Thành viên:Baoothersks/Ernest Hemingway

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ernest Hemingway
Sinh(1899-07-21)21 tháng 7, 1899
Oak Park, Illinois, Hoa Kỳ
Mất2 tháng 7, 1961(1961-07-02) (61 tuổi)
Ketchum, Idaho, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpNhà văn, Tiểu thuyết gia, Nhà báo
Quốc tịch Hoa Kỳ
Thể loạiLãng mạn
Trào lưuThế hệ đã mất
Phối ngẫuElizabeth Hadley Richardson (1921–1927) Pauline Pfeiffer (1927–1940) Martha Gellhorn (1940–1945) Mary Welsh Hemingway (1946–1961)
Con cáiJack Hemingway (1923–2000) Patrick Hemingway (1928–) Gregory Hemingway (1931–2001)



Chữ ký

Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7 năm 18992 tháng 7 năm 1961) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo. Ông là một phần của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20 của thế kỷ XX và là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh thế giới I, sau đó được biết đến qua "Thế hệ đã mất". Ông đã nhận được Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cảGiải Nobel Văn học năm 1954.

Hemingway sinh ra và lớn lên ở ngôi làng Oak Park, Illinois. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông trở thành phóng viên của tờ The Kansas City Star trước khi sang Mặt trận Ý nhập ngũ với tư cách là tài xế quân y trong Thế chiến thứ nhất. Năm 1918, ông bị thương nặng ở chân và buộc phải về nước. Chính những kinh nghiệm thực tiễn thời chiến của Hemingway đã đặt nền móng cho cuốn tiểu thuyết Giã từ vũ khí (1929).

Năm 1921, ông kết hôn với người vợ đầu Hadley Richardson và chuyển đến sống ở Paris. Tại đây, ông vừa làm phóng viên vừa viết văn, đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nhà văn, nghệ sĩ theo chủ nghĩa hiện đại trong một cộng đồng xa xứ, được biết đến với cái tên "Thế hệ đã mất". Năm 1926, Hemingway cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình mang tên Mặt trời vẫn mọc. Ông ly hôn với Richardson một năm sau đó và lấy Pauline Pfeiffer về làm vợ. Tuy nhiên, họ ly hôn sau khi Hemingway trở về từ Nội chiến Tây Ban Nha (1936–1939), cuộc chiến mà ông tham gia với vai trò nhà báo và là tiền đề quan trọng cho cuốn tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai (1940). Martha Gellhorn trở thành người vợ thứ ba của ông vào năm 1940, nhưng cả hai lại ly thân sau khi Hemingway gặp Mary Welsh ở Luân Đôn trong Thế chiến thứ hai. Sau đó, Hemingway đã có mặt cùng quân Đồng minh trong cuộc đổ bộ Normandiegiải phóng Paris.

Nguyên lý tảng băng trôi là đặc điểm trong văn phong của Hemingway. Nó được mô tả là sự kiệm lời, súc tích và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của văn chương thế kỉ XX. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm của ông là những người mang đặc trưng của chủ nghĩa khắc kỷ. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899 tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô giàu có nằm về phía tây thành phố Chicago. Ông là người con trai đầu tiên và là con thứ hai của bác sĩ Clarence Edmonds Hemingway và nhạc sĩ Grace Hall Hemingway. Cha mẹ ông đã trải qua một nền tảng giáo dục tốt và nhận được sự kính trọng từ Oak Park, một cộng đồng bảo thủ mà kiến trúc sư Frank Lloyd Wright từng nhận xét rằng "Ở đó có rất nhiều nhà thờ cho những người tốt đến cầu nguyện". Khi Clarence và Grace Hemingway kết hôn năm 1896, họ sống với cha của Grace là Ernest Miller Hall. Chị gái Marcelline ra đời trước ông vào năm 1898, kế đến là Ursula vào năm 1902, Madelaine năm 1904, Carol năm 1911, cuối cùng là Leicester vào năm 1915.

Mẹ của Hemingway, một nhạc sĩ nổi tiếng trong làng, đã dạy con trai mình chơi đàn cello dù cho cậu không chịu học. Sau này khi về già, Hemingway thừa nhận rằng những bài học âm nhạc ấy đã góp phần định hình phong cách viết của riêng mình, được chứng thực bởi "cấu trúc đối điểm" trong tác phẩm Chuông nguyện hồn ai. Lúc trưởng thành, Hemingway tuyên bố ông rất ghét mẹ mình, nhưng người viết tiểu sử Michael S. Reynolds lại chỉ ra rằng hai người có chung niềm đam mê và lòng nhiệt thành với nhau. Cứ mỗi hè, gia đình ông lại du lịch đến Hồ Walloon nằm gần Petoskey, Michigan. Ở đó, Ernest cùng cha mình tham gia các chuyến đi săn, câu cá và cắm trại trong rừng và hồ thuộc Bắc Michigan. Những trải nghiệm đầu đời này đã khơi dậy trong Hemingway niềm đam mê suốt đời đối với các chuyến phiêu lưu ngoài trời và sinh sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh.