Thảo luận:Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cần cẩn trọng khi xem mục "Lũ lụt và hạn hán"[sửa mã nguồn]

  1. Quy kết "...tình trạng ngập mặn, hạn hán..." ở đồng bằng sông Mekong do các hồ đập gây ra, là suy luận cảm tính của báo chí, không phải kết luận của cơ quan khoa học hữu trách.
  2. Tây Nguyên là vùng đầu nguồn, nếu không có hồ đập (trong số đó có nhiều hồ đơn thuần là hồ thủy lợi không phát điện) thì hạn hán còn khốc liệt hơn.
  3. Thủy điện An Khê & Kanak làm đổi dòng Sông Ba, không thuộc vùng sông Mekong.

LuongLBc (thảo luận) 02:15, ngày 10 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn LuongLBc đã cho ý kiến. Điểm 2 và nhất là điểm 3 không nhất thiết thuộc "Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông"; nên đã được đưa vào phần "Liên quan". Điểm 2 nhờ bạn 2A02:908:1A0:91A0:80FC:DEF7:A17B:4186 làm rõ vấn đề. Mình sẽ coi lại điểm 1, và sẽ cho ý kiến. DanGong (thảo luận) 08:19, ngày 10 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

1. Theo ý kiến TS Dương Văn Ni, giảng viên Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ: "...Và do đó khi thiếu nguồn cung cấp nước từ thượng nguồn, đồng bằng song Cửu Long rớt vào tình trạng hạn nặng rất nghiêm trọng…” [1] Theo bạn LuongLBc thì có phải vì thượng nguồn giữ nước lại không? Chuyện Thủy điện An Khê & Kanak cũng là một ví dụ, may đó là thủy điện trong nước đấy. Trong một bài khác trên một tạp chí khoa học: "Several factors reduced the Mekong to a trickle this year, says Leocadio Sebastian, regional program leader for the International Rice Research Institute’s office in Hanoi. “El Niño contributed to the drought by reducing rains, and this may be exacerbated by climate change,” he says. Upstream dams, a perennial concern in Southeast Asia, have also constricted flow. Mekong megadrought erodes food security DanGong (thảo luận) 09:34, ngày 10 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Re: Bạn DanGong đã biên tập có chất lượng các phần, trong đó có "tác động tiêu cực...đến môi trường", làm thiệt hại về cá, các loài quý hiếm, và vấn đề phù sa+tác động đến nông nghiệp. Nhưng ai đó biên tập các đập gây ra hạn-mặn thì sai. Các hồ đập trả nước về dòng chính thì bao giờ cũng điều hòa nước, giảm mức lũ mùa mưa và tăng mức nước mùa khô. Hạn mặn hạ lưu là do thời tiết 1915 ít mưa, thể hiện ở đầu nguồn Tây Nguyên, và đương nhiên thượng nguồn Mekong cũng vậy, nó dẫn đến "thiếu nguồn cung cấp nước từ thượng nguồn...", đến mức năm 2015 không có lũ.

Khi hạn-mặn hạ lưu xảy ra thì một cách trực quan người ta ngó đến đập thủy điện, kể cả giới bảo vệ môi trường, và có cả những ẩn ý công kích như của RFA. Dân Trí Online 11/04/2016 còn gọi đó là "Những quả bom nước...". Những thứ này nói to trong ao nhà thì ... vậy thôi, chớ ra UB sông Mekong mà nói vậy thì trật lấc. Nó đã bỏ qua những vấn đề:

  1. Lưu vực của các thủy điện chiếm phần không lớn trong tổng lưu vực Mekong.
  2. Quy tắc vận hành thủy điện không cho phép thủy điện giữ nước trước mùa mưa tới.

Có một chi tiết là đã vận động được TQ và Nậm Ngừm của Lào xả nước chống hạn. Nhưng cái phần đồng bằng của Mekong thì to đùng, nước còn chảy ngược vào Tonle Sap, thì xả bao nước cho đủ. Cuộc xả nước chẳng bằng cơn mưa đầu mùa ở Thượng Lào vừa qua mang lại. Vì thế, tôi cho rằng phần nguyên nhân hạn-mặn cần nêu theo kiểu "Có ý kiến cho rằng...", chớ đừng có khẳng định. LuongLBc (thảo luận) 11:10, ngày 11 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đã bỏ vài phần, nhờ bạn LuongLBc xem lại dùm. DanGong (thảo luận) 20:30, ngày 17 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  1. ^ “Hạn mặn miền Tây: Lập lờ nước đập Cảnh Hồng”. rfa. 18 tháng 3 năm 2016.