Thành viên:OneOtherLight/Ngày Quốc tế Nhảy múa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Quốc tế Nhảy múa
Cử hành bởiTất cả quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc
Ngày29 Tháng 4
Tần suấtHàng năm

Ngày Quốc tế Nhảy múa là một ngày lễ kỷ niệm toàn cầu về nhảy múa, do Ủy ban Múa của Viện Sân khấu Quốc tế (ITI), đối tác chính về nghệ thuật biểu diễn của UNESCO, thành lập. Sự kiện này diễn ra hàng năm vào ngày 29 tháng 4, để kỷ niệm ngày sinh của Jean-Georges Noverre (1727–1810), người sáng tạo ra nghệ thuật múa ba lê hiện đại. Ngày này cũng nhằm mục đích khuyến khích sự tham gia và giáo dục về múa thông qua các sự kiện và lễ hội được tổ chức trên toàn thế giới. UNESCO chính thức công nhận ITI là nhà sáng tạo và tổ chức sự kiện này.[1]

Về ngày này[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng năm, kể từ khi được thành lập vào năm 1982, một vũ công xuất sắc sẽ được lựa chọn để viết thông điệp cho Ngày Quốc tế Nhảy múa. Vào ngày này, ITI cũng tạo ra một sự kiện quan trọng tại một thành phố đăng cai, tại đó sẽ tổ chức các buổi biểu diễn, hội thảo giáo dục, các dự án nhân đạo và bài phát biểu của các đại sứ, chức sắc, vũ công và Tác giả Thông điệp được lựa chọn cho năm đó.[2]

Ngày này là một ngày lễ kỷ niệm cho những ai có thể thấy được giá trị và tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật múa, đồng thời là lời cảnh tỉnh cho các chính phủ, chính trị gia và các tổ chức chưa công nhận giá trị của nó đối với người dân.

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Để đánh dấu Ngày Quốc tế Nhảy múa hàng năm, vào ngày 29 tháng 4, Học viện Sân khấu Quốc tế mời các thành viên của mình cùng với các vũ công, biên đạo múa, sinh viên và những người đam mê múa tham gia Gala Kỷ niệm.

Vũ công ba lê trên sân khấu

Gala Kỷ niệm diễn ra tại một thành phố đăng cai do Hội đồng Điều hành của Viện Sân khấu Quốc tế quyết định - ví dụ như vào năm 2017 nó được tổ chức ở Thượng Hải, Trung Quốc và năm 2018 là ở Havana, Cuba.[3]

Nội dung của chương trình Gala có thể thay đổi hàng năm, nhưng chúng thường bao gồm các màn biểu diễn hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, các màn biểu diễn của sinh viên, các bài phát biểu quan trọng và phần Thông điệp cho sự kiện được đọc trực tiếp bởi Tác giả Thông điệp được lựa chọn vào năm đó .

Ví dụ, tại Thượng Hải 2017,[4] sự kiện này đã trở thành một lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày với sự chú trọng nhiều hơn vào giáo dục thông qua các buổi hội thảo và thuyết trình về khiêu vũ do các chuyên gia múa quốc tế dẫn đầu. Các buổi biểu diễn đều diễn ra vào buổi tối, với đêm cuối cùng là Gala Kỷ niệm. Sự kiện diễn ra ở Thượng Hải cũng mang tính nhân đạo, tập trung nhiều vào việc kỷ niệm thành tích của các vũ công khuyết tật và khuyến khích trẻ em khuyết tật nhảy múa. [5]

Ngoài Gala ra, các Trung tâm ITI trên toàn cầu được khuyến khích đánh dấu ngày 29 tháng 4 tại quốc gia của họ thông qua các sáng kiến giáo dục đặc biệt, hoạt động nhân đạo, các buổi biểu diễn múa và lễ hội.[6]

Tác giả Thông điệp[sửa | sửa mã nguồn]

Để giúp lan tỏa Ngày Quốc tế Nhảy múa hàng năm, Viện Sân khấu Quốc tế đã chọn ra một nhân vật xuất sắc trong làng nhảy múa thế giới làm Tác giả Thông điệp cho sự kiện này. Trong thông điệp, Viện hy vọng rằng Tác giả có thể nhấn mạnh sự thích đáng và sức mạnh của khiêu vũ. Các Tác giả trước đây bao gồm Trisha Brown, Alicia AlonsoMerce Cunningham .

Năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập ITI, 5 Tác giả Thông điệp đã được chọn cho sự kiện năm 2018, một trong số 5 Khu vực của UNESCO. 5 Tác giả là; Georgette Gebara (Liban, Các nước Ả Rập), Salia Sanou (Burkina Faso, Châu Phi), Marianela Boan (Cuba, Châu Mỹ), Willy Tsao (Trung Quốc, Châu Á - Thái Bình Dương) và Ohad Naharin (Israel, Châu Âu).

Danh sách các Tác giả Thông điệp trước đây: [7]

Năm Tác giả Thông điệp Quốc tịch
2020 Gregory Vuyani Maqoma South Africa
2019 Karima Mansour Egypt
2018 Georgette Gebara, Salia Sanou, Marianela Boan, Willy Tsao & Ohad Naharin Lebanon, Burkina Faso, Cuba, China & Israel
2017 Trisha Brown USA
2016 Lemi Ponifasio Samoa & New Zealand
2015 Israel Galván Spanish
2014 Mourad Merzouki French
2013 Lin Hwai-min Chinese Taipei
2012 Sidi Larbi Cherkaoui Belgium
2011 Anne Teresa De Keersmaeker Belgium
2010 Julio Bocca Argentina
2009 Akram Khan (dancer) United Kingdom
2008 Gladys Agulhas South Africa
2007 Sasha Waltz Germany
2006 Norodom Sihamoni Cambodia
2005 Miyako Yoshida Japan
2004 Stephen Page Australia
2003 Mats Ek Sweden
2002 Katherine Dunham United States
2001 William Forsythe (choreographer) United States
2000 Alicia Alonso, Jiří Kylián & Cyrielle Lecueur Cuba, Russia & France
1999 Mahmoud Reda Egypt
1998 Kazuo Ohno Japan
1997 Maurice Béjart France
1996 Maya Plisetskaya Russia
1995 Murray Lewis United States
1994 Dai Ailian China & Trinidad and Tobago
1993 Maguy Marin France
1992 Germaine Acogny Benin and Senegal
1991 Hans van Manen Netherlands
1990 Merce Cunningham United States
1989 Doris Laine Finland
1988 Robin Howard United Kingdom
1987 Dance Committee of ITI International
1986 Chetna Jalan India
1985 Robert Joffrey United States
1984 Yury Grigorovich Russia
1983 No Message Author N/A
1982 Henrik Neubauer Slovenia

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Dance Day 2015 - Message by Mr Pérez de Armiñán, UNESCO's Assistant Director-General for Culture” (PDF). Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  2. ^ “Dance Day”. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  3. ^ “Main Event”. International Dance Day. Futura Communications. 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ XU Wei (21 tháng 4 năm 2017). “International Dance Day to be Celebrated in Shanghai”. shine.cn. Shanghai Daily. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ ITI (2017). IDD Brochure.
  6. ^ “International Dance Day - International Theatre Institute ITI”. www.international-dance-day.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ “International Dance Day - International Theatre Institute ITI”. www.international-dance-day.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Ngày Liên Hiệp Quốc]] [[Thể loại:Ngày nhận thức]] [[Thể loại:Sự kiện nhảy múa]] [[Thể loại:Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Tư]]