
  2. ^ Mugraby, Muhamad (tháng 7 năm 2008). “The syndrome of one-time exceptions and the drive to establish the proposed Hariri court”. Mediterranean Politics, special issue: The Politics of Violence, Truth and Reconciliation in the Arab Middle East. Taylor and Francis. 13 (2): 171–194. doi:10.1080/13629390802127513.Quản lý CS1: postscript (liên kết) Pdf. Lưu trữ 2013-10-12 tại Wayback Machine
  3. ^ a b R. Hrair Dekmejian (1975). Patterns of Political Leadership: Egypt, Israel, Lebanon. SUNY Press. tr. 34. ISBN 978-0-87395-291-0. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ Samir Khalaf (1987). Lebanon's Predicament. New York: Columbia University Press. tr. 91. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2013. – via Questia (cần đăng ký mua)
  5. ^ a b c d e f Kechichian, Joseph A. (ngày 11 tháng 6 năm 2009). “Resolute fighter for freedom”. Gulf News. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ a b c “Interview with Patrick Seale”. The Global Dispatches. ngày 15 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ “Rulers of Lebanon”. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ Türedi, Almula (Spring–Summer 2008). “Lebanon: at the edge of another civil war” (PDF). Perceptions: 21–36. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  9. ^ Leila Tarazi Fawaz (ngày 6 tháng 2 năm 1995). An Occasion for War: Civil Conflict in Lebanon and Damascus in 1860. University of California Press. tr. 222. ISBN 978-0-520-08782-8. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ Philip G. Roeder; Donald S. Rothchild (2005). Sustainable Peace: Power And Democracy After Civil Wars. Cornell University Press. tr. 228. ISBN 978-0-8014-8974-7. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2012.
  11. ^ Hudson, Michael C. (tháng 1 năm 1969). “Democracy and Social Mobilization in Lebanese Politics”. Comparative Politics. 1 (2): 245–263. doi:10.2307/421387. JSTOR 421387.
  12. ^ a b Vanessa E. Shields; Nicholas Baldwin (2008). Beyond Settlement: Making Peace Last After Civil Conflict. Associated University Presse. tr. 159. ISBN 978-0-8386-4183-5. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  13. ^ “Former Ministers”. Ministry of Economy and Trade. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  14. ^ a b Kamil Dib, "Warlords and Merchants, The Lebanese Business and Political Establishment", tr. 89
  15. ^ “Political leaders of Lebanon”. Terra. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  16. ^ Shlaim, Avi (Autumn 1990). “The Rise and Fall of the All-Palestine Government in Gaza”. Journal of Palestine Studies. 20 (1): 37–53. doi:10.2307/2537321. JSTOR 2537321.
  17. ^ Knudsen, Are (tháng 3 năm 2010). “Acquiescence to assassinations in post-civil war Lebanon?”. Mediterranean Politics. Taylor and Francis. 15 (1): 1–23. doi:10.1080/13629391003644611.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  18. ^ “Six major leaders killed in Lebanon since 1943”. The Telegraph. ngày 2 tháng 6 năm 1987. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012.
  19. ^ Kliot, N. (tháng 1 năm 1987). “The collapse of the Lebanese state”. Middle Eastern Studies. Taylor and Francis. 23 (1): 54–74. doi:10.1080/00263208708700688. JSTOR 4283154.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  20. ^ Tim Llewellyn (ngày 1 tháng 6 năm 2010). Spirit of the Phoenix: Beirut and the Story of Lebanon. I.B.Tauris. tr. xiii. ISBN 978-1-84511-735-1. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
  21. ^ The Middle East enters the twenty-first century, By Robert Owen Freedman, Đại học Baltimore 2002, trang 218.
  22. ^ Morocco Foreign Policy And Government Guide. International Business Publications. ngày 30 tháng 1 năm 2004. tr. 84. ISBN 978-0-7397-6000-0. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  23. ^ a b Henderson, Simon (ngày 27 tháng 8 năm 2010). “The Billionaire Prince”. Foreign Policy. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2012.
  24. ^ Moubayed, Sami (ngày 1 tháng 2 năm 2011). “Lebanon cabinet: A tightrope act”. Lebanon Wire. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  25. ^ Mamoun Fandy (2007). (Un)civil War of Words: Media and Politics in the Arab World. Greenwood Publishing Group. tr. 43. ISBN 978-0-275-99393-1. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2012.
  26. ^ “Leila Al Solh” (PDF). World Association of girl guides and girl scoutes. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  27. ^ Young, M., The Ghosts of Martyrs Square: An Eyewitness Account of Lebanon's Life Struggle (New York: Simon & Schuster, 2010), p. 129.
  28. ^ “The Killing Will Continue Until,C*”. Dar Al Hayat. ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2013.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Thủ tướng Liban
1943–1945
Kế nhiệm:
Abdul Hamid Karami
Tiền nhiệm:
Saadi Al Munla
Thủ tướng Liban
1946–1951
Kế nhiệm:
Hussein Al Oweini