Thảo luận:Nhà Tấn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 118.71.182.86 trong đề tài Niên hiệu

Danh sách vua nhà Tấn[sửa mã nguồn]

Phiên bản hiện tại lại để bảng các triều đại Bắc, Nam thay vì để danh sách các vua nhà Tấn? Nguyễn Thanh Quang 12:31, ngày 05 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã định chuyển sang bài kế tiếp (theo thứ tự lịch sử) nhưng bảng này lại gồm cả "Ngũ Hồ thập lục quốc" lẫn "Nam Bắc triều" và không trùng hẳn với danh sách ở 2 bài này, hơi mất công nên chưa sửa. Mong có bạn tham gia sửa.--Nguyễn Việt Long 13:04, ngày 05 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Dịch thuật?[sửa mã nguồn]

Đọc bài này, tôi có cảm giác là tác giả lấy từ nguyên văn tiếng Anh hay tiếng Pháp và đã dịch "quá sát" nên thành ra đôi chỗ không chuẩn. Ví như việc gọi dòng họ, trong tiếng Anh hay tiếng Pháp thì dùng "les Duponts" (gia đình Dupont, viết số nhiều) hoặc the Smiths đều chỉ có nghĩa là họ hàng nhà Dupont hay nhà Smith, khi dịch không cần phải nói là "những người nhà Dupont". Tương tự như vậy, trường hợp của nhà Tấn hay nhà Hán Triệu mà tác giả đề cập bằng số nhiều, khi đọc thấy hơi ngộ nghĩnh. Ai cũng biết nhà Tấn, nhà Hán Triệu là một tập đoàn rất nhiều người chứ không thể là 1 cá nhân. Tương tự như thế, ta nói: "Giải phóng quân" tức là hàng vạn chiến sĩ thuộc các loại binh chủng, chứ không cần phải nói "các lực lượng giải phóng quân".

Dịch thoát từ ngoại ngữ ra tiếng Việt phải là như vậy. Tương tự như thế, trong các bài lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, tôi thấy vô số những lỗi về câu bị động mà tôi từng đề cập cách đây không lâu. Có vẻ như các bài này được dịch vội từ tiếng nước ngoài. Do đó, đáng ra phải nói: "Quân A bị quân B đánh bại" thì tác giả lại viết: "Quân A bị đánh bại bởi quân B", hoặc đáng phải nói "Phong trào do ông A lãnh đạo" thì lại nói: "Phong trào được lãnh đạo bởi ông A", nghe rất không Việt Nam. Văn Việt Nam không dùng như vậy.

Ngoài ra, còn những lỗi mà chắc chắn là do dịch những từ "they" hay "it" ra "chúng" và "nó", trong khi "chúng" là để chỉ "những cuộc chém giết" và "nó" lại chỉ "kinh đô Tràng An"! Tiếng Việt chính tắc không cho phép dùng như vậy. Bạn đọc sẽ có cảm giác rằng các tác giả còn non nớt trong việc dịch ngoại ngữ ra tiếng Việt.

Nếu các tác giả có lầm lẫn hoặc còn nghi hoặc về thông tin, chúng ta có thể đem ra bàn luận. Nhưng với những vấn đề không lớn của dịch thuật như vậy, thiết nghĩ các tác giả nên cố gắng tự khắc phục. Mong các tác giả lưu tâm hơn. --Trungda 09:05, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Sự sai lệch về thời gian[sửa mã nguồn]

Trong đoạn viết về Huệ đế Tư Mã Trung cò viết ông này bị giết chết cuối năm 306 (tháng 11), ở bảng thì lại viết ông ta làm vua đến tận đầu năm 307 (tháng 2). Như vậy có sự sai lệch, mong rằng anh Trungda và mọi người thống nhất lại số liệu. conbo trả lời 03:10, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

2 sách Tàu dịch: Niên biểu lịch sử Trung Quốc của Phương Thi Danh (NXB Thế giới, 2001) và Kể chuỵện Lưỡng Tấn Nam bắc triều của Thẩm Khởi Vĩ (NXB Đà Nẵng 2007) đều ghi Huệ đế bị giết tháng 11/306. Tôi đã sửa trong bảng.--Trungda (thảo luận) 17:55, ngày 11 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn 58.187.106.12 thêm vào[sửa mã nguồn]

Đoạn do 58.187.106.12 thêm vào ngày 8/11/2008 tạm thời cắt sang trang thảo luận này để xem xét và định dạng lại và cũng đẻ kiểm tra xem có sao chép từ đâu hay không. Meotrangden (thảo luận) 12:18, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quá trình di dân xuống miền nam.

Trải qua một thời gian loạn lạc và bị người Hung nô tấn công làm chính quyền Tây Tấn sụp đổ, một số lượng lớn người miền bắc di tản xuống miền nam. Các địa chủ và quý tộc miền bắc dời bỏ đất đai cùng toàn bộ người nhà, tôi tớ, quân lính. Có tới 1/8 dân số miền bắc đã tản cư xuống miền nam, số lượng đến hàng triệu người, góp phần làm tăng thêm dân số cho nhà Đông Tấn. Số lượng người miền bắc chiếm tới 1/6 dân số miền nam. Người miền bắc được gọi là kiều nhân sau gọi là bạch hộ, được định cư tại các khu vực riêng gọi là kiều châu, kiều quận, kiều huyện được tổ chức và quản lý bởi các quý tộc và địa chủ người miền bắc như Nam Từ châu, xung quanh Kiến khang hoặc những quận riêng như Nam Lan lăng ở Kinh châu. Sau khi triều đình Đông Tấn được thành lập để đề phòng nạn nhân chiến loạn từ phía bắc tràn xuống Giang nam gây ra nhiều vấn đề xã hội đã quy định những nhóm lưu dân có vũ trang không được vượt qua sông Trường giang, đồng thời triều đình cũng đề cử một số quan chức cho những đầu mục của các nhóm lưu dân, sắp xếp cho họ đóng tại khu vực nằm giữa Trường giang và sông Hoài làm bức bình phong cho triều đình Đông Tấn.

Chế độ kiều trí quận huyện. Nhà Đông Tấn quy định hộ khẩu của kiều dân (bạch hộ) không được liệt vào sổ sách hộ tịch sở tại, được miễn thuế và dao dịch để đảm bảo đặc quyền phong kiến của sĩ tộc miền bắc. Còn dân miền nam thì gọi là hoàng hộ. Từ giữa triều Đông Tấn về sau, chính quyền nhiều lần thực thi thổ đoán, giảm dần kiều châu, kiều quận, kiều huyện, nhưng mãi đến đời Tùy chế độ kiều trí quận huyện mới hoàn toàn bị bãi bỏ.

Lệnh Thổ đoán.

Thời Đông Tấn các kiều châu, kiều quận không có biên giới nhất định, không thu được thuế cho nhà nước. Các sĩ tộc lợi dụng thế lực của mình để thôn tính đất đai, gom các nông dân phá sản vào điền trang của mình để làm nhân khẩu phụ thuộc gọi là ẩn khách gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập tài chính của nhà nước. Năm 341 triều đình ra lệnh kiều dân từ vương công cho đến thứ dân định hộ tịch theo thực tế cư trú, đem hộ khẩu của họ liệt vào sổ hộ tịch sở tại, gọi là “Hàm Khang thổ đoán”. Đến năm 364 Hoàn Ôn chủ trì ban hành luật thổ đoán gọi là Canh tuất thổ đoán. Năm 413 Lưu Dụ lại ra lệnh cho thực hiện thổ đoán lần nữa gọi là Nghĩa hy thổ đoán, phần lớn kiều trí quận huyện đã bị dẹp đi. Từ đó về sau các triều đại Nam triều cũng nhiều lần thực hiện thổ đoán, chỉnh đốn hộ tịch, lọc ra được nhiều nhân khẩu phụ thuộc trong các nhà sĩ tộc, gia tăng thu nhập tài chính cho chính quyền trung ương.

Đường lối chính trị của Vương Đạo.

Tể tướng Vương Đạo (276 -339) chấp chính trong 33 năm suốt 3 triều vua Nguyên Đế, Minh Đế, Thành Đế chủ trương đường lối bảo vệ quyền lực hoàng đế, cân bằng các sí tộc hai vùng bắc nam, nhượng bộ và buông lỏng với thế gia đại tộc. Quan điểm của Vương Đạo là “cứ bình tĩnh, cầu sao cho hòa hoãn tạm thời rồi mọi việc đâu lại vào đấy”. Chính sách này được các tể tướng Đông Tấn kế thừa và áp dụng mãi cho đến khi một người dòng họ Tư Mã lên nắm quyền là Tư Mã Đạo Tử mới thay đổi. Nhờ vậy chính quyền Đông Tấn vẫn tồn tại qua hai cuộc nổi loạn của Vương Đôn và Tô Tuấn. Năm 323 tướng Vương Đôn (266 - 324) đã âm mưu phế truất ngôi vua, năm 328 Tô Tuấn chỉ huy lực lượng nổi dậy và tàn phá kinh thành Kiến khang. Trong triều quyền lực của các đại tộc rất lớn khuynh đảo triều chính.

Vụ biến loạn Vương Đôn.

Năm 320 mâu thuẫn giữa Nguyên đế và tướng Vương Đôn lên đến đỉnh điểm, Vương Đôn ngày càng có nhiều tham vọng kiểm soát các tỉnh phía tây. Sang năm sau Nguyên đế lệnh cho các tướng Đới Uyển, Lưu Quỳ đem quân chống cự Hậu Triệu nhưng thực tế để ngăn ngừa Vương Đôn. Mùa xuân năm 322, Vương Đôn bắt đầu chiến dịch chống lại Nguyên đế, tuyên bố Nguyên đế bị Lưu Quỳ và Diêu Hiệp lừa dối, và mục đích của ông ta nhằm làm trong sạch chính quyền. Vương Đôn thuyết phục Cam Trác (dòng dõi tướng Cam Ninh nước Ngô), thứ sử Lương châu và Biện Khổn, thứ sử Tương châu ủng hộ, nhưng không ai hưởng ứng nhưng cũng không ngăn chặn hành động của Vương Đôn. giữ thái độ trung lập. Nguyên đế phái Vương Đạo làm Tiên phong đại đô đốc chỉ huy chống lại Vương Đôn người anh họ của Vương Đạo. Vương Đôn tiến quân về Kiến khang, đánh bại lực lượng của Nguyên đế. Lưu Quỳ chạy sang Hậu Triệu, trong khi Diêu Hiệp, Đới Uyển, bộc xạ Chu Kỷ và một số khác bị giết. Nguyên đế buộc phải nhượng bộ và gia tăng quyền lực cho Vương Đôn. Vương Đôn thỏa mãn với điều đó và không tính chuyện lật đổ Nguyên đế. Vương Đôn rút về Vũ xương (Hồ bắc), đánh bại Tư Mã Thành, đồng thời ám hại Cam Trác. Không lâu sau, Nguyên đế lâm bệnh và mất, con là Minh đế lên ngôi. Minh đế lên ngôi quyết tâm diệt trừ Vương Đôn, triệu kiến Hy Giám là thủ lĩnh các nhóm vũ trang của lưu dân, bổ nhiệm làm Thượng thư lệnh. Minh đế lại cử một thủ lĩnh khác của lưu dân là Hoàn Di làm Tán Kỵ thường thị, thuyên chuyển Đào Khản (259 -334), từng là tướng dưới trường Vương Đôn, đang làm thứ sử Quảng châu đến Giang châu làm thứ sử chuẩn bị đối phó với Vương Đôn. Năm 324 nội chiến lại bùng nổ. Quân của Vương Đôn ồ ạt tiến xuống vùng hạ du Trường giang liền bị các lực lượng vũ trang của lưu dân đóng ở nam sông Hoài chặn đứng. Lúc đó Vương Đôn cũng bị chết vì bệnh, thế lực tan rã nhanh chóng. Các quan phụ chính là Tây dương vương Tư mã Dương, Vương Đạo, Biện Đôn, Lữ Nghiệp, Hy Giám, Dữu Lượng, Ôn Kiều được Minh đế tin cậy giao phó việc nước giúp thái tử Tư mã Diễn mới có 4 tuổi. Tư mã Diễn lên ngôi, tức là Thành đế.

Trong thời gian trị vì của Thành đế, họ Dữu (Dữu Lượng, Dữu Băng) gia tăng quyền lực, bên cạnh Vương Đạo và tư không Hà Xung (292-346). Dữu Lượng phải đối đầu với Tô Tuấn, một thủ lĩnh khác của lưu dân vùng Sơn đông. Cha của Tô Tuấn từng làm thừa tướng cho Hậu chủ Lưu Thiền của nước Thục đời Tam quốc. Tô Tuấn trong khi bình định vụ nổi loạn của Vương Đôn đã mở rộng thế lực, được triều đình bổ nhiệm làm thái thú Lịch dương (huyện Hòa, An huy) đóng quân đồn trú, mộ thêm quân, thu nạp những kẻ tù tội bị truy nã, uy hiếp Kiến khang, khống chế triều đình từ xa. Tô Tuấn liên minh với Tổ Ước, thứ sử Dự châu là em của Tổ Địch đóng quân ở Thọ xuân. Năm 326, Tô Tuấn tố cáo Tư Mã Dung em của Nam đông vương Tư mã Dương phản quốc, và giết ông ta, đồng thời lật đổ Tư mã Dương.

Vụ biến loạn Tô Tuấn.

Năm 327 Dữu Lượng (289 – 340) bổ nhiệm Tô Tuấn làm đại tư nông, chức quan phụ trách các công việc nông nghiệp không có liên quan gì đến việc quân sự nhằm ngăn chặn thế lực của Tô Tuấn. Tô Tuấn liền tìm kiếm liên minh với các viên quan có thế lực khác như Ôn Kiều, thứ sử Giang châu chống lại Vương Đạo, thứ sử Kinh châu. Dữu Lượng chủ trương truất bỏ binh quyền của Tô Tuấn nhưng Vương Đạo lại chủ trương bao dung. Dữu Lượng tự tin với lực lượng hiện có đủ mạnh để chế ngự Tô Tuấn nên không cần đến đề nghị hỗ trợ của Ôn Kiều, lệnh cho Ôn Kiều không được đem quân từ Giang châu về bảo vệ Kiến khang. Năm 328 Tô Tuấn cùng Tổ Ước hợp binh nổi loạn đánh vào kinh thành Kiến Khang với danh nghĩa trị kẻ có tội là trung thư lệnh Dũu Lượng, giết chết Hoàn Di, giam cầm Thành đế và Dữu thái hậu, cho quân lính cướp phá kinh thành, tài sản của dân chúng bị mất sạch. Quân phiến loạn lấy 20 vạn xấp vải, 5000 cân vàng bạc. Dữu Lượng chạy đến Giang châu nơi thuộc quyền cai trị của Ôn Kiều. Dữu thái hậu vì quá lo sợ nên đã chết trong lo âu.

Trong lúc nguy cấp, thứ sử Giang Châu là Ôn Kiều đã đứng ra liên hợp với Dữu Lượng lúc đó đang lánh nạn tại Giang Châu. Họ cùng bàn kế đối phó lại Tô Tuấn. Theo đề nghị của cháu Ôn Kiều là Ôn Xung, họ cùng đề cử thứ sử Kinh Châu là Chinh tây đại tướng quân Đào Khản làm thủ lĩnh để dẹp quân phiến loạn.

Tô Tuấn tổ chức lại chính quyền, giao cho Vương Đạo điều hành các việc. Trong lúc đó Dữu Lượng và Ôn Kiều tập hợp lực lượng nhằm phản công. Hy Giám ở miền đông cũng tuyên bố thảo phạt Tô Tuấn. Dữu Lượng cử Đào Khản làm đô đốc các lực lượng thảo phạt Tô Tuấn. Đào Khản tiến quân về Kiến nghiệp, lôi kéo thủ hạ của Tô Tuấn là Lữ Ung về phía mình. Trong cuộc chiến tại Thạch đầu thành năm 329, quân của Tô Tuấn đã bị đánh bại, Tổ Ước phải chạy sang Hậu Triệu rồi cũng bị Thạch Lặc giết chết. Khi trừng trị Tô Tuấn và đồng đảng Vương Đạo lại cố cứu giúp ông ta. Thứ sử Tương châu là Biện Khổn giữ thái độ trung lập trong suốt cuộc biến loạn chỉ phải đổi đi làm thứ sử Quảng châu. Dẹp xong loạn Tô Tuấn, các quan lại trong và ngoài triều đều đề nghị Ôn Kiều lên thay Vương Đạo làm Trung thư giám, nhưng Ôn Kiều không nhận vị trí đó, Vương Đạo tiếp tục làm Trung thư giám. Sau trận chiến kinh thành Kiến khang đã bị thiệt hại nặng về người và của, một số quan lại chủ chốt đề nghị dời đô. Ôn Kiều đưa ra ý kiến dời đô về Dự chương thuộc Giang châu (Giang tây). Người khác đề nghị dời về quận Cối kê, Dương châu (Thiệu hưng, Chiết giang) nhưng Vương Đạo không đồng ý, cho rằng Kiến khang ở vị trí thuận lợi để chống lại Hậu Triệu, không nên dời đi đâu cả. Ôn Kiều được phong làm Thạch an công nhường chức vụ nhiếp chính cho Vương Đạo, Dữu Lượng rút lui khỏi các chức vụ tại triều, lui về địa phương. Đào Khản được phong làm Trường sa quận công, sau đó được cử làm đô đốc 8 châu, một chức vụ mà Vương Đôn cũng chưa từng mơ tới.

Vương Đạo chấp chính.

Cuối năm 329 Ôn Kiều chết, Hậu tướng quân Quách Mặc xuất thân là trộm cướp dám giả chiếu chỉ của nhà vua để tấn công giết chết Bình nam tướng quân Lưu Ân và chiếm lấy Kinh châu. Vương Đạo không muốn xảy ra một cuộc nội chiến và sợ thực lực của Quách Mặc nên đã tuyên bố ân xá và cử Quách Mặc làm thứ sử Dự châu nhưng Đào Khản và Dữu Lượng phản đối. Họ tiến quân về Giang châu và giết chết Quách Mặc vào năm sau. Vương Đạo đánh làm thinh. Sau cuộc biến loạn của Tô Tuấn, các lực lượng quân sự địa phương của Đông Tấn đã để mất nhiều vùng đất đai vào tay nhà Hậu Triệu. Các thành quan trọng bị mất là Lạc dương, Thọ xuân, Tương dương (năm 332, Đông Tấn giành lại được). Năm 333 vùng Ninh châu (Quý châu, Vân nam) cũng bị Thành Hán chiếm, mãi đến năm 339 mới thu hồi được. Thị trung Thái úy Đào Khản là người Bà Dương, thuộc Phan Dương, là một trong ba nhân vật quan trọng của triều đình Đông Tấn đến đóng quân ở Vũ xương nắm quyền đô đốc 8 châu Kinh, Giang, Ung, Lương, Giao, Quảng, Ninh, Ích kiêm thứ sử các châu Giao, Ninh, Kinh hùng cứ tại Trường giang, tích cực chuẩn bị bắc phạt. Vương Đạo còn Dữu Lượng chấp chính vẫn có thái độ lạnh nhạt, luôn luôn lo sợ sẽ xuất hiện tình trạng Vương Đôn lần thứ hai, mãi đến khi Đào Khản chết bệnh năm 334 họ mới thở phào. Trên cương vị nhiếp chính, Vương Đạo tiếp tục chính sách khoan dung và thuế khóa lỏng lẻo, nhằm ổn định xã hội tuy nhiên có thể gây ra nạn tham nhũng không kiểm soát được. Năm 338 Dữu Lượng cố thuyết phục Hy Giám tham gia lật đổ Vương Đạo, nhưng bị từ chối, không nhận đước sự ủng hộ kế hoạch của Dữu Lượng đành phải gác lại.

Dữu Lượng chấp chính.

Năm 337 Liêu đông công Mộ dung Hoảng người Tiên ty, từng là chư hầu của Đông Tấn, tuyên bố tước vị Yên vương, thành lập nước Tiền Yên. Năm 339 Vương Đạo chết, họ Dữu lên nắm quyền. Họ Dữu khởi đầu quyền lực từ Dữu Trân, thái thú Cối kê, sau đó Dữu Văn quân làm hoàng hậu của Tấn Minh đế. Dữu Lượng và Dữu Ký cùng chủ trì chấp chính có đường lối chính trị tích cực hơn, đối với các sĩ tộc vi phạm pháp luật họ mạnh dạn trừng trị và tích cực chuẩn bị bắc phạt. Họ Dữu muốn mở cuộc tấn công lớn về phía Hậu Triệu, nhằm giành lại trung nguyên. Dữu Lượng (289 – 340) và Dữu Ký lầm lượt ra trấn giữ Võ xương phòng thủ vùng trung du Trường giang. Dữu Ký còn chuyển đến đóng ở Tương dương trưng dụng các loại xe bò xe ngựa, điều động nô lệ tư gia làm lính vận chuyển lương thực. Việc đó gặp phải sự phản đối của các thế gia đại tộc là Hy Giám và Thái Mô. Với đường lối chính trị trong sách của họ Dữu đã phá vỡ sự cân bằng quyền lực giữa nhà vua và các thế gia đại tộc. Thành đế cũng yêu cầu Dữu Lượng không được gây chiến nữa. Thành đế tham dự một phần giải quyết việc triều chính. Hà Xung và Dữu Băng tìm cách thay đổi chính sách của Vương Đạo, nhưng không được hiệu quả cao như trước. Dữu Lượng tiếp tục kế hoạch quân sự nhằm chống lại nhà Hậu Triệu. Tuy nhiên quân Hậu Triệu đã gây thiệt hại nặng cho các thành thị của Đông Tấn ở bắc Trường giang và chiếm Thục thành (Hoàng cương, Hồ bắc). Bị thất bại, Dữu Lượng không còn tiếp tục các kế hoạch quân sự và chết vào đầu năm 340. Dữu Lượng được phong tước Đô định hầu. Họ Dữu muốn đưa Dữu Viên lên nắm quyền đô đốc chỉ huy quân sự càng làm cho hoàng gia và các đại tộc thêm hoài nghi. Họ đã đưa phò mã của Tấn Minh đế là Thứ sử Từ châu, Vạn ninh bá Hoàn Ôn (312 – 373, con Hoàn Di) tự là Nguyên Tử ra nắm binh quyền, làm đô đốc các châu Ninh châu, Kinh châu, Tương châu. Đồng thời để kiềm chế Hoàn Ôn họ lại đưa ra người phản đối đườn lối chính trị trong sạch là Cố Hòa, người nổi tiếng về thanh đàm (bình luận suông) là Ân Hạo và một nhân vật khác phản đối quyết liệt việc bắc phạt là Thái Mô để chủ trì triều chính, trở về với phương chân chính trị cũ của Vương Đạo. Vào mùa hè năm 342, Thành đế lâm bệnh, hai hoàng tử lúc đó còn nhỏ và do Chu hoàng hậu sinh. Dữu Băng sợ rằng họ Dữu sẽ bị giảm quyền lực nếu một vị vua nhỏ tuổi được lập nên đề nghị Thành đế sớm lập thái tử. Thành đế lập Lang nha vương Tư mã Nhạc (322 – 344, con của Minh đế) làm thái tử. Tư mã Nhạc lên ngôi, tức là Khang đế. Năm 343 Dữu Dực (cậu của Khang đế) đề nghị tiến hành kế hoạch quân sự chống Hậu Triệu, liên minh với Tiền Yên và Tiền Lương (hai nước chư hầu của Đông Tấn). Kế hoạch được sự đồng tình của nhiều quan lại có thế lực như Dữu Băng, Hoàn Ôn (phò mã của Thành đế). Khang đế đồng ý. Dữu Băng được cử làm đô đốc cùng với Dữu Dực, trong khi đó Hà Xung được gọi về triều thay thế Dữu Băng. Tuy nhiên Dữu Dực chỉ tiến hành một số hoạt động quân sự nhỏ, mục đích chính là gây dựng thế lực cho dòng họ Dữu. Năm 344 Khang đế ốm nặng. Dữu Băng và Dữu Dực muốn đưa Hội khê vương Tư mã Dực lên ngôi vua, nhưng trước đó Hà Xung đã đề nghị với Thành đế, trong trường hợp Khang đế qua đời sẽ lập con nhỏ của Khang đế là Tư mã Đam lên ngôi. Khang đế cũng đồng ý lập Tư mã Đam (mới 3 tuổi) làm thái tử. Khi Khang đế qua đời, một vị vua trẻ con lên ngôi, đó là Mục đế.

Trong thời gian Mục đế cai trị (344 – 361), quyền lực trong triều thuộc về Hội khê vương Tư mã Dực và Hoàn Ôn (312 -373), Ân Hạo. Lãnh thổ Đông Tấn được mở rộng về phía tây. Sự tan rã của Hậu Triệu ở phía bắc tạo điều kiện thuận lợi cho Đông Tấn giành lại một số vùng đất ơ nam Hoàng hà. Khi Mục đế còn nhỏ, Sở thái hậu nhiếp chính và tin dùng Hà Xung, tể tướng Tư mã Dực. Năm 346 Hà Xung chết, người kế nhiệm là Thái Mạo. Năm 345 Dữu Dực, người nắm quyền quân sự tại các tỉnh phía tây (Hồ bắc, Hồ nam, Quý châu, Vân nam) chết, quyền lực quân sự rơi vào tay Hoàn Ôn, đã tiến hành các chiến dịch quân sự không cần sự phê chuẩn của triều đình.

Năm 347 Hoàn Ôn đem quân chinh bắc tiêu diệt nước Thành Hán ở Tứ xuyên, đến năm 354 tiến quân đến gần thành Trường an, nhưng thiếu lương nên phải rút quân về. Năm 356 quân Đông Tấn thu hồi cố đô Lạc dương, giữ được đến năm 362 thì rơi vào tay quân Tiền Yên. Năm 371 Hoàn Ôn phế truất vua Tấn là Tư Mã Dịch, lập tôn thất Tư Mã Dục lên ngôi tức vị Giản Văn đế. Giản Văn đế khi lên ngôi đã ngoài 50 tuổi và ốm yếu. Tháng 3 năm 373, Hoàn Ôn chết, khu vực quản lý của Hoàn Ôn được chia làm ba, giao cho Hoàn Xung (328 - 384), Hoàn Hoát và Hoàn Thạch Tú quản lý.

Sau khi Hoàn Ôn chết, quyền lực trong triều do Tể tướng Tạ An (320 -385) nắm giữ. Tạ An theo cách của Vương Đạo xây dựng chính sách an dân “Trấn chi dĩ tĩnh” giữ cho nhà Đông Tấn cục diện yên ổn suốt hơn hai mươi năm. Đồng thời Tạ An chia sẻ quyền lực với Vương Thản Chi (con trai Vương Đạo) và Vương Biểu Chi, tuy nhiên Vương Thản Chi đã chết năm 375.

Đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tiền Tần.

Năm 373 nhà Tiền Tần cho quân chiếm Lương châu (nam Thiểm tây) và Ích châu (Tứ xuyên) của Đông Tấn.Năm 376, chư hầu của Đông Tấn là Tiền Lương bị quân đội Hậu Tần tấn công, Đông Tấn cử tướng Hoàn Xung đem quân cứu viện, nhưng Tiền Lương sụp đổ quá nhanh, quân Tấn phải rút về. Tiền Tần thống nhất miền bắc, và bắt đầu tham vọng đánh xuống miền nam. Tiền Tần bắt được nhiều cư dân của Đông Tấn ở vùng bắc và nam sông Hoài. Năm 377 nhà Đông Tấn phái tướng Chu Tự làm thứ sử Lương châu trấn thủ Tương dương. Năm 380 thành Tương dương thất thủ.

Tiếp sau đó giữa hai nước xảy ra trận chiến Phì thủy nổi tiếng, nhà Tiền Tần suy vong không lâu sau đó, còn Đông Tấn giành thắng lợi lớn, giữ vững được bờ cõi và mở rộng lên phía bắc.

Tình hình sau trận Phì thủy.

Sau chiến thắng Phì thủy, quyền lực của Tạ An suy giảm. Năm 384 Hoàn Xung chết, các quan lại chủ chốt muốn đưa Tạ Huyền lên thay chức vụ của Hoàn Xung nhưng Tạ An không đồng ý và chia nhỏ khu vực do Hoàn Xung cai quản cho 3 người cháu của Hoàn Xung. Tạ An tránh không muốn xung đột với Hội Khê vương Tư mã Đạo Tử, người muốn trở thành Tể tướng. Tạ An bị bài xích, bắt buộc phải xin đi bắc chinh, rời khỏi Kiến khang và chết năm 385 và được phong làm Lư lăng công. Họ Tạ định lợi dụng việc bắc phạt để mở rộng địa bàn và thế lực của mình nhưng triều đình đã phái tướng Chu Tự đến đóng quân ở Lạc dương, kiêm thứ sử các châu Duyện, Dự, Thanh, chỉ huy toàn bộ quân đội bắc phạt. Tạ Huyền ra quân thất lợi và bị tước binh quyền, Tạ Thạch một người kiêu sa hủ bại cũng bị chết bệnh cùng năm. Hoàng gia Tư mã là người thắng lợi trong cuộc đấu tranh nội bộ sau trận Phì thủy. Tư mã Đạo Tử lên nắm quyền tể tướng sau khi cùng họ Hoàn làm suy yếu thế lực họ Tạ đã liên kết chặt chẽ với họ Vương quê gốc ở Thái nguyên mở đầu cuộc đấu tranh mới giữa hoàng gia với họ Hoàn cho nên sau khi đại thắng thì vương triều Đông Tấn lại nảy sinh mọt nguy cơ mới trong việc thống trị.


Năm 396 Hiếu Vũ đế chết, người kế ngôi là thái tử Tư mã Đức Tông (382 - 419), hiệu là An đế. Hội khê vương Tư Mã Đạo Tử làm quan nhiếp chính.

Tình hình chính trị xã hội cuối thời Đông Tấn. Thời cuộc lúc này Giang nam tốt hơn Giang bắc một chút nhưng bọn quan lại ỷ công phò chiến và dựa thế đặc quyền của môn đệ nên ra sức tước đoạt đất đai của nông dân, như hai gia tộc Vương và Tạ. Mỗi tộc đều có điền trang đến mấy mươi nơi, gian xảo cấu kết cưỡng chiếm ruộng đất đến vạn khoảnh. Cuộc sống của quan lại và quý tộc rất xa hoa. Bản thân Tạ An cũng chiếm núi rừng ở ngoại ô Kiến khang, xây nhà lầu, khi rảnh rỗi thường dẫn tôi tớ đến vui chơi, mỗi bữa ăn tốn đến mấy trăm lạng vàng. Hoàn Huyền khi thoán đoạt ngôi vua hoang dâm vô độ, cho đóng kiệu có thể ngồi được 30 người, dùng 200 người khiêng. Con trai của Tư mã Đạo Tử là Tư mã Nguyên Hiển còn giàu hơn cả vua Tấn. Năm 377, Hiếu Vũ đế bãi bỏ thuế đất, đổi thành thuế miệng, mỗi người phải nộp 3 hộc sau 8 năm lại tăng lên 5 thạch. Ngay cả việc phục dịch trai gái đều phải đi phục dịch không có trường hợp ngoại lệ, mãi đến thời Lương Vũ đế mới bỏ lệnh này. Ngoài ra dân chúng còn phải chịu nhiều thuế má nặng nề khác, ngay cả việc sửa nhà, trồng dâu cũng phải nộp thuế.

Năm 397 Tư mã Đạo Tử nhiếp chính đã thay đổi chính sách nhượng bộ thế gia đại tộc của Vương Đạo, làm mất cân bằng giữa các thế lực chính trị. Tư mã Đạo Tử tin dùng Vương Quốc Bảo và Vương Từ đã gây nên sự phản đối của Vương Cung thứ sử các châu Duyện châu và Thanh châu và Ân Trọng Kham thứ sử Kinh châu, các quan lại địa phương có thế lực. Cuộc biến loạn của Vương Cung và An Trọng Kham làm tình hình thêm rối ren. Dưới áp lực của Vương Cung và Ân Trọng Kham, Tư Mã Đạo Tử buộc Vương Quốc Bảo phải tự sát và xử tử Vương Từ.

Ân Trọng Kham sau đó bị Hoàn Huyền (369 - 404) con trai Hoàn Ôn đem quân tiêu diệt vào năm 400. Hoàn Huyền đòi phong làm thứ sử Quảng châu (Quảng tây, Quảng đông) và Tư Mã Đạo Tử vội phê chuẩn ngay để tránh một cuộc biến loạn nữa. Bắt đầu từ thời điểm này, Tư mã Đạo tử chỉ tin dùng những người trong họ và giao cho con là Tư mã Nguyên Hiển mới 16 tuổi giữ chức Chinh thảo đô đốc nắm binh quyền, bảo vệ kinh đô, các trọng trách quân sự được giao cho Tư Mã Thượng Chi và Tư mã Hưu Chi.

Chính lệnh của triều đình chỉ có hiệu lực tại 8 quận phía đông (Cối Kê, Ngô Quận, Ngô Hưng, Nghĩa Hưng, Lâm Hải, Vĩnh Gia, Đông Dương, và Tân An) thuộc Dương châu (Triết giang và nam Giang tô). Triều đình phái tướng Lưu Lao Chi đem quân Bắc phủ tinh nhuệ đi đàn áp Vương Cung. Năm 398 xảy ra cuộc nổi dậy của Tôn Ân, qua đó quyền lực trong triều chuyển giao cho Tư mã Nguyên Hiển. Tư mã Nguyên Hiển dựa vào lực lượng Bắc phủ binh của Trấn quân tướng quân Lưu Lao Chi để tấn công Hoàn Huyền, nhưng Lưu Lao Chi cũng không tuân phục Tư mã Nguyên Hiển. Tháng 12 năm 399, Hoàn Huyền phát binh đánh Giang Lăng, Ân Trọng Kham bị hại. Năm 401 Hoàn Huyền lúc này đã kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ Đông Tấn tiến quân về phía đông, chiếm được kinh thành Kiến khang , xử tử cả nhà Tư Mã Nguyên Hiển cùng với Tư mã Đạo Tử, đánh dẹp Lưu Lao Chi đoạt binh quyền từ tay Lưu Lao Chi giao cho anh họ là Hoàn Tu. Lực lượng Bắc phủ binh của Lưu Lao Chi không muốn giao chiến và Lưu Lao Chi buộc phải tự sát. Hoàn Huyền dẫn binh vào Kinh Sư, tháng 3 đổi niên hiệu Nguyên Hanh thành Đại Hanh. Hoàn Huyền làm Thái uý.

Cuộc khởi nghĩa Tôn Ân mang mầu sắc tôn giáo.

Trong giới tín đồ gốc sĩ tộc thế gia có Đỗ Tử Cung là đầu lĩnh ở Tiền Đường. Ông có nhiều đệ tử, xuất thân là thế gia đại tộc ở Giang Nam. Đỗ Tử Cung mất, môn đồ là Tôn Thái và Tôn Ân kế nghiệp. Tôn Ân tự là Linh Tú, quê ở Lang Nha, vừa là cháu vừa là đệ tử của Tôn Thái. Hiếu Vũ đế phong Tôn Thái làm Phụ quốc tướng quân, thái thú ở Tân An. Tôn Thái lợi dụng tà thuật mê hoặc và quy tụ quần chúng, triều đình sợ Tôn Thái làm loạn nên sai Cối Kê vương Tư Mã Đạo Tử bắt Tôn Thái giết đi. Năm 399 Tôn Ân và dư đảng chạy trốn ra hải đảo, lập chí báo thù cho sư phụ. Rồi Tôn Ân cùng với em rể là Lư Tuần lãnh đạo khoảng 10 vạn tín đồ của 8 quận đánh Cối Kê (8 quận là: Cối Kê, Ngô Quận, Ngô Hưng, Nghĩa Hưng, Lâm Hải, Vĩnh Gia, Đông Dương, và Tân An). Chiếm được Cối Kê, Tôn Ân tự xưng là Chinh đông Tướng Quân và gọi quân binh của mình là «trường sinh nhân». Triều đình phái Tạ Diễm và Lưu Lao Chi quân chinh phạt. Năm 402, thuộc hạ Lưu Lao của Tôn Ân bại trận, bèn nhảy xuống biển tự trầm. Tôn Ân thua trận ở Lâm Hải cũng nhảy xuống biển tự trầm. Cho rằng Tôn Ân đã thành thủy tiên, số tín đồ tự trầm theo hơn trăm người. Lư Tuần kế vị, chiến đấu ngoan cường. Năm 411, Lư Tuần đánh Quảng Châu, nhưng bị đại bại, bèn chạy sang Giao Châu. Thứ sử Giao Châu là Đỗ Huệ Độ cùng các quan văn võ đánh tan quân Lư Tuần. Quân của Lư Tuần còn khoảng 2000 người. Dư đảng của Lý Tốn (thái thú Cửu Chân, nổi loạn) là Lý Thoát kết tập 5000 man dân để giúp Lư Tuần đánh ở bến sông phía Nam thành Long Biên (Hà Nội, Việt Nam). Binh của Đỗ Huệ Độ phóng đuốc trĩ vĩ đốt chiến thuyền Lư Tuần. Lư Tuần nhảy sông tự trầm. Đỗ Huệ Độ cho vớt tử thi Lư Tuần và chặt đầu, gửi về Kiến Khang.

Cuộc nổi loạn của Hoàn Huyền.

Mùa thu năm 403, Hoàn Huyền buộc An đế phong cho ông ta làm Sở vương, gia phong cửu tích, sau đó buộc An đế viết chiếu nhường ngôi, thành lập nước Sở, xưng là Vũ Đạo hoàng đế, niên hiệu Vĩnh thủy, giáng An đế làm Bình cố vương, giam cầm Lang nha vương Tư mã Đức Văn (em An đế), Mùa xuân năm 404, bộ tướng của Lưu Lao Chi là Kiến vũ tướng quân, Thái thú Hạ Bì Lưu Dụ tạm đầu hàng Hoàn Huyền để tính kế lâu dài nhận thấy Hoàn Huyền không được lòng dân chúng, liền tách ra ly khai, bắt đầu nổi dậy ở Trấn giang (Giang tô), trong mấy ngày đã tiến về kinh thành Kiến khang. Hoàn Huyền rút lui về căn cứ Giang lăng (Kinh châu, Hồ bắc), mang theo cả An đế và Tư mã Đức Văn. Lưu Dụ tuyên bố khôi phục nhà Tấn, và đến mùa hè năm 404 Lưu Dụ liên minh với Lưu Nghi, Hà Vô Chung và Liu Daogui (anh Lưu Dụ) tiến về Giang lăng đánh bại lực lượng của Hoàn Huyền. Tháng 2 năm Nguyên Hưng thứ 3 (404), Lưu Dụ phát động khởi nghĩa bằng cách tụ tập hàng trăm đồ đảng ở Kinh khẩu làm binh biến giết chết Hoàn Tu. Lưu Nghị đồng thời cũng giết chết Hoàn Hoằng (em Hoàn Tu) ở Nghiễm Lăng (Nay là Dương châu, Giang tô). Rồi mọi người cùng tôn Lưu Dụ lên làm minh chủ, truyền hịch khắp nơi đồng thời khởi nghĩa. Hoàn Huyền thấy tình thế bất lợi liền đem Tấn An Đế chạy ra Giang Lăng. Tháng 3 năm đó Lưu Dụ tiến quân vào Kiến Khang, thống lĩnh kinh sư rồi xuất binh mã Tây tiến. Sau hơn 1 tháng kịch chiến Hoàn Huyền bị bức phải trốn vào Tây Xuyên thì bị Ích châu đô hộ là Phùng Thiên giết chết.

Suy vong.

An đế tuyên bố khôi phục nhà Tấn tại Giang lăng với các triều thần Wang Kangchan, Wang Tengzhi. Tuy nhiên cháu của Hoàn Huyền là Hoàn Trấn đã bất ngờ chiếm Giang lăng, bắt An đế làm con tin. Đến mùa xuân năm 405, Lưu Nghị chiếm được Giang lăng, Hoàn Trấn chạy trốn, An đế được đưa về Kiến khang, quyền lực rơi vào tay Lưu Dụ. Để thưởng cho Lưu Dụ có công tái tạo Tấn thất, An Đế phong Lưu Dụ làm Thị Trung, Xa Kỵ tướng quân, bên ngoài nắm quân sự, bên trong lo triều chính.

Lưu Dụ củng cố quyền lực, đem quân bắc tiến tiêu diệt nước Nam Yên ở Sơn đông năm 410, tiêu diệt nước Hậu Tần ở Thiểm tây năm 417. Lưu Dụ cuối cùng tấn công tiêu diệt lực lượng của Lưu Nghị, Tư Mã Hưu Chi và ép Tấn Cung Đế nhường ngôi để lập ra triều Tống vào năm 419.

Tôi sẽ rà lại, đối chiếu và bổ sung vào bài.--Trungda (thảo luận) 17:56, ngày 11 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn của IP 118.71.75.43 mới thêm vào[sửa mã nguồn]

Bạn dùng IP 118.71.75.43 mới thêm vào những đoạn rất dài và chi tiết về cuộc đời các nhà thư pháp, hoạ sĩ Đông Tấn, lại còn tách thành mục riêng, không phù hợp với kết cấu bài. Tôi chuyển ra đây để có tư liệu tạo bài riêng về các nhân vật này.--Trungda (thảo luận) 02:41, ngày 8 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vương Hi Chi (303 – 361), dòng họ Vương, người huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, sống thời Đông Tấn, con rể của thái úy Hy Giám, là nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử hội hoạ Trung Quốc. Ông là người học rộng tài cao được cử làm quan đến chức Nội sử kiêm hữu quân tướng quân, nên đương thời hay gọi ông là Vương Hữu Quân. Hồi nhỏ Vương Hy Chi trực tiếp được bố truyền dạy thư pháp. Sau, học chú ruột Vương Triền, một họa gia kiêm thư pháp gia. Càng học Vương Hy Chi càng chăm chỉ luyện chữ, công phu tìm hiểu bút tích của Lý Tư (đời Tần), của Tào Hỷ (thời Đông Hán) của Lục Cơ (đời Tây Tấn) của Vệ phu nhân (nữ thư pháp gia lừng danh đời Đông Tấn)... Ông đã viết Lan đình thiếp, được coi là một báu vật đương thời. Hai cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi nổi tiếng về kim thảo (Thảo thánh nhị vương).

Trong 4 đại gia tộc Vương, Tạ, Hi, Dữu đời Đông Tấn, thì họ Vương là hiển hách nhất kể cả trong lĩnh vực Thư pháp. Họ Vương sản sinh nhiều Thư pháp gia, không chỉ có cha con tranh đua nhau, huynh đệ học tập nhau còn có việc vợ chồng so sánh nhau ... cùng nhau truyền dạy Thư pháp, trong đó, sự xuất hiện của cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi được người đời tôn xưng là "Nhị Vương, chính là niềm tự hào của họ Vương và của cả nền Thư pháp Đông Tấn.

Vương Đại Lệnh tức Vương Hiến Chi (344 - 386), tự là Tử Kính, con thứ 7 của Vương Hi Chi, làm quan tới chức Trung Thư Lệnh, vì thế người đời mới gọi là Vương Đại Lệnh. Từ nhỏ, ông theo phụ thân học Thư pháp, học cả Trương Chi, Thư pháp các thể đều tinh đặc biệt Hành, Thảo càng nổi tiếng. Vương Hi Chi có 7 người con trai và 1 người con gái. Cả 7 người con đều tinh thông Thư pháp trong đó Vương Hiến Chi là con út nhưng kiệt xuất hơn cả.

Vương Hiến Chi từ nhỏ lập chí lớn, chăm chỉ khổ luyện Thư pháp, và trở thành một nhà Thư pháp lớn. Ngày ngày được trông thấy chân tích Thư pháp của cổ nhân, ông nghiên cứu rất kỹ về đặc trưng tự thể, hình thái bút hoạ, cho đến kết cấu bố cục ... sau đó mới cầm bút viết, lâm Thư kể hàng trăm lần, cho tới khi đạt tới tinh thần thì mới thôi. Chính vì vậy, cho tới năm 14, 15 tuổi, Thư pháp của ông đã có ý vị riêng.    Vương Hiến Chi bắt đầu từ tiểu Khải với thành tựu là "Lạc Thần Phú Thập Tam Hàng - 洛神赋十三行", dùng bút nội mật ngoại sơ, kết thể nghiêm cẩn, hình thái tú lệ.

Vương Hiến Chi sáng tạo ra :"Cảo hành chi thảo" là một một trong những cống hiến lớn, ngoài ra ông còn sáng tạo "Nhất bút thư. Hiến Chi khiến Chương Thảo của Trương Chi và Kim Thảo của Vương Hi Chi tiến thêm một bức nữa. Tác phẩm "Trung Thu thiếp là một trong những tác phẩm tiêu biểu của "nhất bút thư", bút thế liên miên bất tuyệt, uốn lượn như sông lớn, cuồn cuộn muôn dặm biểu hiện khí thế anh hùng, hào sảng, đây là một trong "Tam hi" đời nhà Thanh.

Đường huynh của Vương Hiến Chi là Vương Huy Chi, tự là Tử Do, làm quan tới chức Hoàng Môn đãi lang, tính sảng khoái, không câu thúc, giỏi Chân, Thảo, "Tuyên Hoà Thư phổ" bình luận là: "Luật dĩ gia pháp, tại Hi Hiến gian"(Theo học lối nhà, ở giữa Hi (Vương Hi Chi),Hiến (Vương Hiến Chi), truyền thế còn tác phẩm "Tân nguyệt thiếp"


Cố Khải Chi (348 – 409) tự là Trường Khang, sinh năm 345, hồi nhỏ theo học Vệ Hiệp, một họa gia kiêm văn nhân. Vệ Hiệp lại là học trò của danh họa người nước Ngô là Tào Bất Hưng. Cố Khải Chi đã sớm tu luyện được những tuyệt kỹ của cả Vệ Hiệp và Tào Bất Hưng. Nhưng ông cũng nhanh chóng ý được rằng, phải vẽ không giống ai trên đời, vẽ để người đời sau phải công nhận rằng ông đứng riêng một cõi. Hơn 500 năm sau, danh sỹ Lý Tự Chân, đời Đường, đã viết trong sách Hậu họa phẩm: “Cố thiên tài kiệt xuất, đứng riêng một mình một cõi, không ai sánh bằng. Ông suy nghĩ ngang với tạo hóa, hiểu được diệu lý của sự vật…”. Ông được coi là tam tuyệt (tài tuyệt, si tuyệt, họa tuyệt) tôn làm bậc họa thánh, là nhà lý luận và họa gia vẽ tranh nhân vật xuất sắc. Chủ trương truyền thần tả chiếu, vẽ người phải thực đối để từ đó suy nghĩ tìm tòi thấy được chỗ kỳ diệu. Bằng sáng tác và lý luận, ông đã sớm đưa giới họa gia trở nên tên tuổi, có vị trí xã hội vượt lên khỏi hàng thợ thủ công (điều mà đến thế kỷ 16, châu Âu mới đạt được).

Trong số những kiệt tác của Cố Khải Chi có hai tác phẩm được thiên hạ từ cổ chí kim tán thưởng, đó là Nữ sử châm đồ và Lạc thần phú đồ. Khoảng 50 năm trước khi Cố Khải Chi ra đời, ở Tây Tấn có Hoàng hậu họ Giả thanh thế rất lớn và cũng rất tàn ngược, vô đạo. Bấy giờ có Trương Hoa, một chính khách và cũng là một thi nhân nổi tiếng, lấy làm lo sợ về mối họa do Giả Hoàng hậu gây nên. Bởi vậy, Trương Hoa đã viết một bài văn nhan đề Nữ sử châm. Đến thời Cố Khải Chi, họa sỹ dựa vào bài văn để vẽ một bức tranh. Bài văn có 12 tiết thì bức tranh gồm 12 đoạn, mô tả tấm gương các liệt nữ. Văn của Trương Hoa nêu tích cũ với những câu cách ngôn đậm tính giáo điều, còn hội họa của Cố Khải Chi đã mô tả được tính cách nhân vật và thể hiện được không khí cuộc sống của giới nữ lưu cung đình đương thời một cách đậm nét. Trong sách Mặc duyên vựng quan (quyển 3) của Tùng Tuyền lão nhân An Ly Thôn đời Thanh soạn, có viết: “Cuộn tranh Nữ sử châm của Cố Khải Chi cao 7 tấc, dài hơn 1 trượng, nhân vật cao không qua 4 tấc, màu sắc tươi đẹp, thần khí sung mãn. Từ bút pháp đến bố cục của tranh cao diệu, các họa gia đời Đường không thể sánh nổi…”.

Cố Khải Chi vẽ tác phẩm Lạc thần phú đồ cũng với một bút pháp tinh diệu, dựa theo bài phú Lạc thần nổi tiếng của Tào Thực viết về mối tình không tưởng và đầy huyền hoặc đối với Lạc thần Mật Phi. Tào Thực, trong tranh của Cố Khải Chi cô đơn giữa đám người hầu như say, như tỉnh, ngây ngất nhìn về phía Mật Phi. Còn hình dáng Mật Phi thì huyền hoặc như một ảo ảnh giữa khói mây, sông, núi. Ngắm nhìn tranh của Cố Khải Chi, thấy phong cách, bút pháp của ông chất chứa tinh hoa tranh khắc đá đời Hán, nhưng đường nét hội họa thanh thoát, cứng cáp và phiêu hốt. Bởi vậy, tranh của ông tràn đầy vẻ đẹp cổ phác. Trong sách Lịch đại danh họa ký của Trương Ngạn Viễn, đời Đường, viết: “Nét bút của Cố Khải Chi mạnh mà bay bổng, liên miên, quanh quất xa vời, cách điệu siêu thoát mà giản dị, như gió thổi, chớp giật; ý có trước khi hạ bút, vẽ xong mà ý vẫn còn, bởi vậy tranh tràn trề thần khí…”.

Hai tác phẩm Nữ sử châm đồ và Lạc thần phú đồ, qua các triều đại đều được coi là bảo vật quốc gia. Đến đời Tống, Vua Tống Huy Tông cho đưa về bảo quản tại cung đình, được bảo tồn qua đời Nguyễn, đời Minh đến cuối đời Thanh. Cho tới cuộc tấn công của Liên quân 8 nước vào Bắc Kinh, họ đã lấy đi nhiều bảo vật cổ, trong đó có hai kiệt tác của Cố Khải Chi. Hiện nay, cả hai bức tranh đang được lưu giữ tại Bảo tàng Anh. Còn ở Trung Quốc, người ta chỉ được biết đến Nữ sử châm đồ và Lạc thần phú đồ qua các bản sao chép của họa sỹ đời Minh.

Niên hiệu[sửa mã nguồn]

Tại sao một đời nhà vua lại đổi nhiều niên hiệu thế? 118.71.182.86 (thảo luận) 00:13, ngày 3 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời