Thành viên:Vu Nguyen Ngoc Han/Aqidah

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Aqidah (tiếng Ả Rập: عقيدة, phiên âm: [ʕɑˈqiːdæ, ʕɑˈqɑːʔɪd]) là một từ về Hồi giáo trong tiếng Ả Rập với ý nghĩa "tín điều".[1] Aqidah cũng thi thoảng được gọi là tín điều Hồi giáo (tiếng Anh: Islamic creed), hoặc thần học Hồi giáo (tiếng Anh: Islamic theology).[2][3]

Aqidah không chỉ có những lời khẳng định ngắn về đức tin, và cũng có thể không phải là một phần trên con đường Hồi giáo của một tín đồ theo thường lệ.[4]Điều này để phân biệt với Iman trong việc đi sâu hơn vào các chi tiết của Iman.[5]Nhiều nhánh tư tưởng khác nhau của Hồi giáo cũng thể hiện và khẳng định các phiên bản nội dung khác nhau của aqidah, tuy nhiên khái niệm này đã trở nên phổ biến trong thần học Hồi giáo - và cũng là một phân nhánh của Hồi giáo học trong việc phân tích những niềm tin, cột trụ của Islam.

Dẫn nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Theo học giả Hồi giáo Cyril Glasse, "Các tuyên thệ về niềm tin một cách có hệ thống trở nên quan trọng ngay từ thuở sơ khai của đạo Hồi, ban đầu để loại bỏ các dị bản dị giáo, và sau đó để đưa ra các quan điểm và trình bày chúng - khi mà sự phân rẽ trong các trường phái thần học và quan điểm ngày càng gia tăng.".[6]

Tín điều đầu tiên được viết với mục đích để đáp trả các dị giáo đương thời là Fiqh Akbar và được cho là của Abu Hanifa.[6][7]Hai tín điều khác được biết tới rộng rãi là Fiqh Akbar II - đại diện cho Ahs'ariFiqh Akbar III - đại diện cho Shafi'i.[6]Al-Ghazali cũng có cho mình những câu Aqidah,[6]và những tín điều sau này chi tiết hơn những aqidah cơ bản.

Sáu đức tin cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Sáu đức tin này được truyền đạt trong Qur’anSunnah[8] và được chấp nhận bởi tất cả tín đồ Hồi giáo. Mặc dù ở những tín điều khác, hồi giáo Shia - hồi giáo Sunni và các nhánh khác có nhiều mâu thuẫn với nhau về sự tối cao của Thượng Đế hay mục đích của các thiên thần, sáu đức tin này hoàn toàn không lay chuyển.

Sáu đức tin này bao gồm:

  1. Tin vào Thượng Đếsự duy nhất của Ngài.
  2. Tin vào các thiên thần.
  3. Tin vào các cuốn sách thánh[9]
  4. Tin vào các sứ giả và tiên tri.
  5. Tin vào Ngày Phán quyết và sự phục sinh
  6. Tin vào định mệnh.

Năm tín điều đầu tiên được thể hiện trong kinh Qur'an, ví dụ như:

يَـٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓا۟ ءَامِنُوا۟ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ وَٱلْكِتَـٰبِ ٱلَّذِى نَزَّلَ عَلَىٰ رَسُولِهِۦ وَٱلْكِتَـٰبِ ٱلَّذِىٓ أَنزَلَ مِن قَبْلُ ۚ وَمَن يَكْفُرْ بِٱللَّهِ

وَمَلَـٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ وَٱلْيَوْمِ ٱلْـَٔاخِرِ فَقَدْ ضَلَّ ضَلَـٰلًۢا بَعِيدًا

Hỡi những ai có đức tin! Hãy tin tưởng nơi Allah và Sứ Giả của Ngài và Kinh Sách (Qur'an) mà Ngài đã ban xuống cho Sứ Giả cùa Ngài, và Kinh Sách mà Ngài đã ban xuống trước đây. Và ai phủ nhận Allah, các Thiên Thần của Ngài, các Kinh Sách của Ngài, các Sứ Giả của Ngài và Ngày Phán Xử cuối cùng thì quả thật y đã lạc đạo quá xa.

- Câu 136, chương 4 - Thiên Kinh.

  1. ^ The Cambridge companion to Coleridge. Lucy Newlyn (ấn bản 1). Cambridge, England. 2002. ISBN 0-521-65071-2. OCLC 50143114. |ấn bản= có văn bản dư (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
  2. ^ Muslim education in the 21st century : Asian perspectives. Saʼeda Buang, Phyllis Ghim Lian Chew. London. 2014. ISBN 978-1-317-81500-6. OCLC 880235482.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  3. ^ Islamic political radicalism : a European perspective. Tahir Abbas. Edinburgh: Edinburgh University Press. 2007. ISBN 978-0-7486-3086-8. OCLC 122339205.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  4. ^ McMahon, A. Philip; Arnold, Thomas; Guillaume, Alfred (tháng 4 năm 1932). “The Legacy of Islam”. Parnassus. 4 (4): 30. doi:10.2307/770923. ISSN 1543-6314.
  5. ^ “Let's Be Content With Iman, Not Aqeedah - IslamiCity”. www.islamicity.org. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ a b c d Boullata, Issa J. (2009). “Cyril Glassé. The New Encyclopedia of Islam. Third Edition. Lanham, MD: Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2008. viii + 718 pages, color photos, maps, charts, genealogical tables, chronology, bibliography. Cloth US$99.95 ISBN 978-0-7425-6296-7”. Review of Middle East Studies. 43 (2): 258–259. doi:10.1017/s2151348100000732. ISSN 2151-3481.
  7. ^ https://www.aicp.org/SupportingDocs/Al__Fiqh__Akbar_English.pdf
  8. ^ Sourcebook of the world's religions : an interfaith guide to religion and spirituality. Joel D. Beversluis (ấn bản 3). Novato, Calif.: New World Library. 2000. ISBN 978-1-57731-332-8. OCLC 781639314. |ấn bản= có văn bản dư (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
  9. ^ contributors, Iman Mohammad Kashi, Uwe Hideki Matzen, and Online Quran Project. “The Quran”. The Quran (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.