Thành viên:Lý Anh Tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân

Lý Anh Tử

Thành viên này thuộc Nhóm không bỏ phiếu trên wikipedia
SinhBính Ngọ, 1154 TCN
(3177 tuổi)
Hồ Động Đình
Dân tộcBách Việt
Hoa Hạ
Kỷ nguyênCổ đại
Trung đại
Hiện đại
Tác phẩm nổi bậtHoa tử binh pháp
Lý Anh Tử
Đảng phái chính trịTử Vi cung
Cha mẹ
Người thânKim Tra (anh trai)
Mộc Tra (anh trai)
Na Tra (anh trai)
Tên tiếng Trung
Phồn thể李瑛子
Bính âm Hán ngữLǐ Yīng Zi
Wade–GilesLi3 Ying4 Tzu5
Tự: Y Lan
Phồn thể伊蘭
Giản thể伊兰
Bính âm Hán ngữYī Lán
Hiệu: Côn Luân Nữ Quân
Phồn thể崑崙女君
Giản thể昆仑女君
Bính âm Hán ngữKūnlún nǚ jūn
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữLý Anh Tử
Hán-Nôm李瑛子

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Anh Tử nguyên là con gái của Viêm Đế Thần Nông, thuộc Thần Nông thị, sinh ra vào năm thứ nhất đời Đế Tân nhà Ân, khi lên ba được Thác Tháp Lý Thiên Vương Lý Tịnh nhận nuôi, cải họ thành Lý. Đế Tân vô đạo, Lý Anh Tử cùng cha nuôi và các anh trai phò Chu Vũ Vương diệt Trụ. Sau khi hoàn thành bá nghiệp, Lý Tịnh cùng các con được phong quyền thống lĩnh thiên binh thiên tướng. Lý Anh Tử cũng vì vậy mà theo cha lên thiên đình, được Nguyên Thủy Thiên Tôn nhận làm đệ tử. Tuy nhiên, cô không chịu an phận chốn thiên đình mà chỉ thích ở nơi hạ giới, du ngoạn bốn phương. Hàng nghìn năm trôi qua, tính tình Anh Tử vẫn trẻ con không chịu thay đổi.

Một ngày nọ khi đến nước Việt, cô được Ngô Bá Khá chân nhân cảm hóa và thu nhận làm đệ tử. Kể từ đó, Anh Tử được Khá Tử truyền dạy đạo pháp. Sau khi Khá Tử bị đám cường hào ác bá cấu kết cùng lũ tham quan vô lại tống vào lao ngục thì bà được tôn sư Huấn Hoa tử thu nạp. Như vậy, xét về thứ hạng, Anh Tử vừa là đệ tử những cũng vừa là tiểu sư muội của Khá Tử. Sau khi ở lại Hồng Hoa cốc học đạo nhiều năm, Anh Tử quyết định hạ sơn phổ độ chúng sanh, dấn thân vào chốn hồng trần.

Giải nạn giúp Truy Mộng cư sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Việt vương Trọng năm thứ 2, Canh Tý, mùa thu, tháng 7, đương khi quá lộ qua một sơn thôn nhỏ nằm ở một nơi thâm sơn cùng cốc đất Tây Nguyên thì trời cũng đã chập choạng tối. Càng tiến đến gần khu nhà thì 4 chữ Truy Mộng gia trang trên tấm hoành phi cũ kỹ cũng dần hiện rõ. Đi được một khoảnh khắc đột nhiên Anh Tử chững lại, cô cảm nhận được yêu khí, chứng tỏ nơi này đang bị ác ma hoặc yêu quái quấy nhiễu. Với kinh nghiệm nhiều năm thu thập được khi theo sư phụ học đạo, gặp gỡ đủ loại sự kiện linh dị, nữ chân nhân cảm thấy yêu khí nơi đây lúc hiện hữu lúc lại trầm lắng. Cho rằng yêu quái đang ngày càng mạnh thêm và nếu không xử lý kịp thời thì gia chủ sẽ bị ác ma khống chế, dẫn lối bước vào ma đạo, để lại hậu quả khôn lường. Đối với một con người tu đạo, trảm yêu trừ ma là thiên mệnh, trước những gì mà mình vừa chứng kiến, Anh Tử quyết không nhắm mắt làm ngơ.

Ngẫm nghĩ giây lát, Anh Tử quyết định gõ cửa. Đợi mãi một lúc thì mới có một gia nô chạy ra mở cửa. Sau khi xưng họ tên và yêu cầu được qua đêm tại trang, tên gia nô vội mời Anh Tử vào nhà, rót trà dâng lên và chạy vào hậu viện báo cho chủ nhân biết. Một lát sau, chủ nhà cùng phu nhân xuất hiện bái kiến Anh Tử, cô vội đứng dậy thủ lễ. Người chồng cung kính nói:

–Tại hạ là Nguyễn Triều, hiệu Truy Mộng, còn phu nhân là Lê thị. Không biết hôm nay có nữ sĩ đại giá quang lâm đến tệ xá nên không kịp thời đón tiếp, mong nữ sĩ lượng thứ!"

Anh Tử đáp rằng:

– Vô Lượng Thiên Tôn, bần đạo là Lý Anh Tử, tự Y Lan, hiệu là Côn Luân nữ quân, hôm nay đi ngang qua nơi đây, vì trời đã gần tối, nên mạo muội gõ cửa xin trú lại một đêm. Đã thất lễ!

Nói đoạn, liền khom lưng bái gia chủ. Nguyễn Triều vội vã đỡ Anh Tử và nói:

– "Tại hạ quả thực không dám!", đoạn quay sang nói với mấy đứa nô tỳ, "bay đâu, dẫn Lý Chân nhân vào phòng thay đồ", rồi lại ngoảnh sang nói với Anh Tử, "mời nữ sĩ vào thay y phục rồi cùng gia đình dùng bữa tối!"

Anh Tử sau khi thay đồ xong liền cùng gia quyến gia chủ dùng bữa tối. Chủ khách đàm đạo với nhau rất tâm đắc. Nguyễn Triều (Truy Mộng) mang dáng dấp của một thư sinh, ngoại hình chỉ trên dưới 20, phu nhân thì còn trẻ hơn nữa, chỉ trạc 18-20 tuổi. Anh Tử trong lúc trò chuyện thì để ý thấy sắc mặt của Truy Mộng khá nhợt nhạt, mệt mỏi, giống người mất ngủ rồi lại nghĩ đến yêu khí đã cảm nhận được lúc ở bên ngoài, cô cảm thấy được mối liên hệ giữa hai chuyện trên, bèn hỏi:

– Ta cảm thấy cư sĩ có vẻ không được khỏe. Không rõ cư sĩ gần đây gặp phải chuyện gì chăng?

Truy Mộng ngậm ngùi nói:

– "Không giấu gì Lý Chân nhân, tại hạ gần đây quả thực không khỏe chút nào. Ban ngày tâm thần bất ổn định, chỉ mỗi đoạn từ giờ Ngọ cho đến giờ Hợi là còn tỉnh táo. Đêm đến cứ đến giờ Sửu thì cứ như bị ai đó gõ búa vào đầu, khi tỉnh dậy thì đầu đau khôn tả, nhưng nhìn xung quanh thì tuyệt nhiên chẳng thấy ai ngoại trừ phu nhân nằm bên ngủ say như chết. Nhưng khi tại hạ chợp mắt thì mọi chuyện lại tái diễn, thỉnh thoảng lại nghe tiếng như ai đó thì thầm bên tai. Chỉ đến khi mặt trời ló dạng mọi chuyện mới qua đi. Tuy nhiên khi hỏi đám gia nô thì tuyệt chẳng ai nghe gì cả."

Anh Tử gặng hỏi:

– "Cư sĩ có thể cho ta biết, sự việc này đã diễn ra được bao lâu?"

Truy Mộng nói:

– "Thưa nữ sĩ, sự việc này thực ra mà nói mới chỉ xảy ra 2 tuần trở lại đây, kể từ khi ta dự kỳ thi Hội ở Thăng Long quay về."

Anh Tử hỏi tiếp:

– "Nguyễn cư sĩ trong thời gian thi hội ở Thăng Long, có đắc tội với kẻ nào hay không?

Truy Mộng ngẫm nghĩ một chốc rồi nói:

– "Tại hạ là tú tài, không dám nhận tinh thông kinh sử thông hiểu lễ nghĩa nhưng tuyệt đối chưa bao giờ làm mấy chuyện xấu, lại không biết kết thâm thù đại hận với kẻ nào. Chỉ nhớ là có lần tại hạ có phê bình Thám hoa Tư Mã Tiến rằng văn chương của hắn ta có vấn đề trước mặt bá quan trong triều khiến hắn bị bẽ mặt."

Anh Tử liền lắc đầu mà nói:

– "Vô Lượng Thiên Tôn, lời giải thích phù hợp nhất là tên Tư Mã Tiến này đã mời thầy pháp sử dụng bí thuật triệu hồi âm binh để quấy nhiễu gia đình cư sĩ. Lúc này âm khí của chúng chưa mạnh. Tuy nhiên vào cái tháng cô hồn này, đám âm binh lại tích tụ thêm vô số oán khí từ oan hồn ngạ quỷ. Với lại bần đạo để ý trước cửa gia trang có một cái đầm đã gần khô hạn mà nước đọng dễ tụ âm khí, đám âm binh hấp thu được, chỉ thời gian ngắn chắc chắn sẽ mạnh lên gấp bội. Đến khi đó thì không chỉ cư sĩ mà những người xung quanh sẽ bị liên lụy."

Truy Mộng vội quỳ mọp xuống và nói:

– "Cầu xin Chân nhân giúp đỡ chúng tôi. Tại hạ có mệnh hệ gì cũng không sao, nhưng phu nhân, phu nhân cô ấy đang mang cốt nhục của hai người chúng tôi, nếu cô ấy có mệnh hệ gì, tại hạ chết không nhắm mắt!"

Anh Tử vội đứng dậy đỡ Truy Mộng lên và nói:

– "Vô Lượng Thiên Tôn, Truy Mộng cư sĩ cứ yên tâm, ta sẽ có cách giải quyết. Tạm thời ta sẽ viết vài lá bùa để ngài treo lên ở các cửa. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp cầm cự xua đuổi đám ma quỷ một thời gian, ta cần về Hồng Hoa cốc lấy bảo kiếm trừ tà. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chỉ 7 ngày nữa là rằm tháng 7, cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ quay lại trần gian. Nếu ta không quay trở lại kịp thời thì chắc chắn mọi chuyện sẽ rất nghiêm trọng."

Nói xong, Anh Tử lấy xấp giấy vàng từ trong tay nải rồi viết mấy lá bùa bảo với Truy Mộng sai bọn gia nhân đem dán khắp mấy cổng ra vào. Quả thực đêm hôm đó Truy Mộng ngủ ngon giấc, tuy nhiên bọn gia nhân bàn tán với nhau là vào tầm canh hai có tiếng như đoàn người diễu hành ở ngoài đường. Sáng sớm hôm sau, lúc vầng thái dương vừa ló dạng, Anh Tử xin nắm xôi gói vào lá chuối cùng một con ngựa khỏe, rồi từ biệt họ Nguyễn mà quay về Hồng Hoa cốc thỉnh giáo sư phụ.

Lý do cho sự việc lần này, phải nói đến Tư Mã Tiến. Ngày hôm đó khi bị Nguyễn Triều phê bình trước mặt đám đông, y cảm thấy bị sỉ nhục nên đem lòng oán hận. Ngay tối hôm đó, y cùng mấy đứa gia thuộc đánh xe ngựa lên Cao Bằng, quyết thỉnh thầy mo người dân tộc thiểu số về phủ. Sau khi tìm kiếm được người cần tìm, Tư Mã Tiến hí hửng rước thầy về phủ. Thầy mo chuẩn bị một số đồ cúng, lập tràng thiền định suốt hai ngày liền rồi luyện bùa. Tư Mã Tiến không hiểu là thầy đang làm gì, đang sốt ruột định hỏi thì bỗng nhiên thấy lá bùa trên bàn chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Y giật mình kinh hãi mới cất tiếng hỏi, ông thấy mới nói là:

– "Quan lớn yên tâm đi, kẻ thù của ngài sẽ chết chẳng toàn thây đâu. Tôi luyện bùa điều khiển âm binh nên sẽ chẳng ai biết rằng ngài là thủ phạm cả!"
[...][1]

Cuối giờ Dậu đêm hôm đó, Lý Anh Tử lập đàn tế lễ tại nhà chính, vận trường sam,[2] chuẩn bị thi triển pháp thuật trừ tà, đứng bên cạnh chỉ có hai tiểu đồng là A Man và Tây Minh và chủ nhà là Truy Mộng. Lúc bấy giờ, cửa chính thông ra cổng được mở toang, còn những người khác trong gia đình đều ẩn nấp trong nhà bếp, chung quanh dán toàn bùa chú.

Hôm nay là ngày rằm, lẽ ra trăng sáng chang chang nhưng đột nhiên mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến. Không bao lâu sau, mưa dông nổi lên, đập vào lá cây rào rào, xào xạc giống như tiếng cô hồn dã quỷ bộ hành, tiếng gió thổi nức nở như than như khóc, làm cho bầu không khí nơi đây vốn bất thường lại càng quỷ dị hơn. Bỗng nhiên có một tiếng động mạnh vang lên ở chính môn, và cùng lúc đó một tia chớp vụt sáng, hiện rõ một bóng đen to lớn đang đứng trước cửa, kinh sợ hơn, ngay ở trước sân là cả tá bóng đen lúc nhúc.

Anh Tử không nói gì, tay bốc nắm gạo nếp vung ra giữa sân, rồi đột nhiên khi nắm gạo nếp rơi giữa sân thì bỗng nổ đen đét, kèm theo là những tiếng thét ghê rợn. Nói đoạn Anh Tử lệnh Tây Minh lấy một cái bát to lấy chu sa trộn máu chó, rồi vẽ lên trên bùa vài nét, nhẹ nhàng phất khởi, lá bùa tự cháy, sau đó đặt tro vào cái bát to, biến tro thành nước. Cùng lúc đó A Man dắt một chó mực lớn dắt đến bên cạnh. Chó mực bỗng nhiên khỏe mạnh lạ thường, dù cao chỉ đến đầu gối một người nhưng kéo đổ A Man hướng ra cổng mà sủa, cực kỳ dữ tợn. Bóng đen to lớn kia bay vào vật lộn và quật ngã con chó. Nguyễn Triều kinh sợ, ngã sập xuống đất. Anh Tử không nói gì, kẹp ra một đạo linh phù, trong miệng niệm chú:

– "Thái thượng lão quân phổ tại vạn phương, đạo vô bất ứng tam giới chi nội, lục hợp chi trung, thuận chi giả cát, nghịch chi giả hung, sắc mệnh nhất đáo, lôi đình tùy hành, đệ tự hữu nạn hạnh nguyện nhữ giai, phùng hung hóa cát, hóa ương vi tường, cấp cấp như luật lệnh."

Lúc này Anh Tử cầm bát nước bùa ngậm rồi phun lên kiếm gỗ đào, rồi hai tay kết thủ ấn, ngay sau đó cắn đứt ngón trỏ, dùng huyết bôi lên kiếm, kiếm đột nhiên phát ra hồng quang. Anh Tử múa máy vài đường, rồi hướng thẳng bóng đen mà đâm. Bóng đen bỗng nhiêu phát ra tiếng hét thảm thiết, rồi không ngừng có chất lỏng màu đen, bọt nước từ vị trí thanh kiếm chảy ra nhờn nhợt...

Minh — Đế phân tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lên ngôi kế thừa đại thống, chúa Trịnh Tuấn Minh tiến hành cải cách, chăm lo quốc sự, chính sách quyết đoán, dẹp trừ những phần tử xấu, cho nên quốc lực nước nhà trở nên hùng cường, bước vào giao đoạn phát triển rực rỡ. Sau khi tại vị được hai năm, tuy vẫn cần cù chăm chỉ như vậy, nhưng chúa có cái tật là ham mê tửu sắc, và nghiêm trọng hơn đó chính là cái tính hiếu sát. Chúa thường xuyên xử lý mọi vụ án lớn nhỏ, từ mấy vụ ăn trộm cướp giật cho đến giết người, tất cả đều tuyên án tử hình. Chính sự dưới thời chúa Tuấn Minh đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt. Ngoài ra chúa còn thường xuyên biên dịch Kinh Phật, các sách vở ngoại quốc sang tiếng Việt, tuy nhiên chất lượng dịch nhiều quyển không được tốt cho lắm. Đám sĩ phu vì thế thường xuyên lấy đó làm cớ để bắt bẻ, chê bai. Sự bất mãn lên đến đỉnh điểm tại cuộc thi Đình năm 2019, chúa không ban phát tiền thưởng cho nhiều sĩ tử đoạt giải cao khiến lòng người bất mãn. Nhiều người dâng biểu hỏi chuyện, nhưng Tuấn Minh thường làm ngơ không đáp, nếu có trả lời cũng chỉ lấy cớ là do công việc triều chính bận rộn, còn quá nhiều tấu chương cần được phê nên chưa có thời gian lo mấy chuyện vặt vãnh.

Thủ lĩnh cầm đầu cuộc nổi dậy quyết lật đổ chúa Tuấn Minh là Nguyễn Trọng Phú. Trọng Phú nguyên là quan Thượng thư trong triều, vì không màng tới chính sự, lại không đồng quan điểm với một số quan lại khác nên đã quyết định từ quan quy ẩn. Nay vì bất mãn với chính sách của Tuấn Minh, Trọng Phú quyết định thảo một bài hịch nêu rõ 3 tội trạng, hiệu triệu nhân sĩ trong thiên hạ khởi nghĩa lật đổ chúa. Sau khi mọi việc an bài, Trọng Phú lập đàn cáo Trời Ðất, hợp thức hóa danh vị chức chưởng trong hàng ngũ và tế cờ xuất quân. Rồi từ Phú Xuân đánh ra Nghệ An. Sau khi biết tin, Tuấn Minh đại cáo thiên hạ, đứng ra xin lỗi với bách tính và hứa sẽ thay đổi. Tuy Tuấn Minh đã đứng ra xin lỗi, nhưng Trọng Phú quyết không bỏ qua mà quyết đánh cho bằng được. Tuấn Minh không còn cách nào khác bèn cử quân triều đình đi dẹp. Trọng Phú lời nói tuy đanh thép nhưng chưa đủ trọng lượng, chưa đủ uy tín để lôi kéo đám nhân sĩ hưởng ứng, nên mấy trận đầu bị quân triều đình đánh cho thảm bại, phải bỏ Nghệ An mà rút về phía nam sông Gianh, quân Bắc Hà thừa thế nam tiến. Thấy quân Bắc Hà rầm rộ kéo đến, Trọng Phú liệu thế chống không nổi, bèn phải sai người cầu cứu phó tướng Bùi Quang Tú hiện đang tác chiến ở Thượng Lào về Phú Xuân cứu viện. Trong tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", Trọng Phú bất đắc dĩ phải lấy điều kiện nhường chức Minh chủ cho Quang Tú để được cứu mạng.

Bùi Quang Tú nhận lời, hạ lệnh cho Nguyễn Hải làm tiên phong chỉ huy 5 vạn quân vượt biên giới Việt-Lào ở Lao Bảo, rồi đánh tập hậu quân Bắc Hà ở sông Bến Hải. Tướng phụ trách hậu cần của quân Bắc Hà là Lê Chính Đức đương lúc qua sông, do lâu ngày không đánh trận, nên khi bị bất ngờ đánh úp thì luống cuống không biết xử trí thế nào nên đã bị Nguyễn Hải bắt sống. Tướng chỉ huy quân Bắc Hà là Mông Mị được tin cấp báo rằng hậu quân đã bị đánh tan, bèn nhanh trí đóng thuyền tẩu thoát về bắc bằng đường biển. Nguyễn Hải khi đến nơi thì chỉ thấy doanh trại bỏ trống không, bèn tiến quân về Phú Xuân, ép Trọng Phú nhường chức minh chủ cho Tú.

Thiên hạ bên ngoài cứ thế nhìn cầm bỏng ngô ăn chờ xem ai sẽ thắng để tranh thủ can thiệp hậu sự. Đến lúc cao điểm, khi cuộc chiến lan rộng đến nỗi các cơ quan biên giới ngừng hoạt động thì một số chủ xưởng nước ngoài bắt đầu tranh thủ lập cơ ngơi nên làm ăn phát đạt.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sẽ viết sau
  2. ^ Trường sam là y phục đạo sĩ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]