Thảo luận:Nguyễn Văn Thiệu/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguồn Nguyễn Tiến Hưng & Schecter 1990[sửa mã nguồn]

@Lệ Xuân: Hiện nay nguồn này không thấy được ghi chép đầy đủ. NHD (thảo luận) 08:02, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@DHN Ý anh là sao ạ? – Hankiz tl 08:06, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Không thấy nguồn này được liệt kê trong thư mục. NHD (thảo luận) 08:08, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN Đã bổ sung. Đây là bản dịch tiếng Việt xuất bản năm 1990 tại TP HCM – Hankiz tl 08:25, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cải thiện bài[sửa mã nguồn]

@Matuyda: Đoạn "Binh nghiệp" mình chưa kiếm được tài liệu để kiểm chứng thông tin nên bạn chưa cần sửa đâu. Hankiz tl 16:40, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Do Thiệu chỉ huy sư binh lực công hãm Dinh Gia Long, nên cần phải ghi rõ diễn biến. Sự việc này theo Dương Văn Minh có liên hệ tới cái chết của Diệm Nhu, không có rất thiếu. Đoạn thứ hai thì cần thiết do Thiệu luôn phủ nhận vai trò của mình trong cái chết của hai anh em Diệm Nhu. Hankiz tl 16:51, ngày 6 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Mình nghĩ là ta chỉ dùng hai loại đại từ, hoặc là nguyên văn tên thật hoặc là "ông/bà", xen kẽ, chứ nếu dùng một lúc ba cái: "Nguyễn Văn Thiệu", "ông", "ông Thiệu", nó rất lộn xộn. Matuyda (thảo luận) 08:54, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Matuyda Mình cảm ơn nhiều nhé. Tiếng Việt mình học vẹt nên hành văn đôi lúc khá "broken", nên việc bạn sửa và nêu rõ chỗ sai chi tiết như vậy không chỉ cải thiện chất lượng bài mà còn giúp mình học thêm được nhiều điều mới. – Hankiz tl 11:14, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Trần Hạo Chi: Hy vọng mình không hiểu sai. Đừng nói hai người là một nhé? Hankiz tl 11:38, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi không cần thiết nói dối, các trình duyệt tôi sử dụng giao diện quá giống nhau nên đôi khi tôi nhầm lẫn. Bài viết này tôi không thể sửa bằng các tài khoản khác, nếu bạn cảm thấy đây là một hành động nguy hại, có thể đem kiểm định và yêu cầu lệnh cấm. Dù sao, rất vui vì bạn hoan nghênh sửa đổi của Matuyda. Matuyda (thảo luận) 11:44, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Matuyda Chắc do tôi bữa nay nhầm lẫn tài khoản Trần Hạo Chi là của 1 người bạn cũ, còn việc sở hữu nhiều tài khoản cho mục đích viết bài không phải là một vấn đề. Xin lỗi đã làm phiền. Nếu sự nhầm lẫn này không nghiêm trọng, rất mong bạn sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ cải thiện chất lượng bài. – Hankiz tl 11:54, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Lệ Xuân: Ngày 14 tháng 6, hội đồng tướng lĩnh nhóm họp, bầu Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, đảm nhận cương vị quốc trưởng. Tôi không chắc là ngày 14 tháng 6 năm bao nhiêu nên không dám sửa. Để bạn tự thêm năm. Bọn Tây nó có thói quen là trong một đoạn viết về một sự kiện thì nó chỉ đề cập tới năm đúng một lần, từ phía sau thì bỏ khuyết, nhưng cái đó không phổ biến trong hành văn tiếng Việt. Hơn nữa, viết khuyết năm ngay từ đầu đề mục thế này, thì người đọc cũng chịu. Matuyda (thảo luận) 12:34, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Matuyda Bạn sửa cái đoạn phóng sự Báo Thanh Niên sai ý rồi. Không phải Nguyễn Cao Kỳ khẳng định là ông Thiệu không biết ông Thảo nằm vùng, mà nhà báo, sau khi phỏng vấn nhiều người (trong đó có Kỳ), đưa ra lập luận là Thiệu không biết Thảo là CS nằm vùng. – Hankiz tl 12:41, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Rồi mình sửa lại rồi, bạn xem đúng chưa và thêm năm. Và nữa, câu Có cáo buộc cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đã truy bắt và mưu sát Đại tá Phạm Ngọc Thảo một cách phi pháp vào năm 1965. với câu Việc Nguyễn Văn Thiệu sát hại Phạm Ngọc Thảo đơn thuần chỉ là đang loại bỏ một đối thủ đáng gờm. có sự thiếu chặt chẽ về nghĩa. Câu đầu thì "có cáo buộc" tức là "chưa chắc chắn" về việc ông Thiệu ra lệnh giết ông Thảo. Nhưng câu sau thì lại cứ như thể "chắc chắn Thiệu giết Thảo vì cạnh tranh " rồi vậy. Thế nên, mình đề xuất sửa câu thứ hai thành Việc Nguyễn Văn Thiệu sát hại Phạm Ngọc Thảo nếu có thì chỉ đơn thuần là để loại bỏ một đối thủ đáng gờm. Matuyda (thảo luận) 12:52, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Về mấy cái thành ngữ mà tôi để trong ngoặc kép (tức là có trong nguồn) không rõ sao bạn lại bỏ "quần ngư tranh thực" trong khi vẫn giữ lại "tọa sơn quan hổ đấu". Tôi có thử hỏi một số người, họ không hiểu nghĩa của câu sau nên tôi mới chú giải. – Hankiz tl 13:00, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: mình nào đâu có bỏ "tọa sơn quan hổ đấu" chỉ bỏ "quần ngư tranh thực" vì mình cho rằng "quần ngư tranh thực" có nghĩa không phổ biến, ngược lại, mình lại cho là "tọa sơn quan hổ đấu" nghĩa phổ biến với mọi người nên không cần phải chú nghĩa làm gì cả (vì nếu chú nghĩa rồi thì "mượn gió bẻ măng" cũng phải chú). Tất nhiên là mình hiểu bạn lấy từ nguồn, nhưng cái nguồn báo chí này có cái khuyết điểm là họ viết hơi hướm kể truyện (viết theo kỳ, dẫn dắt rất hấp dẫn), mình ngày trước rất hay đọc mấy loạt bài như về chuyện tình ái của mấy nhân vật chính quyền Sài Gòn, hoặc là loạt bài giang hồ Năm Cam các thứ. Nó cũng có cơ sở, nhưng mà phải hơi chau chuốt tí cho hợp văn phong wiki. Không sao, nếu quả như bạn nói thì cần phải chú nghĩa thật, có thể "nghĩa phổ biến, dễ hiểu" chỉ là cảm nhận cá nhân của mình, chứ chưa đi hỏi ai cả. Matuyda (thảo luận) 13:09, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đính chính chút: Có thể bạn đọc nhầm nhưng mình không nói bạn bỏ "tọa sơn quan hổ đấu", chỉ đang nói là mình có hỏi nhiều người mà họ không hiểu câu này. Với lại mình không tìm được từ nào thuần Việt và hay để thay thế nên buộc phải dùng và chú giải. – Hankiz tl 13:24, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ờm để bạn khỏi đắn đo. Mình khẳng định đa số người Việt qua giáo dục phổ thông, đều dễ dàng hiểu được nghĩa của "tọa sơn quan hổ đấu". Bạn không cần thay thế hay chú giải làm gì cả. Mình lại dùng lộn tk nữa, nên mới ghi là "bực quá" trong tóm lược sửa đổi, bạn đừng hiểu nhầm nhé, cứ trao đổi tự nhiên. Matuyda (thảo luận) 13:28, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Matuyda: Tôi có học hết lớp 12 ở VN (và có thi tốt nghiệp phổ thông luôn) nhưng chưa nghe qua cụm từ "tọa sơn quan hổ đấu" bao giờ.  Băng Tỏa  13:45, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Lệ Xuân: Cái câu bạn viết về bà Mai Anh ở đề mục "Qua đời" nó không có sai. Ý mình là thế này, đề mục "Qua đời" nó là một "đề mục" độc lập với các đề mục kia. Về nguyên tắc, chẳng hạn người đọc người ta click vào một đề mục bất kỳ, như trường hợp này là mục "Qua đời" để đọc "mỗi mình mục đó thôi", thì người ta sẽ không biết bà Mai Anh có quan hệ gì với ông Thiệu, bà ấy là ai cả, vì tự nhiên cái tên Mai Anh xuất hiện duy nhất một lần trong đề mục, mặc dù đúng là bạn có đề cập tới việc ông Thiệu cưới bà Mai Anh trong phần đầu và trong mục "Đời tư" (mình đọc không sót câu nào của bài này hết), nhưng đoạn đầu thì cách đó quá xa và đoạn đời tư thì lại ở phía sau. Vậy nên, thêm "người vợ" vào nó làm rõ cái danh tính của bà này hơn. Mình dẫn ra vì mình tin là cái case tương tự tình huống trên nó sẽ xuất hiện nhiều trong quá trình viết Wiki, và đó là cách xử lý mà mình tin là formal. Matuyda (thảo luận) 17:03, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Câu này mình thấy không cần thiết, dù gì cũng ghi rõ ràng là chồng của bả "…Theo lời Nguyễn Thị Mai Anh thì trước lúc qua đời, chồng bà bày tỏ mong muốn được an táng ở quê nhà Phan Rang…" Câu trước nói Nguyễn Văn Thiệu chết, bài này cũng là bài về Nguyễn Văn Thiệu, như vậy chồng bà ở câu này chỉ Nguyễn Văn Thiệu chứ còn ai vào đây? Chẳng lẽ "chồng bà" ở đây chỉ ông Minh, ông Kỳ hay sao? Mình không giỏi văn, nhưng mình thấy trong trường hợp này thì cái tên Nguyễn Văn Thiệu nó lặp tới hai lần: "…Thi thể của Nguyễn Văn Thiệu được hỏa táng nhưng không rõ nơi đặt tro cốt. Theo lời người vợ Nguyễn Thị Mai Anh thì trước lúc qua đời, Nguyễn Văn Thiệu bày tỏ mong muốn được an táng ở quê nhà Phan Rang, nếu không "thì hỏa táng rải một nửa xuống biển, một nửa trên núi".Hankiz tl 17:13, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À tất nhiên là cái chi tiết thì sẽ sai khác. Cái mình đề cập là việc bạn "nên" chỉ ra được bà Mai Anh là vợ ông Thiệu trong đoạn Qua đời, vì nó cần thiết. Matuyda (thảo luận) 17:18, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ok, nếu vậy thì mình cũng tán thành. Hankiz tl 17:44, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sorry, rõ ràng mình không giỏi tiếng Việt = bạn, nhưng mình thấy việc sửa toàn bộ ông Thiệu, ông Kỳ thành Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ có làm câu cú nó hơi luộm thuộm không? Mình nghĩ là dùng cách gọi này không sai, vì báo chí vẫn thường gọi là ông Thiệu, ông Kỳ, bà Tuyết Mai, bà Mai Anh. Nếu sửa toàn bộ như này, thì các đoạn viết "bà Mai Anh" vẫn sẽ phải sửa hết, ví dụ: "…Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, còn bà Mai Anh thì chịu ảnh hưởng khá lớn về nề nếp, gia phong của một gia đình phong kiến, mang nặng tư tưởng Nho giáo…" sửa thành "…Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, còn Nguyễn Thị Mai Anh thì chịu ảnh hưởng khá lớn về nề nếp, gia phong của một gia đình phong kiến, mang nặng tư tưởng Nho giáo." Không rõ bạn cảm nhận như thế nào, nhưng mình thấy nó rất dài dòng và luộm thuộm một cách không cần thiết khi phải liên tục lặp lại tên gọi đầy đủ của nhân vật. – Hankiz tl 17:21, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chỉ là mình gõ nhầm thôi. Còn về chuyện đại từ, mình biết là sẽ nhạy cảm nên từ đầu đoạn thảo luận mình đã hỏi bạn, mình thay như thế có được không? Tại mình thấy, việc sử dụng quá nhiều cách gọi tên nhân vật làm cho bài bị loạn. Tại tâm niệm của mình đó là đôi khi một bài bách khoa phải có cái nét thô cứng của nó, chứ làm sao mà mượt như viết báo chí được. Tất nhiên, mình tôn trọng bạn là người viết chính nên mới hỏi trước, và nếu bạn sửa lại thì cũng ủng hộ thôi. Có điều mình xin lỗi vì khiến bạn tốn công thêm. Matuyda (thảo luận) 17:26, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Về vấn đề này thì mình muốn tham khảo ý kiến của bạn và mọi người trên đây. Bản thân mình gần đây đọc khá nhiều sách trong nước và hải ngoại xuất bản. Mình thấy họ ngoài tên đầy đủ hoặc đại từ như "ông", "ông ta" nhìn chung có một số cách gọi ngắn gọn hoặc để đổi gió như "Thiệu" (chủ yếu sách đảng, nhưng như này không trung lập lắm nên mình không dùng edit: có sót một số chỗ), "ông Thiệu", "Tổng thống Thiệu" (cách gọi này ngoài hải ngoại ra một số báo trong nước cũng dùng). Mình thấy sự thay đổi này tránh được việc câu trước cũng Nguyễn Văn Thiệu, câu sau cũng Nguyễn Văn Thiệu, có lẽ sẽ đỡ khô khan hơn. Không biết bạn thấy thế nào? Hankiz tl 17:44, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mình đồng ý. Mình vẫn luôn tôn trọng người viết chính mà, đó là lí do mình hỏi bạn, thấy bạn cảm ơn thì mình mới dạn tay sửa tiếp chứ không mình đã thảo luận thêm. Mình trong vai trò viết chính cũng vậy, luôn muốn mọi người thảo luận và tôn trọng ý đồ cuả mình. Rõ ràng, môi trường sống, nền giáo dục của ta khác nhau, cách tiếp cận tri thức cũng khác nữa, bấy nhiêu thôi đã đủ khiến suy nghĩ nhiều cái không đồng nhất rồi. Mình từ lâu đã từ bỏ việc can thiệp quá sâu vào các bài tâm huyết của thành viên khác, trừ một hai người mình rất mến và biết họ vẫn có thể có lỗi trong bài thì mình mới nhúng tay vào. Mình chọn cách tôn trọng, và thông cảm, thế nên nhiều bài mình cho phiếu rất nhanh. Chỉ có im lặng, từ chối đối thoại mới làm mình ko hài lòng thôi. Matuyda (thảo luận) 17:54, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp đỡ Hankiz tl 18:05, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mình rất thắc mắc là nếu ban đầu bạn biết mình là ai, liệu bạn có thảo luận cởi mở thế này không? Matuyda (thảo luận) 23:33, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Lệ Xuân đã xóa thảo luận này của Lệ Xuân vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:03, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

@Lệ Xuân: Có nên thống nhất cách gọi "phía Mỹ", "phía Hoa Kỳ" không Lệ Xuân thân mến ơi. Mình nghĩ là tên cơ quan, chức vụ ví dụ như Đại sứ quán thì ta chắc chắn phải để là Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đại sứ là Đại sứ Hoa Kỳ rồi. Còn để gọi là "phía Hoa Kỳ", "phía Mỹ" thì mình đồng bộ đi, chọn một cái thôi. Mình thì khi viết bài ấy, mình để là Hoa Kỳ hết, chỉ để là "người Mỹ" thôi. Cậu nghĩ sao, bạn thân mến? Matuyda (thảo luận) 03:46, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Matuyda Ctrl+F thấy mỗi mục "Hiệp định Paris" là ghi "phía Mỹ", còn lại là "phía Hoa Kỳ" hết mà? Mà mục này các cụ viết từ đời Đường–Tống rồi (nhìn nguồn 115–19 thì biết), chiều ngủ dậy xóa hết viết lại sau. – Hankiz tl 03:55, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Bình thường, dạo này đọc sách Thu Giang, Nguyễn Hiến Lê viết lâu rồi, vẫn chất, văn phong hơi dị thôi. 27.66.46.148 (thảo luận) 03:58, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Matuyda Sách trước 75 văn phong khác nay lắm. Xài nhiều từ Hán Việt cũ nữa. Viết bài này học được từ "(tái) phối trí" mà giờ chả thấy chả ai dùng. Hôm qua đọc trên cái nhóm Maybe You Misssed F** có bài viết là cụ thường xài từ thuần Việt, mặc dù là cao thủ Hán Văn.
P/S: Cái mục "Sụp đổ dây chuyền", phải đọc tài liệu, mất hơn 4 tiếng để viết, mục "Từ chức" mất ba tiếng, mục "triệt thoái" cũng cỡ 5 tiếng. Mặc dù mấy đoạn này dài có một mẩu. – Hankiz tl 04:10, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Mà cậu đọc làm gì cải ổ 47 của bọn con nít ranh cấp ba. Tuyên truyền chính trị định hướng, tin giả, kích war, văn hóa lệch lạc,... Đọc mấy bài lịch sử của bọn nó viết thì... Trash ngang cái nhóm "Ở đây chúng tôi nói về mọi thứ" của Tifosi :))) NCLS của ta là vô đối rồi, chính vì nó hổ lốn bài gì cũng đăng nên rồ Tây, rồ Tàu, rồ Ánh, rồ Huệ có cả, thành viên lại đông. Nó đa chiều, chém gió trên đó không bị ăn chửi thì có thể đăng bài ở bất cứ đâu. 27.66.46.148 (thảo luận) 06:37, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Matuyda Group của tay Tifosi toàn mấy đứa phân biệt vùng miền, giới tính, mà hắn thì lèo lái ghê lắm, rất biết cách đánh vào tinh thần yêu nước của các cháu – Hankiz tl 11:55, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1. Ngày 10 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford vận động Quốc hội thông qua một gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 722 triệu Đô la Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, cùng với 250 triệu Đô la Mỹ viện trợ kinh tế và ấn định hạn chót để quốc hội đưa ra quyết định là ngày 19 tháng 4 năm 1975. Cũng trong lúc này, để đề phòng trường hợp... -> "cũng trong lúc này" nó như kiểu nhắc lại một thời điểm cụ thể nào đó được đề cập ở câu trước vậy, nên sửa thành "cũng trong khoảng thời gian này".
  2. Nguyễn Văn Thiệu cùng vợ Nguyễn Thị Mai Anh kỷ niệm 50 năm ngày cưới tại Hawaii khi Sự kiện 11 tháng 9 xảy ra. Việc cả 2 chiếc máy bay đâm vào Tòa Tháp Đôi... -> Ví dụ như câu trước mình đề cập tới máy bay A và máy bay B, thì câu sau mình mới dùng "cả 2 chiếc máy bay", bỏ từ "cả" đi.
  3. Tuy nhiên, ông sau đó đã bị sốc khi nhận được công điện hỏa tốc truyền đạt chỉ thị mới của tổng thống rằng "Quân đoàn I được phép tự ý triển khai lực lượng để phòng thủ Đà Nẵng mà thôi." -> Tuy nhiên, ông sau đó đã bị sốc khi nhận được công điện hỏa tốc truyền đạt chỉ thị mới của tổng thống rằng "Quân đoàn I chỉ được phép tự ý triển khai lực lượng để phòng thủ Đà Nẵng mà thôi." Lính thủy đánh bạc (thảo luận) 01:07, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4. ...vì đây là nơi tập trung của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gạo, cao su và khu công nghiệp... -> gạo với cao su trồng mới có chứ có phải tài nguyên thiên nhiên tự có đâu
  5. Liệt kê mớ huân huy chương bằng logo nhỏ dạng đầu dòng dấu chấm đậm thôi. Hơi màu thái quá, dù có thể bạn nghĩ rằng nó trực quan. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 18:42, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thấy chả sao cả. Bài về tướng tá Đồng Minh thời WWII bên enwp còn màu mè hơn như này nữa. – Hankiz tl 19:05, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lệ Xuân: Bạn nên thảo luận có có chủ ngữ với thành viên trên Wikipedia. Tôi đang nói về "Thái độ văn minh" đấy, thưa bạn! Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 19:07, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lính thủy đánh bạc Câu đầu tiên của you cũng làm j có chủ ngữ đâu? Laos – Hankiz tl 19:12, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lệ Xuân: Câu này có phần khó hiểu: "Ngô Đình Diệm không tin tưởng Nguyễn Đức Thắng, song việc bổ nhiệm Nguyễn Văn Thiệu vào vị trí trên về sau đã được chứng minh là một sai lầm của ông Diệm." kể cả khi đã cố liên kết với nội dung cả đoạn. Matuyda (thảo luận) 16:45, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Matuyda Nguyễn Đức Thắng là tiền nhiệm của Thiệu ở sư đoàn 1. Diệm không tin Thắng, nên mới thay thế bằng Thiệu. Nhưng rốt cuộc Thiệu về sau mới chính là người phản lại Diệm – Hankiz tl 18:02, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhận xét về nguồn[sửa mã nguồn]

Hiện nay bài viết sử dụng khá nhiều nguồn báo chí (hầu hết mục trực tuyến là báo chí) và sơ cấp (hồi ký của những người trong cuộc). Đối với một nhân vật lịch sử như thế này tôi nghĩ không thiếu nguồn hàn lâm viết về nhân vật. Tôi nghĩ nếu có thể nên thay những nguồn báo chí và sơ cấp với nguồn hàn lâm để tăng chất lượng bài. NHD (thảo luận) 07:00, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@DHN Em sẽ thay mấy nguồn Nguyễn Cao Kỳ, Cao Văn Viên, Chánh Trinh, Đỗ Mậu… và nguồn báo chí ở các mục phía trên (trừ mục lưu vong, qua đời và đời tư ở dưới). Đối với GS TS Nguyễn Tiến Hưng thì sách của ổng không hẳn là sơ cấp và cũng không phải là hồi ký, như cuốn Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập thì là ổng thu thập tài liệu của CIA, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ,… Cuốn Tâm tư Tổng thống Thiệu thì ngoài mục tính cách (Mục Đa nghi Tào Tháo) là ổng viết dựa trên tiếp xúc cá nhân ra, thì các mục còn lại chủ yếu đều tổng hợp từ hàng loạt các nguồn sơ cấp khác (ví dụ Hồi ký Cao Văn Viên, Lâm Quang Thi, Can trường trong chiến bại…) và dựa trên đó để phân tích các sự kiện lịch sử.
P/S: Em mới kiếm được cuốn Cái chết của Nam Việt Nam: những trận đánh cuối cùng của cố GS Phạm Kim Vinh, tuy chưa đọc, nhưng lướt qua thì chắc chắn không phải nguồn sơ cấp. Hankiz tl 11:38, ngày 13 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN Cho em hỏi là ngoài luận án tiến sĩ ra thì liệu mình có thể dùng luận án thạc sĩ hay cử nhân làm nguồn không ạ? – Hankiz tl 19:42, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Luận án tiến sĩ thì có thể sử dụng nhưng cũng nên cẩn thận vì vẫn có thể là nguồn sơ cấp. Những luận án khác cũng có thể sử dụng được nếu đã được cộng đồng nghiên cứu coi là nó đáng tin cậy (ví dụ dùng làm nguồn hay nhắc đến). NHD (thảo luận) 23:40, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hình như là phải check citation index, nhưng ý nghĩa con số index cao/thấp như nào thì quy định không nói. Ngoài ra, bên en cũng có bài luận này: en:Wikipedia:Identifying reliable sources (history).  Băng Tỏa  00:01, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN Nhân tiện cho em hỏi luôn là Nguồn Cao Văn Lượng 1976 của Tạp chí Nghiên cứu lịch sử này có thể dùng được hoặc xem là nguồn hàn lâm không ạ? Cũng không rõ là có thể xem đây là một bài báo khoa học không vì không rõ nó có được peer review hay không, tại vì cuối bài không ghi chú là có peer reviewers này kia như trong mấy tạp chí khoa học phương Tây.
P/S: Đây là toàn bộ bài viết đó Hankiz tl 00:03, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Đây là một ấn phẩm của Viện sử học, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ Việt Nam. Có thể xem là nguồn hàn lâm, nhưng nên cẩn thận sử dụng khi đề tài này liên quan đến chủ đề mà chính quyền Việt Nam có xung đột (có thể thấy khi tác giả sử dụng từ ngữ miệt thị để đề cập đến đề tài). NHD (thảo luận) 00:36, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Dạ vâng. Nếu vậy chắc em chỉ dùng nó làm nguồn cho cái ngày ký sắc lệnh 26-3-1970 thôi. P/S: Đã tìm được nguồn trung lập bên thứ 3 để thay thế. – Hankiz tl 00:44, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một số góp ý[sửa mã nguồn]

Tôi chỉ có vài góp ý nhỏ như sau, bạn Lệ Xuân thấy chỗ nào phù hợp thì sửa, không cũng không sao:

  • Nguyễn Văn Thiệu được thăng cấp bậc hàm thiếu tướng… – Đây là theo nguồn Phong Hoàn Công 2010. Tuy nhiên, theo nguồn của Tucker (2007), Vol. III, trang 942, thì ông Thiệu được thăng chức "Brigadier General" (Chuẩn tướng). Theo bậc quân hàm quân đội Hoa Kỳ thì cấp bậc brigadier general là cấp 1 sao, còn Thiếu tướng của VN hiện nay tương đương cấp 2 sao của Hoa Kỳ, tức Major General, cao hơn Brigadier General một bậc. Thiết nghĩ nên chú thích thêm điểm này hoặc/và dẫn cả 2 nguồn.
  • "Sau khi chuyện không thành, hai người đã lại bày tỏ những biểu hiện ủng hộ ông Khánh có phần muộn màng." – Tôi nghĩ nên lược ngắn chỗ “đã lại”. Và nguyên văn issued expressions of firm support for…, thay vì dịch "bày tỏ những biểu hiện ủng hộ" có thể chỉ cần dịch là "thể hiện sự ủng hộ (đối với)".
  • …nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. – Tôi nghĩ nên để “cậu Tám” trong ngoặc kép?
    Đã sửa
  • …cụ Nguyễn Văn Trung, một nhân sĩ nho học – Nên viết hoa chữ “Nho”?
    Đã sửa
  • "Trường tọa lạc trên Đường Cao Thắng" – Trừ khi trong nguồn ghi chính xác nguyên văn hoặc danh từ riêng đặc biệt, còn lại không nên viết hoa chữ “đường” hoặc “phố”. LTN (thảo luận) 19:57, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa
@Ltncanada: Cảm ơn anh đã góp ý. Về phần chuẩn tướng thì chắc Tucker (2007) đã nhầm lẫn, vì vào thời điểm Nguyễn Văn Thiệu thụ phong hàm tướng thì QLVNCH chưa có quân hàm này (cuối năm 1963), do vậy ông Thiệu, Cao Văn Viên… được thăng thẳng từ đại tá lên thiếu tướng. Phải 4–5 tháng sau (tháng 4 năm 1964), sau khi Nguyễn Khánh tiến hành chỉnh lý chính phủ Dương Văn Minh thì QLVNCH mới thiết lập cấp bực chuẩn tướng. Sau đó thì Nguyễn Cao Kỳ là đại tá đầu tiên được thăng cấp chuẩn tướng. Χλόη | Λη Ξυαν 20:20, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Tôi cũng suy đoán Tucker có thể nhầm lẫn vì bộ sách của ông đứng chủ biên quá đồ sộ nên sai sót là có thể xảy ra. Cảm ơn LX đã chia sẻ thông tin. Thân. LTN (thảo luận) 20:53, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thiệu phục vụ tổ chức nào ?[sửa mã nguồn]

Thiệu rõ là làm lính khố xanh, khố đỏ thuộc Pháp, sao lại ghi là VN quốc gia gì đấy ? Cái này phải làm rõ ?

Năm 1954 Pháp mới rút quân đi, vậy trước đó Pháp là gì ở VN ? Sao Thiệu lại phục vụ cho VN quốc gia ????

2001:EE0:5203:4660:50D5:A114:F9B:4DC5 (thảo luận) 01:53, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quốc gia Việt Nam tồn tại từ 1948-1955. Ông Thiệu phục vụ vào thời đó có gì vô lý? NHD (thảo luận) 02:55, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Làm ơn đọc rõ đề mục binh nghiệp giùm tôi. Lời khuyên chân thành là trước khi khua môi múa mép, chém gió về bất kỳ một vấn đề nào đó, xin hãy tìm hiểu kỹ và nắm vững ít nhất một vài kiến thức cơ bản về chủ đề bạn đang nói, chứ không quê lắm. --Χλόη | Λη Ξυαν 06:18, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ông Thiệu từng theo Việt Minh chống Pháp nhưng chợt nhận ra tổ chức đấy có chứa chủ nghĩa cộng sản nên đầu quân cho chế độ Quốc gia Việt Nam (chế độ chống cộng ở Việt Nam và muốn giành độc lập trong hòa bình) trong Khối Liên hiệp Pháp :) Bài viết có ghi rõ mà IP lơ mơ thì tôi cũng thấy lạ =)

Football is very great (thảo luận) 14:56, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ghi bên phải lề âý, chỗ cái bảng. Phải cho vào list là cái gì đó thuộc thực dân Pháp, sao lại để là Quốc gia VN gì đấy ?

Quốc Gia VN là chính thể có tồn tại thật không ?

Vậy Pháp thời đó làm gì ở VN ?

2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 23:48, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo wiki tiếng Anh Việt Nam thời đó thuộc French Indochina, nên ghi rõ là vậy, Thiệu đi học ở Pháp, làm lính cho Pháp có tư liệu hẳn hoi, phải thuộc tổ chức gì chứ ?

2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 23:52, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Tháng 9 năm 1949, Nguyễn Văn Thiệu rời ngành hàng hải và nhập ngũ Quân đội Liên hiệp Pháp, ghi danh khóa sĩ quan võ bị đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 tại Trường Võ bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt.[13] Ngày 1 tháng 6 năm 1949, ông tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy, ra trường phục vụ trong một đơn vị Bộ binh của Quân đội Quốc gia thuộc Liên hiệp Pháp. Chức vụ đầu tiên Nguyễn Văn Thiệu đảm nhiệm là Trung đội trưởng đồn trú tại Mỏ Cày, Bến Tre. Cùng năm đó, ông được cử sang Pháp học tại Trường Bộ binh Coëtquidan thuộc Trường Võ bị Liên quân Saint-Cyr.[b][14]

Bản hình chữ nhật bên phải nên ghi là quân đội liên hiệp Pháp, các ông đừng có lập lờ.

2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 23:56, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Buồn cười nhỉ, Quốc gia Việt Nam là một trong các bên tham gia thỏa thuận hòa bình Genève, bên cạnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp, Cam, Lào, CHND Trung Hoa, Liên Xô, VQ Anh, Hoa Kỳ (link đây nhé https://avalon.law.yale.edu/20th_century/inch005.asp không tí nữa lại đòi). Như vậy đủ để xem là tồn tại chưa? Chưa kể đến việc Quốc gia Việt Nam tồn tại đến khi Diệm trưng cầu dân ý năm 1955, khi đó Pháp còn ở VN à? Với lại Thiệu được cử sang Pháp đào tạo, điều này không có nghĩa là ông ta phục vụ trực tiếp cho người Pháp. Quốc gia Việt Nam tương tự Úc, New Zealand các thứ thuộc Khối thịnh vương chung Anh. Tuy nó là dominion phụ thuộc vào Anh, nhưng có những quyền tự trị nhất định và có quân đội riêng (dù tất nhiên là quân đội của nó cũng phụ thuộc vào Quân đội HG Anh). Quốc gia Việt Nam cũng tương tự như vậy, nó là một nhà nước liên kết (associated state) thuộc Liên hiệp Pháp, tuy phụ thuộc Pháp về nhiều mặt, song cũng có quyền tự trị nhất định và sở hữu quân đội riêng. Trong trường hợp của Thiệu, ông ta không phục vụ trực tiếp cho Pháp mà có thể nói là gián tiếp thông qua Quân đội QG. Vì thế việc để QG VN chả có vấn đề gì là sai trái cả. Tôi nói thật ông nên xem lại bản thân đi, thực sự tôi chả thấy ông đóng góp được cái gì cho cái Wiki này, được cái nói nhăng nói cuội, đâm chọt, bắt bẻ mấy thứ vớ vẩn là giỏi. Χλόη | Λη Ξυαν 00:17, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phục vụ cho Liên hiệp Pháp, nó còn giữ cả hồ sơ, có gì mà phải ngại, che dấu. Đây là lịch sử, không nên chối cãi làm gì. Tồn tại, nhưng gọi puppet, không được ký kết gì cả. Không có tiếng nói, rồi lại bảo không ký.

Hội nghị Giơ ne, là hội nghị của VNDCCH với Pháp, liên quan chi tới ông puppet này.

Mà làm cho Liên hiệp Pháp thì có gì sai với ông ta ? đó là quyền của họ, và cũng nên ghi cho đúng ở bảng bên Phải. Cũng đừng biên soạn lắt léo làm gì.

Thiệu với 1 số tướng như Đỗ Mậu từng làm lính khố đỏ ở Hưng Yên. Mà khố xanh, khố đỏ,...video họ thuật lại đấy, không đốt nhà người Việt, thì cũng đi bắn người Việt, thời ấy dân Việt rất ghét.

Cần tôi show ra không lại cãi.

2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 01:01, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nói lôi thôi dài dòng chả được cái tích sự gì. Thiệu thuộc biên chế của Quân đội Quốc gia Việt Nam, một nước thuộc tổ chức Liên hiệp Pháp, chứ không thuộc biên chế trực tiếp trong Quân đội Pháp. Quân đội Quốc gia VN được tổ chức độc lập, riêng biệt với CEFEO, thậm chí có Bộ Tổng tham mưu riêng. Có video gì nói Thiệu làm lính khố đỏ thì trưng ra đi, tôi cũng hứng thú là anh bạn đây thu thập thông tin từ nguồn nào mà trình độ đọc hiểu "cao" như vậy. Χλόη | Λη Ξυαν 01:46, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Malaysia trước cũng giành độc lập trong hòa bình và theo Anh để chống cộng (do Trung Quốc hậu thuẫn); thế Malaysia là con rối, tay sai và bù nhìn à IP?

Football is very great (thảo luận) 05:01, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đế quốc VN[sửa mã nguồn]

On 12 June 1945, Kim selected a new national flag — a yellow, rectangular banner with three horizontal red stripes modeled after the Li Kwai in the Book of Changes — and a new national anthem, the old hymn Dang Dan Cung (The King Mounts His Throne). This decision ended three months of speculation concerning a new flag for Vietnam.[3]

Đây là quốc gia con rối theo wiki tiếng Anh, cờ do 1 ông người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra. Nên nói ls VN cận đại là ls của Nghệ Tĩnh đúng thật.

Quốc gia VN đang tranh cãi, ko nên để Thiệu làm cho QG Viet Nam, mà là Liên hiệp Pháp mới đúng.

2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 00:05, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trần Trọng Kim là Thủ tướng Đế quốc Việt Nam, vệ tinh của Nhật, liên quan gì tới Quốc gia Việt Nam thành lập năm 49 mà đưa vào đây? Χλόη | Λη Ξυαν 00:18, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi trích dẫn rồi đấy, đến tên gọi, lá cờ cũng phải lấy theo, thì chả phải là liên quan ? 2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 01:04, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Suy luận được đấy, chỉ là hơi đi vào lòng đất thôi. Tôi đang tìm kiếm sự liên kết giữa một bên là "Đế quốc Việt Nam" do Nhật dựng lên sử dụng cờ quẻ ly (☲), một bên "Quốc gia Việt Nam" Pháp dựng lên dùng cờ quẻ càn (☰). Dạ vâng, "đến tên gọi, lá cờ cũng phải lấy theo". Χλόη | Λη Ξυαν 01:53, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hiểu được do Thực dân Pháp yêu quí dựng lên là được rồi.

2001:EE0:51D4:5CB0:4C96:8D4B:B90E:A876 (thảo luận) 02:28, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lệ Xuân đã xóa thảo luận này của Football is very great vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 08:13, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]