Thảo luận:Ghép nội tạng ở Trung Quốc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đề nghị xoá bảng nghi ngờ tính trung lập[sửa mã nguồn]

Mấy vị quan liêu của WikiPedia Việt Nam gắn biển nghi ngờ tính trung lập, trong khi ngoài kia các bằng chứng mổ cướp tạng ở Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước. Nhiều người Việt Nam cũng là nạn nhân của việc này. Vì phong toả thông tin, cho nên các con số trong bài này ---những con số có thể kiểm chứng được và/hoặc có nguồn minh xác theo yêu cầu của WikiPedia--- chỉ là phản ánh một góc nhỏ của nạn mổ cướp tạng của Trung Quốc mà thôi. Các vị quá quan liêu rồi.

Đề nghị đổi tên bài[sửa mã nguồn]

  1. Đề nghị đổi tên bài thành "Ghép tạng ở Trung Quốc"
  2. Bài đã được soạn lại (coi như mới vì phần cũ vốn sơ sài và ít)
  3. Vấn đề "trích nguồn" đã được giải quyết bằng cách soát xét lại toàn bộ so với bản tiếng Anh. Nếu cảm thấy vẫn có vấn đề về mặt này, thì có thể thảo luận lại.
  4. Tên "Ghép tạng ở Trung Quốc" cũng là tên quen tai với người Việt. Dù sao "thuật ngữ" của dân chúng là "du lịch ghép tạng" đã quá phổ biến cả trong và ngoài nước rồi

SenTrang (thảo luận) 02:07, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]


Người viết bài không nên tùy tiện xóa bỏ tiêu bản khi chưua cải tiến bài cũng như chèn các liên kết tự xuất bản vào. Thái Nhi (thảo luận) 14:54, ngày 17 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

SenTrang không hề tuỳ tiện. SenTrang đã bỏ rất nhiều công sức viết lại bài này. Hãy tra từ "ghép tạng" (227k) và "ghép nội tạng" (42k) ở Google rồi xem cái nào nhiều người dùng hơn.

  1. Đầu tiên bài này bị gắn bảng Chất lượng kém vì không có bất kỳ nguồn đáng tin cậy nào cho thấy độ nổi bật của tổ chức này hay xác thực tính chính xác của thông tin trong bài này.
  2. Sau đó, người viết bài này đăng các nguồn tự xuất bản hoàn toàn không có uy tín vào bài viết rồi xóa bảng Chất lượng kém.
  3. Khi các nguồn này bị gắn nhãn Nguồn không đáng tin thì lại có người xóa các nguồn này thay bằng bảng Cần dẫn nguồn, như vậy đương nhiên bài này không có một chút nguồn đáng tin cậy nào cho thấy độ nổi bật của tổ chức DAFOH. Nguồn europarl.europa.eu chỉ nói về mổ lấy nội tạng, không hề đề cập đến tổ chức DAFOH mà bài này đang nói. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 18:15, ngày 17 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu "cần dẫn nguồn" là vô lý[sửa mã nguồn]

Cả 3 chỗ đòi dẫn nguồn đều vô lý

  1. "Trên toàn thế giới, mổ cắp nội tạng từ các tử tù bị cấm là phi đạo đức." Cái này là nhận thức đạo đức nói chung. Lấy tạng người ta đem bán là phi đạo đức. Cái này cần phải dẫn ra là ai nói sao? Tất nhiên, mở điều khoản đạo đức của một số hiệp hội y tế như WMA thì là dễ dàng tìm thấy điều khoản này. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ tìm điều khoản đó ở đâu. Mà đây là nhận thức đạo đức, nghĩa là tiêu chuẩn mang tính phổ quát. Thực tế Trung Quốc, trước sức ép, đã ra luật mới, bắt buộc phải có đồng ý của người hiến... nhưng luật này không được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế
  2. "Các dữ liệu cho thấy rằng các cơ quan nội tạng đã bị lấy đi "theo mệnh lệnh" bởi vì các cơ quan nội tạng bị lấy đi mà không có sự chấp nhận của người hiến tạng và họ bị đã thiệt mạng trong quá trình này". Cái này là nói về "các dữ liệu" trong báo cáo của hai ông Matas Kilgour, nghĩa là đã dẫn nguồn ngay ở câu trên rồi.
  3. "Kiến nghị cũng kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân chủ yếu của việc mổ cắp nội tạng" Kiến nghị này là từ DAFOH, tức là đã dẫn nguồn rồi. Không cần phải đòi dẫn nguồn nữa.

103.9.196.17 (thảo luận) 11:32, ngày 5 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vậy tại sao đòi hỏi nguồn là vô lý? Nếu là nhận thức chung thì dĩ nhiên sẽ dễ tìm ra. NHD (thảo luận) 23:34, ngày 7 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Bài này đã được soạn lại theo bản tiếng Anh; vẫn giữ lại phần nội dung và ý của bài cũ. Vấn đề "dẫn nguồn" đã giải quyết. Riêng về phần nhận thức về "đạo đức" và "luật pháp" cũng được trình bày rồi. Cụ thể là là Nguyên lý chỉ đạo của WHO đưa ra (như dẫn trong bài). SenTrang (thảo luận) 10:15, ngày 8 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đổi tên bài[sửa mã nguồn]

IP 103.9.196.17 không nên tự tiện xóa hết bài và yêu cầu chuyển nội dung qua trang mới lập. Nếu cần thì di chuyển trang, để giự lịch sử trang. Tuy nhiên, các báo chí tại Việt Nam vẫn thường dùng cụm từ "ghép nội tạng" và điều này không có gì là sai. Nếu muốn viết rõ hơn, thì có thể dùng chữ "cơ quan nội tạng".--Langtucodoc (thảo luận) 21:10, ngày 31 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

  • "Organ" trong bài này nên dịch là "cơ quan tạng" (dạng đầy đủ) và "tạng" (dạng ngắn); mà không nên dịch là "nội tạng". Giác mạc mắt cũng được tính là "organ" trong khi nó không phải nằm "nội" bên trong thân thể. "Transplant" nên dịch là "cấy ghép" (dạng đủ) hoặc "ghép" (dạng ngắn). Do vậy, tên bài nên được đổi thành "Cấy ghép cơ quan tạng ở Trung Quốc" (dạng dài) hoặc tốt hơn là "Ghép tạng ở Trung Quốc" 113.190.174.97 (thảo luận) 04:54, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đổi tên bài thì dễ dàng rồi. Nhưng nên dùng những cụm từ thông dụng tại Việt Nam, chứ không cần theo đúng và dịch từng chữ theo bên bản tiếng Anh.--Langtucodoc (thảo luận) 05:28, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ở tiếng Việt, nội tạng được hiểu là thông dụng hơn từ tạng. Tôi phản đối mạnh việc đổi tên bài không hề có đồng thuận của cộng đồng.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:31, ngày 21 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

BÓ TAY VỚI CÁC VỊ: (1) Các vị lên Google tìm "ghép tạng" (trong nháy kép) được 227.000 kết quả, trong khi đó "ghép nội tạng" chỉ có vỏn vẹn 42.700 kết quả. Ngành này vốn dĩ là chuyên môn, và nếu không phải vì Trung Quốc làm bậy thì nó vẫn không phải là cái gì đó nổi lên mặt báo và công chúng. Các vị ngồi đó mà tự phán là "ghép nội tạng" thuận tai hơn! Đó là thuận tai mấy vị ngồi đó thôi. Cả thiên hạ người ta dùng từ "ghép tạng" "du lịch ghép tạng" từ lâu rồi. (2) Các vị lưu lại lịch sử bài cũ làm gì? Bài cũ chỉ thuần tuý quảng cáo quan đểm của DAFOH, rất ngắn và phiến diện. Trong khi bài mới được người có chuyên môn dịch và sàng lọc từ bản tiếng Anh và các nguồn mới. Nó đã là bài đúng với bản tiếng Anh rồi. Các vị ngồi đó mà giữ cái tên ghép nội tạng của các vị đi thôi. BÓ TAY VƠI CÁC VỊ

http://vnexpress.net/ghep-tang/topic-16472.html <--- đây là 1 chuyên mục của vnExpress với tiêu đề GHÉP TẠNG

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/ong-bo-cham-chi-dot-bien-sau-khi-ghep-tang-2270974.html <--- và đây là ghép giác mạc; các vị vẫn thích gọi giác mạc là "nội" thì tuỳ các vị

Vâng vấn đề thế này bác nên hiểu thế này mới rõ, bác cứ bình tĩnh cái đã, ở đây không vội được đâu. Đầu tiên Wikipedia không dựa vào Google làm thước đo để từ nào đó nổi bật hay không, cái này là tiêu chí cứng rồi ạ, cả 2 cụm từ này cụm nào cũng được thông dụng hiện nay. Thứ hai, xin thưa với bác là có thể cụm từ nào đó nói sai ví dụ theo bác là "'ghép nội tạng'" là không đúng, nhưng nó chỉ sai mặt chuyên môn chứ không sai mặt xã hội, bây giờ nhà nhà ai cũng gọi '"ghép nội tạng'", người người ai cũng gọi thì Wiki viết theo cái phổ biến. Còn về 2 cụm này đều dùng được cho bài này, bằng cách đổi hướng qua lại, còn trong bài bác có thể viết câu đầu dạng như: Ghép nội tạng hay còn gọi là ghép tạng là cái gì đó... Còn về Google nếu bác cố thích Google cơ, thì "ghép nội tạng" cho ra 15 kết quả riêng (tức là tính theo trang web đấy ạ), "ghép tạng" cho ra 17 kết quả riêng, thì nó ngang ngang thôi bác ạ. Còn cách giải quyết bài này dễ thôi, nước đôi 2 cụm. Ví dụ thêm trường hợp khác, Hằng số PlanckHằng số Plank, Planck là đúng nhưng thói quen người ta gọi là Plank dần dần Plank tự dưng phổ biến. Bác muốn sửa bài thì cũng nên đề cái thảo luận như bác đã làm ở trên, sau đó rồi để các thành viên bàn thảo, bác cứ ầm ầm bảo tôi là chuyên gia, tôi giỏi tôi sửa đúng lắm rồi chỉnh thì nó không đúng tinh thần đồng thuận ở đây. Bởi thế tôi bảo bác cứ từ từ, tà tà mà làm. Nhân tiện có bác nào có ý kiến thì nêu hẳn đi, không đồng thuận chúng ta biểu quyết.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:09, ngày 8 tháng 10 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi tạo bài Ghép tạng ở Trung Quốc rồi kéo link qua bài này đây rồi.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:15, ngày 8 tháng 10 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đề nghị giải thích việc gắn bảng không trung lập: Ngày 6-12-2014 Alphama đã gắn bảng không trung lập vào bài này. Tôi đề nghị có giải thích rõ ràng. Tôi thấy rằng bài viết là có dẫn chứng đầy đủ, kể cả các kết luận từ nguồn uy tín như Liên Hiệp Quốc, Nghị viện EU, Nghị viện Hoa Kỳ,... và những nguồn tin có uy tín khác. Nếu không có được lý do giải trình cho bảng, thì tôi đề nghị gỡ bỏ bảng không trung lập này. 103.9.196.17 (thảo luận) 09:06, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn có thật sự đọc bài, nội dung nó chỉ đúng 1 chiều chỉ trích việc ghép nội tạng ở TQ là "dã man" là "tệ hại", chẳng có bất cứ 1 cái gì mang tính khen ngợi, cứu người, không thể nói việc ghép nội tạng TQ là xấu xa và đang bị chỉ trích nhiều trong toàn bài. Tôi gán nhãn trung lập là hoàn toàn hợp lý. Mời đọc Wikipedia:Thái độ trung lập.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:15, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]
to alphama: (1) Ý tứ của bài viết này là theo bảo tiếng Anh, chỉ có là bổ xung một số dẫn chứng mang tính cập nhật; đây không phải là người viết có ý riêng, mà vốn dĩ cộng đồng quốc tế chính là nhìn nhận như vậy (bản tiếng Anh không hề bị gán bảng trung lập hay gì đó); (2) Nguồn tạng của Trung Quốc là từ tù nhân, đây là thực tế khách quan chứ không phải là quan niệm chủ quan; nếu bạn cho rằng lấy tạng tù nhân đem bán là "cứu người" chứ không phải "dã man" "tệ hại" thì ít nhất bạn phải đưa ra được bằng chứng về việc này. Wikipedia là trung lập, điều đó có nghĩa là trước cái xấu thì ta gọi đó là xấu, chứ nghĩa của từ trung lập không phải là gọi cái xấu là tốt được. Nếu bạn alpham chỉ dựa trên cảm tính cá nhân để gắn biển, thì tôi đề nghị là hãy gỡ bỏ biển này. Tôi nhắc lại: những lên án về hoạt động ghép tạng của Trung Quốc là có cơ sở, và hiện nay các tổ chức có uy tín như Liên Hiệp Quốc, Nghị viện Hoa Kỳ, Nghị viên EU, Nghị viện Canada và rất nhiều tổ chức khác đều lên tiếng như vậy. 103.9.196.17 (thảo luận) 18:03, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tiếng Anh có nguyên 1 đoạn khen ngợi, tôi không đồng ý việc bạn bảo chép tiếng Anh thì bảo là trung lập. Bạn có thể hỏi các thành viên trong đây, bài viết 1 chiều toàn chê thì có trung lập hay không dù bạn có nguồn uy tín cỡ nào vẫn bị coi là thiếu trung lập, xin nhắc lại tôi phản đối mạnh bài này viết 1 chiều, thiếu trung lập.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:21, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nhà nước Trung Quốc độc ác và dối trá-Hình ảnh lấy từ một nguồn từ các trang web của Trung Quốc là không đáng tin cậy[sửa mã nguồn]

Tôi nghi ngờ là từ 1 trang thông tin nào đó của Trung Quốc và xem thì thấy hình như đúng là như vậy.

Không thể tin hình ảnh từ các trang web Trung Quốc được. Đặc biệt là những trang web của Chính phủ Trung Quốc, nó rất không đáng tin cậy, nó được tạo ra để tuyên truyền và che dấu về những vấn đề mổ cắp nội tạng tại đất nước này.

Tôi có nghe nói và đã từng tiềm hiểm về mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc trong những năm vừa qua ở những nguồn thông tin khác nhau. Thật ra tôi có thấy cái biểu đồ ghép thận và gan (kidney and liver) ở Trung Quốc không giống như cái mà WP hiện đang có. Cái biểu đồ nói về ghép gan (liver-màu đỏ) thì tương đối hợp lý với những thông tin và biểu đồ mà tôi đã xem ở nhiều nguồn khác nhau, nhưng màu xanh là ghép thận (kidney) thì có vẻ nó đã bị các Website của Chính phủ Trung Quốc độ lại rồi. Cái biểu đồ này để tuyên truyền đánh lừa người ta thì đúng hơn. Máy cái cột màu xanh nó cũng có độ nhọn như máy cái cột màu đỏ vậy, người ta cố ý làm cho máy cái cột màu xanh có vẻ không tăng lên bất thường thôi. WP tiếng việt lấy WP tiếng anh làm chuẩn nhưng cũng ko nên cứng nhắt. ĐẢng cộng sản Trung Quốc giỏi tuyên truyền lắm, nói chung không nên lấy thông tin một chiều từ các Web Trung Quốc. reference only (thảo luận) 12:05, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Wikipedia đâu phải nơi xác nhận thông tin, nguồn không lấy từ chính phủ thì lấy ở đâu, nếu có nguồn uy tín phản bác thông tin đó thì mời bạn thêm vào bài. Đây là điều mà tôi nhắc mãi, nhắc đi nhắc lại đến phát ngán.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 12:29, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
---- Tôi cũng cho rằng thông tin từ chính quyền Trung Quốc là không đủ phản ánh tệ nạn này. Nhưng ngay cả như vậy, con số cũng rất lớn (60 nghìn theo David Mastas + David Kilgour từ 2000 đến 2006, hoặc 65 nghìn theo Gutman từ 2000 đến 2008). Theo ước tính của các học viên Pháp Luân Công, con số học viên bị mổ cướp tạng tính đến nay là 2 triệu. Hiện nay chỉ là có thể có được nhận thức như vậy. Tương tự như tội ác của Đức Quốc Xã, khi mà thế giới chỉ biết được thông tin rành mạch khi quân đồng minh lật đổ Đức Quốc Xã; thì vấn đề mổ cướp tạng có lẽ sẽ được hoàn thiện về các con số trong tương lai. Hiện nay chỉ có thể là bức tranh như thế này. 103.9.196.17 (thảo luận) 18:30, ngày 17 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]