Thảo luận:Kinh Xuân Thu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Xuân Thu nghĩa là gì?

Untitled[sửa mã nguồn]

Bài này có nên để tên là Kinh Xuân Thu?--Sparrow 05:29, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xuân Thu nghĩa là gì?[sửa mã nguồn]

Nhưng tại sao Kinh Xuân Thu lấy tên xuân thu? Tại sao không dùng xuân đông là hai mùa đầu và cuối năm, hay hạ đông? Các cuốn biên niên sử TQ kia lấy tên xuân thu theo lý do gì? Newone 02:48, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trời ơi, Nguyễn Hữu Dng đã dẫn chứng trả lời điều bạn thắc mắc đó. Gọi thời này theo cách gọi của Khổng Tử với cuốn sách mà ông soạn (Kinh Xuân Thu) có cùng giai đoạn thời gian này. Nếu bạn lại hỏi "sao không dùng xuân đông" thì có khi phải hỏi ông Khổng Tử thôi.--Trungda (thảo luận) 02:57, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Các quyển Xuân Thu khác như của Tả Khâu Minh đều lấy tên theo sách Xuân Thu của Khổng Tử. Còn lý do tại sao lấy mùa xuân và mùa thu thì tôi chưa đọc qua thật, chỉ phỏng đoán vài điều. Thường người ta lấy vụ lúa để tính năm nhưng Lỗ ở phía Bắc, không phải đất nông nghiệp, nên chắc không phải lý do này. Có thể là người ta lấy hai thời điểm chuyển mùa rõ rệt từ mùa ấm áp sang mùa lạnh lẽo chăng. Rungbachduong (thảo luận) 03:02, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đây là một tài liệu khá hay [1] cho cái gọi là Xuân Thu, viết: Chúng ta chỉ cần nhìn phớt qua đồ biểu bốn mùa thì sẽ nhận ra thiên địa giao nhau quân bình hơn hết trong hai mùa xuân thu. Hạ thì ngày quá dài nên quy cho địa, đông thì ngày quá ngắn nên quy cho thiên. Còn quân bình nhất là hai mùa xuân thu nên quy cho người được định nghĩa là “thiên địa chi giao” để nói lên tính chất nhân chủ hay là phần trội hơn quy cho con người. Như đã bàn ở quyển Nhân bản: trong bốn nét của chữ nhân thì trời một, đất một, còn người hai. Câu ấy không phải là một sự tán tự trống rỗng nhưng được hiện thực bằng bốn mùa trong năm: trời mùa Đông, đất mùa Hạ, còn người là hai mùa Xuân Thu tức hai mùa trời đất (ngày đêm) giao nhau cân bằng. Vì lý do đó mà sách biên niên gọi là Xuân Thu. Tóm lại: những biến động xoay vần của vũ trụ và con người theo nguyên lý thiên nhân hợp nhất, thì Xuân Thu là hoán dụ miêu tả. Khương Việt Hà (thảo luận) 04:14, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC).Trả lời

Cám ơn câu trả lời khó hơn ăn ớt của Newone. Mỗi người tham gia tý và hy vọng có một ai đó đúng bởi dù sao Khổng Tử quy tiên đã quá lâu rồi :D. Cứ như theo trang này [2] và mục giải thích từ ngữ của chữ Xuân Thu (春秋) của "Hán điển bang trợ" thì Xuân Thu là:
  • 一年,四季: một năm, tứ quý; tiếng Anh tương đương "a year"
  • 年龄: niên linh, có nghĩa là tuổi, thời kỳ...tuỳ theo ngữ cảnh; tiếng Anh là "age"
Xem lại một tý thì đây có viết như sau [3]:
Trong thời Đông Châu, các sử gia lại phân 2 thời kì, Xuân Thu và Chiến Quốc, là dựa trên hai bộ sử biên niên: một của Đức Khổng Tử gọi là kinh Xuân Thu; một của ông Lưu Hướng gọi là Chiến Quốc sách.
  • Chiến Quốc Sách: Sách nầy do Lưu Hướng thu thập các sách đời trước. Ông nghĩ rằng, sách nầy chép lại các mưu lược của các du sĩ thời Chiến Quốc nên đặt tên là Chiến Quốc Sách.
  • Kinh Xuân Thu: lại được “giải thích” "chủ ý của Khổng Tử là tôn vua nhà Châu. Ông chép ngay đầu sách là: “Xuân vương chánh nguyệt”, nghĩa là: mùa Xuân, tháng Giêng, vua nhà Châu, để tỏ cái ý vẫn nhận nhà Châu làm chủ thiên hạ..." nhưng không nói chữ Thu nghĩa là gì?!
Vậy tôi phỏng đoán rằng, Xuân Thu là tên sách, chỉ ngụ ý rằng sách viết về một thời kỳ theo nghĩa “niên linh” bên trên mà thôi. Lưu Ly (thảo luận) 04:18, ngày 18 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi cũng từng hỏi các bác người Hoa về nghĩa hai chữ Xuân Thu,nhưng họ cũng mù tịt..!Chiến quốc thì đã rõ rồi,nhưng Xuân Thu thì có thể chỉ khoản thời gian trong năm ,họ đem quân đánh nhau chăng.Mùa xuân cất quân đi đánh nhau,cuối thu thì trở về,vì mùa đông rất khắc nghiệt,mà thời đó y phục để giũ ấm không thể có nhiều và đủ được.Binh sĩ lạnh cóng nên mua đông họ thôi đánh nhau ai về nhà nấy...!Không Tử có viết sách thì cũng vài mươi năm chứ làm gì viết quyển sách mà kéo dài tới vài trăm năm cơ..?
Theo Tôi nghĩ có thể đơn giản là chỉ viết vào mùa Xuân và mùa Thu hay không!? Và kiêng viết vào mùa đông và mùa hạ!? Vì đơn giản nếu mùa đông khắc nghiệt như vậy mực nó đông hết còn đâu!? Dẫn tới không thuận lợi việc viết lách!?  Còn Mùa hè thì có khi nào nóng quá mực viết lên phê. Tre sẽ bị nhòe!? Hay Nó cũng đơn giản chỉ là kiêng cữ như Tôi trộm nghe là thời này không xử tự tội phạm vào mùa Đông chẳng hạn !???, cái này là theo như sử ký TMT đã viết.