Thông tin sức khỏe trên Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, kể từ cuối những năm 2000, đóng góp như là một nguồn thông tin y tế phổ biến cho mọi người, bao gồm cả, các nhân viên chăm sóc sức khỏe. Các bài viết liên quan đến sức khỏe trên Wikipedia được truy cập phổ biến từ kết quả của các công cụ tìm kiếm, thường xuyên cung cấp liên kết đến các bài viết trên Wikipedia.[1] Những đánh giá độc lập đã được thực hiện về cả số lượng và nhân khẩu học của những người tìm kiếm thông tin sức khỏe trên Wikipedia, phạm vi thông tin y tế trên Wikipedia và chất lượng thông tin trên Wikipedia.[2]

Wikipedia tiếng Anh ước tính vào năm 2014 có khoảng 25.000 bài viết về các chủ đề liên quan đến sức khỏe.[3] Trên toàn bộ bách khoa toàn thư Wikipedia ở tất cả các ngôn ngữ, đã có 155.000 bài về về sức khỏe sử dụng 950.000 trích dẫn cho các nguồn và đã nhận được 4,8 tỷ lượt xem trang trong năm 2013.[4] Với lượng truy cập này làm cho Wikipedia trở thành một trong những nguồn tài nguyên y tế được tham khảo nhiều nhất trên thế giới, hoặc có lẽ là tài nguyên được tham khảo nhiều nhất.[4]

Lượng nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến cuối năm 2013, Wikipedia tiếng Anh đã có 29.072 bài viết y khoa, trong khi trên tất cả các phiên bản ngôn ngữ của Wikipedia, đã có 155.805 bài viết y khoa.[4] Tháng 3 năm 2017, Wikipedia tiếng Anh đã có 30.000 bài viết y khoa, với 164,000 bài viết y khoa trong các ngôn ngữ khác.[5] Tính đến năm 2017, có khoảng 6.000 bài viết về giải phẫu học trên Wikipedia tiếng Anh;[6] các bài viết này không được phân loại là "bài viết y khoa" trong lược đồ phân loại của Wikipedia và do đó không bao gồm trong 30.000 bài viết ở trên.[4]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số người dân ở Hoa Kỳ sử dụng internet để tìm kiếm nguồn thông tin sức khỏe.[7] Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy 22% lượt tìm kiếm chăm sóc sức khỏe trực tuyến hướng người dùng đến Wikipedia.[8]

Wikipedia được mô tả trong năm 2014 là "nguồn thông tin chăm sóc sức khỏe duy nhất hàng đầu cho bệnh nhân và chuyên gia chăm sóc sức khỏe".[9] Một nghiên cứu của một nhóm sinh viên thú y đã phát hiện ra rằng phần lớn các sinh viên đã tìm kiếm và tìm thấy thông tin y học trên Wikipedia.[10] Một số bác sĩ đã mô tả việc sử dụng Wikipedia của họ như một  "bí mật tội lỗi" [11]

Dự án cải thiện thông tin sức khỏe trên Wikipedia[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009 Viện Y tế Quốc gia đã thử nghiệm một dự án thí điểm tích hợp thông tin sức khỏe vào Wikipedia[12] Năm 2011, theo báo cáo rằng Tổ chức Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh đã bắt đầu một chương trình theo đó một số nhân viên của họ sẽ chỉnh sửa các bài viết liên quan đến ung thư trên Wikipedia.[13][14] Đại học California, San Francisco có một chương trình khuyến khích sinh viên đóng góp nội dung sức khỏe cho Wikipedia.<[15]

Sự hợp tác giữa Cochrane và Wikipedia cung cấp quyền truy cập vào Thư viện Cochrane với mục đích kết hợp thông tin đánh giá của họ vào các bài viết trên Wikipedia.[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Laurent, M. R.; Vickers, T. J. (2009). “Seeking Health Information Online: Does Wikipedia Matter?”. Journal of the American Medical Informatics Association. 16 (4): 471–479. doi:10.1197/jamia.M3059. PMC 2705249. PMID 19390105.
  2. ^ Heilman, James M; Kemmann, Eckhard; Bonert, Michael; Chatterjee, Anwesh; Ragar, Brent; Beards, Graham M; Iberri, David J; Harvey, Matthew; Thomas, Brendan (ngày 31 tháng 1 năm 2011). “Wikipedia: A Key Tool for Global Public Health Promotion”. Journal of Medical Internet Research. 13 (1): e14. doi:10.2196/jmir.1589. PMC 3221335. PMID 21282098.
  3. ^ Faric, Nusa (ngày 5 tháng 12 năm 2014). “Around half of Wikipedia's medical editors are experts”. Wikimedia Blog.
  4. ^ a b c d Heilman, James M; West, Andrew G (2015). “Wikipedia and Medicine: Quantifying Readership, Editors, and the Significance of Natural Language”. Journal of Medical Internet Research. 17 (3): e62. doi:10.2196/jmir.4069. ISSN 1438-8871. PMC 4376174. PMID 25739399.
  5. ^ Shafee, Thomas; Masukume, Gwinyai; Kipersztok, Lisa; Das, Diptanshu; Häggström, Mikael; Heilman, James (tháng 11 năm 2017). “Evolution of Wikipedia's medical content: past, present and future”. Journal of Epidemiology and Community Health. 71 (11): 1122–1129. doi:10.1136/jech-2016-208601.
  6. ^ Ledger, Thomas Stephen (tháng 9 năm 2017). “Introduction to anatomy on Wikipedia”. Journal of Anatomy. 231 (3): 430–432. doi:10.1111/joa.12640.
  7. ^ Fox, S.; Jones, S. (ngày 11 tháng 6 năm 2009). “The social life of health information”. Washington, DC: Pew Internet and American Life Project (cited ngày 6 tháng 10 năm 2010). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2018.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  8. ^ Makovsky Health (ngày 9 tháng 9 năm 2013). “Online Health Research Eclipsing Patient-Doctor Conversations – Makovsky”. makovsky.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ Note – sketchy link requires registration. IMS Health (2014). “The use of Wikipedia in Health Care”. Engaging patients through social media Is healthcare ready for empowered and digitally demanding patients?. IMS Health. tr. 16–26. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2014. Further cited in
  10. ^ Kolski, D; Arlt, S; Birk, S; Heuwieser, W (2013). “Use and acceptance of Wiki systems for students of veterinary medicine”. GMS Zeitschrift fur medizinische Ausbildung. 30 (1): Doc10. doi:10.3205/zma000853. PMC 3589678. PMID 23467415.
  11. ^ Godlee, F. (ngày 27 tháng 3 năm 2014). “Unethical, a guilty secret, and still crazy after all these years”. BMJ. 348 (mar27 1): g2396–g2396. doi:10.1136/bmj.g2396.
  12. ^ *Madrigal, Alexis (ngày 21 tháng 7 năm 2009). “Wikipedia Teaches NIH Scientists Wiki Culture – Wired Science”. Wired. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.
  13. ^ “Cancer charity 'tidies' Wikipedia”. BBC News. ngày 4 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2014.
  14. ^ “Công ty cổ phần dược phẩm Delap”. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  15. ^
  16. ^ Matheson, David; Matheson-Monnet, Catherine (ngày 30 tháng 9 năm 2017). “Wikipedia as Informal Self-Education for Clinical Decision-Making in Medical Practice”. Open Medicine Journal. 04 (Suppl-1, M2): 15–25. doi:10.2174/1874220301704010015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.