Thảo luận:Nguyễn Sinh Sắc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiếu tên đề mục[sửa mã nguồn]

Tôi có đọc mấy trang viết gia tộc Bác Hồ, nhưng chưa thấy trang nào nói đến dòng họ bà chị Nguyễn Thị Thanh và ông anh Nguyễn Sinh Khiêm còn những ai. Có ai có đường link nào nói về vấn đề này không? Newone 12:27, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không có link, nhưng nhớ là đã từng đọc đâu đó rằng cả cụ Nguyễn Thị Thanh và cụ Nguyễn Sinh Khiêm đều mất trước khi có con. Tmct 13:03, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Cụ Khiêm có ba người con nhưng đều mất khi còn nhỏ. Xem ở đây: http://backup.nhandan.org.vn/nhandan/vietnamese/today/chinhtri/07-sukien_othanh.htm Tmct 13:16, ngày 26 tháng 2 năm 2006

Tôi xóa đoạn "... vì tội uống rượu say, sai lính đánh chết người" vì không thấy có tài liệu nào nói về sự việc này cả. thảo luận quên ký tên này là của 123.22.11.151 (thảo luận • đóng góp).

Theo như cuốn "Kể chuyện về gia thế chủ tịch Hồ Chí Minh" của Chu Trọng Huyến xuất bản năm 2009 thì cả hai người chị và anh của Bác Hồ đều không lập gia đình và hoạt đọng cách mạng một cách độc lập, vì vậy không có thế hệ sau của hai người này.

Tài liệu mới cần bổ sung vào bài[sửa mã nguồn]

Theo gia phả, dòng họ Hồ (Nghệ An) là con cháu Hồ Sĩ Tạo chính thức xác nhận Nguyễn Sinh Sắc là con của Hồ Sĩ Tạo.

Nguyễn Sinh Sắc sau khi ngộ sát chết người bị triều đình bắt chịu tội hậu trảm (giam chờ chém), nhờ những người quen biết là học trò của Hồ Sĩ Tạo trong triều giúp trốn được, ông bỏ lại gia đình và các con ở Nghệ An, đi thẳng vào Đồng Tháp. Trước khi đi Đồng Tháp ông đã bí mật gập Nguyễn Tất Thành tại Sài Gòn, sau đó Thành xuống tàu đi Pháp, còn ông đến Đồng Tháp đổi tên họ là Vương làm nghề chữa bệnh để tránh truy nã của triều đình. Tại đây ông Vương được trả ơn chữa bệnh, lấy được một người vợ trẻ ít tuổi hơn Nguyễn Tất Thành, đẻ được một con tên Vương chí Nghĩa. Vương Chí Nghĩa sinh 7 người con, theo lời cha-ông, con Vương Chí Nghĩa đã về nghệ An tìm nhận lại dòng dõi họ Hồ.

  1. Xem Video: Cháu ruột gọi Hồ Chí Minh bằng bác về quê nhận họ
  1. Ông Hồ Sĩ Sênh (bút hiệu Trường Lam, hội viên Hội Văn nghệ Nghệ An), một người cháu mà theo gia phả họ Hồ, gọi cụ Hồ bằng bác viết bài: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đề nghị mọi người cho ý kiến để viết vào bài. 81.169.155.246 (thảo luận) 16:16, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Những thông tin trên là hoàn toàn sai lệch, xuyên tạc, không có căn cứ.

Về cuộc đời sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc mọi người xem lại

THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỤ NGUYỄN SINH SẮC

(Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Sinh bản gốc lập năm 1927 được lưu tại bào tàng Hồ Chí Minh Hà Nội)

Cụ Nguyễn Sinh Sắc (Tức Nguyễn Sinh Huy (1862 – 1929) – Thân sinh của cụ Nguyễn Sinh Cung (Tức Nguyễn Ái Quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Sinh năm1862 tại làng Sen, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Nay là Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Học vị phó bảng. Cụ là con trai thứ của cao tổ Nguyễn Sinh Nhậm và Hà Thị Hy. Cụ Nhậm là người làng Sen, cụ Hy là người làng Hoàng Trà, khác thôn nhưng cùng xã. Hai cụ sinh được 2 người con trai là Nguyễn Sinh Thuyết và Nguyễn Sinh Sắc. Hai cụ mất sớm. Cao tổ Nguyễn Sinh Nhậm là trưởng tộc từ đời thứ 10 của dòng Họ Nguyễn Sinh. Dòng Họ Nguyễn Sinh được hình thành cách đây hơn 400 năm tại Làng Sen, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhờ có ý chí ham học, thông minh sáng suốt và sự giúp đỡ của cụ Hoàng Đường, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã học hành đỗ đạt từ lúc còn trẻ. Năm 1883, cụ được cụ Hoàng Đường yêu quý gả con gái là Hoàng Thị Loan làm vợ, hai cụ sinh được 4 người con: Bà Nguyễn Thị Thanh – Tự Bạch Liên, ông Nguyễn Sinh Khiêm – tức Nguyễn Tất Đạt, ông Nguyễn Sinh Cung – tức Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Sinh Xin – tức Nguyễn Sinh Nhuận. Năm 1901, cụ đậu phó bảng với đồng khoa là Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh. Được triều đình mời cụ về làm quan nhưng cụ đều từ chối. Thoái thác mãi, đến năm 1905, cụ mới vào kinh đô Huế nhận chức THỪA BIỆN BỘ LỄ. Trong thời gian ở kinh thành Huế, cụ đã có chí hướng hoạt động cách mạng cùng với cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Do đó, năm 1909, triều đình Huế muốn cách ly cụ nên đã cử cụ về làm tri huyện Bình Khê. Tại đây, cụ ra sức bênh vực, giúp đỡ dân nghèo, trừng trị bọn cường hào áp bá vì vậy không được lòng quan chức đương triều và tầng lớp địa chủ, cường hào tại địa phương. Chúng vu khống cụ ngộ sát tên cường hào Tạ Quang Đức nên cụ bị giáng 4 chức và được triệu hồi về Kinh làm quan. Nhưng cụ đã từ quan để hoạt đồng cách mạng cùng với cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn An Ninh,… Thời gian này, Nguyễn Sinh Cung ( tức Nguyễn Tất Thành) đang theo học ở trường Quốc Học Huế đã có những hoạt động tổ chức biểu tình chống Pháp theo lời chỉ bảo của cụ. Vì vậy, cụ đã bị Thực Dân Pháp theo dõi, cụ tránh về làng Hòa An, Cao Lãnh ở ẩn, làm nghề bốc thuốc, giúp đỡ dần nghèo và bí mật hoạt động Cách Mạng. Cụ được nhân dân yêu quý, kính trọng. Trong thời gian đó, vì thương nhớ, kính yêu người vợ hiền quá cố là bà Hoàng Thị Loan nên cụ sống 1 mình tại nhà ông Năm Giáo mà không hề nghĩ tới việc tái hôn và có con cái. Nhân dân Hòa An, Cao Lãnh là những người chứng kiến tấm lòng chung thủy của Cụ. Năm 1929, sức khỏe quá yếu, mặc dù được các thân sĩ trong vừng lo lắng chăm sóc tại nhà ông Năm Giáo nhưng cụ không qua khỏi và qua đời tại đây. Linh cữu cụ được quàn tại Chùa Hòa An, mộ cụ được đặt tại Miếu Trời Sanh, làng Hòa An. Sau đó ít lâu, con gái đầu là bà Nguyễn Thị Thanh đã vào viếng mộ cụ. Trong thời gian Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ chiếm đóng, chúng đã cố tình phá hoại ngôi mộ của Cụ nhưng lãnh đạo và nhân dân địa phương đã tìm mọi cách bảo vệ cho đến năm 1975 khi đất nước giải phóng thống nhất. Ông Nguyễn Sinh Thọ, ông Nguyễn Sinh Trường và ông Nguyễn Sinh Tuấn – chắt nội tộc đời thứ 4 đã thay mặt dòng họ Nguyễn Sinh vào tham gia xây dựng mộ Cụ, thăm hỏi bà con đã có công chăm sóc cụ tại Hòa An, Cao Lãnh. Ngày nay, nơi đây đã được nhà nước, lãnh đạo và nhân dân địa phương tôn tại uy nghi, trang trọng thành khu công viên rộng lớn hiện đại. Hàng năm, vào này giỗ cụ, chính quyền, lãnh đạo và nhân dân địa phương đều tổ chức nghi lễ trang trọng, linh đình, Họ Nguyễn Sinh đều cử người tham dự.

  • Ghi chú:

- Các tài liệu minh chứng lịch sử trên đều có tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, Bảo tàng cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. - Tư liệu trên là chính sử để phản bác lại các bài viết có tính chất xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của cụ Nguyễn Sinh Sắc và tổ tiên dòng họ Nguyễn Sinh.

Truongcongchem (thảo luận) 09:06, ngày 11 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Làm sao để kiểm chứng nguồn thông tin này? Newone 05:46, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nguồn của Talawas, có cả video quay cảch Vương Chí Việt (Thích Chân Quang) nhận họ trước đông đảo bà con dòng họ ở nhà thờ họ Hồ.Leodalema (thảo luận) 08:39, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trần Quốc Vượng không khẳng định, chỉ là ghi lại từ lời truyền miệng, bản đăng trên BBC cũng không được ông coi là bài báo hay luận văn khoa học. Tôi sửa lại cho phù hợp. Adia (thảo luận) 10:51, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về các thông tin này, trang diễn đàn thì tôi không cho rằng là chính thống và rõ ràng không đảm bảo độ chuẩn xác. Trang BBC thì là chính thống, nhưng nội dung của bài trên BBC về Hồ Chí Minh và gia đình ông là các thông tin đồn thổi như chính tựa đề của bài trên BBC đã nói rõ (truyền miệng). Nói cách khác, đây là các thông tin "vỉa hè", dân gian, truyền miệng, không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng được trang BBC tổng hợp lại qua lời kể truyền miệng của một số người. Do đó, không thể coi thông tin này là chuẩn xác, chính thống được. Nếu muốn phát triển Wiki thành một trang nghiêm túc và khoa học thì cần phải loại bỏ các thông tin dân gian thêu dệt như vậy. Theduong (thảo luận) 05:10, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Lý do bị cách chức?[sửa mã nguồn]

Hiện nay chưa thấy tài liệu nói về vấn đề này, yêu cầu tác giả đăng nguồn dẫn. Nếu không ai có ý kiến, tôi sẽ xoá đoạn này! Nocturne19 (thảo luận) 07:08, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lý do bị cách chức? (bổ sung)[sửa mã nguồn]

làm Tri huyện ông Sắc ít khi có mặt ở huyện đường, ông thường đi thăm dân, hoà giải tại chỗ những vụ tranh chấp, không muốn xét xử kiện cáo, ông còn tìm cách thả những người bị bắt trong phong trào chống thuế. Có lúc ông đã nói: "Quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ"

Vì vậy ngày 19/5/1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với bọn hào lý - Bênh vực đám dân đen - Không thu đủ thuế

Chính phủ nam triều định ra 4 hình phạt: Cách chức Tri huyện - Phạt đòn 100 trượng - Trục xuất về bản quán - Phạt 10 nén bặc

Ông thoát nạn nhờ 2 Thượng thư Hồ Đắc Trung và Cao Xuân Dục, ông Lê Phước Hiển (Lê Quang Hiệp?) xuất 10 nén bạc

Cũng như cha, làm quan mà không bênh vực được dân, không tỏ được lòng yêu nước thì dù bị cách chức vẫn vui lòng về dạy học, bốc thuốc cứu nhân độ thế... <trích Phả Hệ Họ Hồ - Hồ Bá Hiền>

E.whoiswho (thảo luận) 07:54, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Gia đình và sự nghiệp[sửa mã nguồn]

Phần này có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, không nên đưa vào Wiki. thảo luận quên ký tên này là của Lê Hải Hiệp (thảo luận • đóng góp).

Bạn có thể đặt nhãn bất đồng biên tập, sau hạn 2 ngày không ai thêm nguồn thì sẽ dời phần đó đi theo đúng quy trình, cảm ơn bạn.  TemplateExpert  Talk - Help 11:53, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Phần Gia đình và Sự nghiệp nên xóa vì nó không phải là thông tin đã được kiểm chứng mà chỉ là các câu chuyện dân gian lưu truyền. Xin hỏi là để xóa thì chèn bản mẫu: Bất đồng biên tập như thế nào Lê Hải Hiệp (thảo luận) 07:40, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn đặt Bản mẫu:Mâu thuẫn, chờ 2 ngày để mọi người thêm nguồn hàn lâm chứng minh trước khi dời vào phần thảo luận để thảo luận. Đừng nên xóa vội vàng.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 20:37, ngày 11 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nên sửa đoạn đầu lại thành: "Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy. Quê ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An" (theo lý lịch chính thức). Lê Hải Hiệp (thảo luận) 11:34, ngày 21 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 11 tháng 10 năm 2017[sửa mã nguồn]

Các thông tin trong bài viết này là chưa đúng sự thật, cần thay đổi lại cho đúng. Tôi có các thông tin có căn cứ rõ ràng cần đóng góp, cụ thể như sau

THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỤ NGUYỄN SINH SẮC (Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Sinh bản gốc lập năm 1927 được lưu tại bào tàng Hồ Chí Minh Hà Nội)

Cụ Nguyễn Sinh Sắc (Tức Nguyễn Sinh Huy (1862 – 1929) – Thân sinh của cụ Nguyễn Sinh Cung (Tức Nguyễn Ái Quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Sinh năm1862 tại làng Sen, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Nay là Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Học vị phó bảng. Cụ là con trai thứ của cao tổ Nguyễn Sinh Nhậm và Hà Thị Hy. Cụ Nhậm là người làng Sen, cụ Hy là người làng Hoàng Trà, khác thôn nhưng cùng xã. Hai cụ sinh được 2 người con trai là Nguyễn Sinh Thuyết và Nguyễn Sinh Sắc. Hai cụ mất sớm. Cao tổ Nguyễn Sinh Nhậm là trưởng tộc từ đời thứ 10 của dòng Họ Nguyễn Sinh. Dòng Họ Nguyễn Sinh được hình thành cách đây hơn 400 năm tại Làng Sen, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhờ có ý chí ham học, thông minh sáng suốt và sự giúp đỡ của cụ Hoàng Đường, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã học hành đỗ đạt từ lúc còn trẻ. Năm 1883, cụ được cụ Hoàng Đường yêu quý gả con gái là Hoàng Thị Loan làm vợ, hai cụ sinh được 4 người con: Bà Nguyễn Thị Thanh – Tự Bạch Liên, ông Nguyễn Sinh Khiêm – tức Nguyễn Tất Đạt, ông Nguyễn Sinh Cung – tức Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Sinh Xin – tức Nguyễn Sinh Nhuận. Năm 1901, cụ đậu phó bảng với đồng khoa là Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh. Được triều đình mời cụ về làm quan nhưng cụ đều từ chối. Thoái thác mãi, đến năm 1905, cụ mới vào kinh đô Huế nhận chức THỪA BIỆN BỘ LỄ. Trong thời gian ở kinh thành Huế, cụ đã có chí hướng hoạt động cách mạng cùng với cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Do đó, năm 1909, triều đình Huế muốn cách ly cụ nên đã cử cụ về làm tri huyện Bình Khê. Tại đây, cụ ra sức bênh vực, giúp đỡ dân nghèo, trừng trị bọn cường hào áp bá vì vậy không được lòng quan chức đương triều và tầng lớp địa chủ, cường hào tại địa phương. Chúng vu khống cụ ngộ sát tên cường hào Tạ Quang Đức nên cụ bị giáng 4 chức và được triệu hồi về Kinh làm quan. Nhưng cụ đã từ quan để hoạt đồng cách mạng cùng với cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn An Ninh,… Thời gian này, Nguyễn Sinh Cung ( tức Nguyễn Tất Thành) đang theo học ở trường Quốc Học Huế đã có những hoạt động tổ chức biểu tình chống Pháp theo lời chỉ bảo của cụ. Vì vậy, cụ đã bị Thực Dân Pháp theo dõi, cụ tránh về làng Hòa An, Cao Lãnh ở ẩn, làm nghề bốc thuốc, giúp đỡ dần nghèo và bí mật hoạt động Cách Mạng. Cụ được nhân dân yêu quý, kính trọng. Trong thời gian đó, vì thương nhớ, kính yêu người vợ hiền quá cố là bà Hoàng Thị Loan nên cụ sống 1 mình tại nhà ông Năm Giáo mà không hề nghĩ tới việc tái hôn và có con cái. Nhân dân Hòa An, Cao Lãnh là những người chứng kiến tấm lòng chung thủy của Cụ. Năm 1929, sức khỏe quá yếu, mặc dù được các thân sĩ trong vừng lo lắng chăm sóc tại nhà ông Năm Giáo nhưng cụ không qua khỏi và qua đời tại đây. Linh cữu cụ được quàn tại Chùa Hòa An, mộ cụ được đặt tại Miếu Trời Sanh, làng Hòa An. Sau đó ít lâu, con gái đầu là bà Nguyễn Thị Thanh đã vào viếng mộ cụ. Trong thời gian Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ chiếm đóng, chúng đã cố tình phá hoại ngôi mộ của Cụ nhưng lãnh đạo và nhân dân địa phương đã tìm mọi cách bảo vệ cho đến năm 1975 khi đất nước giải phóng thống nhất. Ông Nguyễn Sinh Thọ, ông Nguyễn Sinh Trường và ông Nguyễn Sinh Tuấn – chắt nội tộc đời thứ 4 đã thay mặt dòng họ Nguyễn Sinh vào tham gia xây dựng mộ Cụ, thăm hỏi bà con đã có công chăm sóc cụ tại Hòa An, Cao Lãnh. Ngày nay, nơi đây đã được nhà nước, lãnh đạo và nhân dân địa phương tôn tại uy nghi, trang trọng thành khu công viên rộng lớn hiện đại. Hàng năm, vào này giỗ cụ, chính quyền, lãnh đạo và nhân dân địa phương đều tổ chức nghi lễ trang trọng, linh đình, Họ Nguyễn Sinh đều cử người tham dự.

  • Ghi chú:

- Các tài liệu minh chứng lịch sử trên đều có tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, Bảo tàng cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. - Tư liệu trên là chính sử để phản bác lại các bài viết có tính chất xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của cụ Nguyễn Sinh Sắc và tổ tiên dòng họ Nguyễn Sinh.

Truongcongchem (thảo luận) 09:55, ngày 11 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thông tin từ viện bảo tàng HCM chỉ được tính là một nguồn thông tin mà thôi, còn rất nhiều thông tin từ các nguồn khác mà bạn phải tôn trọng giữ lại chứ không được ghi đè lên như bạn đã làm. Đây là wikipedia với quy tắc riêng của đa nguồn thông tin chứ không phải chỗ chép nguyên xi trang web viện bảo tàng HCM và tin rằng nó là đúng. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 09:56, ngày 11 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đoạn trên nhiều từ ngữ ca tụng, không phải cứ đơn thuần ộp cả đoạn vào bài được đâu. Viết mục từ về nhân vật cần dùng từ ngữ trung lập. Én bạc (thảo luận) 05:27, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thư gửi tạp chí Bách Khoa toàn thư mở wikipedia về thân thế sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc[sửa mã nguồn]

Kính gửi ban biên tập Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia

Chúng tôi là Nguyễn Sinh Thọ - Tộc trưởng chi II họ Nguyễn Sinh hiện đang sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh cùng các em ruột là Nguyễn Sinh Trường (90 tuổi), Nguyễn Sinh Tuấn (84 tuổi). Chúng tôi là chắt đời thứ 5 của Cao tổ Nguyễn Sinh Nhậm – Ông nội cụ Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Ái Quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi là cháu ruột đời thứ 4 cụ Nguyễn Sinh Thuyết – Anh ruột cụ Nguyễn Sinh Sắc, là cháu nội tộc trực hệ của cụ. Chúng tôi đều sinh ra và lớn lên tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Nhậm để lại mà chúng tôi là thừa kế. Cho đến năm 1980, chúng tôi đã hiến lại cho Bảo Tàng Kim Liên, hiện là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên.

Ngày 12 tháng 10 năm 2017, chúng tôi đã đọc được bài thảo luận về cụ Nguyễn Sinh Sắc của anh truongcongchem trên website: http://vi.wekipedia.org. Chúng tôi nhận thấy bài thảo luận ấy là đúng với những tài liệu chính sử như gia phả dòng họ Nguyễn Sinh lập năm 1927. Các tài liệu về tiểu sử Chủ Tịch Hồ Chí Minh của Bảo Tàng Hồ Chí Minh xuất bản, các tài liệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc như bản án số A.37801 ngày 19 tháng 05 năm 1910. Bản án số 140 ngày 27 tháng 8 năm 1910. Nhà vua phê duyệt giáng cấp và triệu hồi cụ về kinh và cụ từ quan, không phải cụ bỏ trốn. Các tài liệu lưu tại Bảo Tàng cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Lưu tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Bảo tàng, khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Nam Đàn. Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế và các di huấn của tổ tiên chúng tôi, đặc biệt là của bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm là anh chị ruột của Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã ở cùng chúng tôi và dạy bảo chúng tôi cùng các nhân chứng lịch sử đã từng bảo vệ, chăm sóc cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp mà chúng tôi được gặp vào năm 1975 sau khi đất nước thống nhất. Qua các tài liệu căn cứ chính sử trên, chúng tôi xác nhận bài báo của anh truongcongchem là có căn cứ chính sử.

Lời bình luận của tuanminh01 lúc 9 giờ 56 phút ngày 11 tháng 10 năm 2017 UTC ghi thông tin viện bảo tàng Hồ Chí Minh chỉ được tính là 1 nguồn thông tin như các thông tin khác là không đúng.

Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Bảo Tàng Hồ Chí Minh là những nơi lưu giữ tài liệu chính thống, hiện vật chính sử rất tin cậy của nhà nước Việt Nam, không ai có thể so sánh hay phủ nhận được. Chúng tôi trân trọng và cảm tạ những thông tin quý báu đó, đồng thời đề nghị ban biên tập Bách Khoa Toàn Thư Mở wikipedia chỉ nên đăng những thông tin chính sử. Loại bỏ những thông tin vỉa hè, xuyên tạc nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm, uy tín của tổ tiên và dòng họ Nguyễn Sinh chúng tôi cũng là để bảo vệ sự uy tín của tạp chí Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia của quý vị.

Chúng tôi đề nghị xem xét, căn cứ các tài liệu chính sử để sửa đổi bài viết: Gia đình và sự nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc trên trang chủ website Bách Khoa toàn thư mở http://vi.wikipedia.org cho chính xác.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2017

Nguyễn Sinh Tuấn (thảo luận) 05:10, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tóm lại bạn muốn sửa gì trong bài? Chép lại cả đoạn của truongcongchem hay sửa chi tiết "bỏ trốn"? Tôi có thấy bài có chi tiết nào nói đến Nguyễn Sinh Sắc bỏ trốn đâu? Én bạc (thảo luận) 05:24, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trong wikipedia không có khái niệm cái nào chính thức và đáng tin cậy hơn cái nào. Đây là một trong những quy định chính thức của wikipedia. Bảo Tàng Hồ Chí Minh hay gia phả họ Nguyễn cũng chỉ là 1 nguồn trong hàng loạt nguồn thông tin wikipedia sử dụng thôi, nó không có giá trị bắt buộc phải tin. Tất cả các nguồn tin đều được coi giá trị như nhau và được liệt kê ngang nhau. Nếu có mâu thuẫn, các nguồn tin sẽ được ghi rõ trong bài là mâu thuẫn ra sao, chứ không phải là cho cái này là đúng rồi xóa cái kia. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:07, ngày 13 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]