Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Bình Giang/Lưu6

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Tmct trong đề tài Nhờ

Thảo luận Thành viên:Bình Giang/header

Mình sẽ cố gắng[sửa mã nguồn]

Mình đang tìm tài liệu để hoàn thiện thêm về thị trường ngoại hốitỷ giá hối đoái.Doanmanhtung.sc (thảo luận) 07:23, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Trĩ[sửa mã nguồn]

99,9% là đoạn đó được copy trong Toàn thư.--Trungda (thảo luận) 15:32, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quả thực ngoài bài báo của bác sĩ Hoàng Hải Vân mà bài đó đã nêu, chưa có tài liệu nào khác bào chữa vụ này. Có chăng là những bài... copy lại từ wiki - khi wiki đã có mức ảnh hưởng nhất định.
Tôi nhìn nhận dẫn chứng xác đáng nhất là việc đi đánh dẹp liên tục và lần cuối là chỉ 3 tháng trước khi chết - nếu ốm yếu thì khó làm được điều này. Tôi không có nghiệp vụ của lang y, nhưng hoặc giả bệnh trĩ bắt đầu phát từ lần chinh phạt cuối cùng trở về? Trong bài báo, bác sĩ Hoàng Hải Vân chưa nói rõ về mặt y học thì bệnh đó tiến triển như thế nào, trong bao lâu từ khi ủ bệnh đến khi phát tác vv... để cho thấy rằng khoảng cách 3 tháng có thể / không thể khiến 1 người bệnh bắt đầu đổ bệnh phải nằm giường? Đó là điểm tôi phân vân vì mình có trong tay tài liệu quá sơ sài và lại ko có nghề y.
Xa xưa nhất là Đại Việt sử lược cũng ghi ông này có bệnh trĩ.
"Bệnh trĩ mà đánh dẹp" có lẽ là bằng chứng đáng kể duy nhất liên quan tới nghi án, ko liên quan gì tới việc ông này giết anh (mà bác sĩ Vân đi sâu vào để cải chính "tư cách" ông vua). Giết người và bị giết là 2 việc khác hẳn nhau - tôi từng phản bác (trong thảo luận) và xoá đoạn này trong bài khi có người đưa vào.
Còn đến như Ngô Thì Sĩ phát biểu: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép" thì tôi cũng đáng ngờ ông Sĩ, vì ông không sống thời Lê Văn Hưu trở về trước, mà sống sau cả khi bộ Toàn thư ra đời. Chưa rõ ông căn cứ vào đâu hay chỉ là cảm tính, mà vạch ra một phản đề cho hậu thế? Không thấy ông Sĩ nói gì về những chuyện như bác sĩ Vân nêu (bệnh trĩ mà đánh dẹp nhiều...)
Cũng không thấy ai thanh minh cho việc ông này dóc mía trên đầu sư hoặc xử chết tù binh hoặc ngồi cười khi thằng tù chửi tên bố mình ra...
Nói gì thì nói, các sử gia cả ngàn năm qua đã ko làm 1 việc còn đáng ngạc nhiên hơn nhiều vụ Long Đĩnh: Không đặt cho Lê Hoàn lấy 1 cái thuỵ hiệu hay miếu hiệu mà để nguyên chữ Đại Hành (Vua Sắp Chôn). Ông con còn được "Trung Tông" (nghĩa là cũng có miếu hiệu hẳn hoi), thế thì ông bố Thế Tổ, Vũ Đế không chệch đi được. Từ Lê Văn Hưu qua Ngô Sĩ Liên tới Quán sử nhà Nguyễn thờ ơ hết. Quên? Vậy sao còn nhớ sửa Xuất Đế Lê Chiêu Thống thành Mẫn Đế? Lê Hoàn ko bằng Chiêu Thống??
Tôi nghe người Trung Hoa đúc kết: dùng đức lấy (thiên hạ) rồi dùng đức trị là truyền được lâu nhất; dùng bạo lực lấy rồi dùng đức trị là truyền được lâu nhì; dùng đức lấy rồi dùng bạo lực trị là nhanh mất hơn; còn dùng bạo lực lấy rồi dùng bạo lực trị thì chỉ 1-2 đời là mất. Nhà Lý, nhà Trần đều dùng bạo lấy nhưng đã dùng đức trị nên tồn tại khá lâu.
Một lần nữa, "đám mây mờ" này lại khiến tôi nhớ đến Phan Bích Hằng như từng than thở với bác.--Trungda (thảo luận) 16:51, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Dù bị vụ đốt sách của Tần Thuỷ Hoàng, người TQ sau đó vẫn có Sử ký Tư Mã Thiên dày hàng ngàn trang từ 100 năm TCN. 1700 năm sau, người VN mới có Toàn thư dày... vài trăm trang :(. Đến nhà Nguyễn thì lại quá thể, biên niên sự việc mỗi năm triều đại mình mà dài 40 trang!
Tôi hơi ngạc nhiên, thấy trong danh sách các sách bị nhà Minh thu có Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo; nhưng lâu nay (từ hàng chục năm) lại thấy bản dịch bán ở ngoài hiệu. "Xin lại trong kho" của Tàu??--Trungda (thảo luận) 17:07, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sẽ cố gắng viết theo yêu cầu của bạn[sửa mã nguồn]

Tôi cũng thấy cái mảng này còn thiếu, rất muốn viết cho được đầy đủ. Chỉ tiếc là hiện nay tôi hơi ít thời gian, nhưng sẽ viết dần dần. Thân ái.Việt Chi (thảo luận) 08:55, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về bài Cộng đồng châu Âu[sửa mã nguồn]

Tôi đã viết một số bài theo yêu cầu của bạn. Còn bài Cộng đồng châu Âu, tôi định viết, thì bị đổi hướng về bài Liên minh châu Âu, nên đành chịu vì không thể gỡ bỏ chuyển hướng đó. (Tôi cũng không rành IT lắm). Mong bạn trẻ thông cảm.Việt Chi (thảo luận) 08:34, ngày 29 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kinh tế ngầm[sửa mã nguồn]

Dạo này mình đang phải ôn thi nên không có thời gian nghiên cứu để sửa bài Kinh tế ngầm đâu, thỉnh thoảng rỗi thì mình chỉ lên wikipedia đóng góp chút ít thôi.Đợi thi xong học kỳ này thì mình sẽ tham gia vào dự án kinh tế.Cám ơn đã đóng góp và chỉnh sửa bài viết cho mình, mình xin tiếp thu các ý kiến của bạn. --Doanmanhtung.sc (thảo luận) 12:46, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Tống - Việt[sửa mã nguồn]

Trước tôi viết bài trận bạch đằng lần 1 theo 1 tài liệu, giờ nên theo hội thảo "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn". Bạn có thể xem ở 39 trang liên tiếp trong links: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5197.0;wap2 cũng toàn là những tranh luận của các nhà nghiên cứu, để tổng hợp được phải mất rất nhiều thời gian như tôi đã viết bài Lê Hoàn. về mảng này tôi thấy quá rắc rối, dài dòng và hơi quá tầm.Kien1980v (thảo luận) 08:31, ngày 5 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài mới[sửa mã nguồn]

Bác cân nhắc về bài Chiến tranh Việt-Chiêm 979-983. Như tôi hiểu thì vụ đánh Chiêm của vua Lê là do sứ giả bị bắt, chứ ko liên quan tới vụ tư thù của Nhật Khánh 979. Thời gian có nên giới hạn lại ko?--Trungda (thảo luận) 04:12, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kết cấu tài khoản kế toán[sửa mã nguồn]

Anh xem giúp bài Kết cấu tài khoản kế toán có đủ điều kiện để viết thành một bài riêng không vì em không hiểu lĩnh vực này. Cảm ơn anh. An Apple of Newton thảo luận 15:36, ngày 6 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Tống - Việt, 981[sửa mã nguồn]

Bác làm rõ 2 trận Bạch Đằng hay quá. Riêng trận trên bộ, tôi thấy ở liên kết ngoài Các trận đánh lớn trong lịch sử Việt Nam, cũng như GS Lê Văn Lan từng đính chính trên mục giải đáp Lịch sử của báo Khoa học đời sống (2004) rằng: sử xưa có sai khác về tên địa danh.

Theo GS Lan, căn cứ theo Việt Sử lược là sách sử VN cổ nhất, địa danh đó là Lãng Sơn thuộc Quảng Ninh chứ không phải Lạng Sơn. Do mặt chữ Hán mấy chữ gần giống nhau nên sau này Toàn thư và Cương mục ghi nhầm. Chúng ta có thể căn cứ luôn vào đường dẫn liên kết ngoài để chỉnh điều này.--Trungda (thảo luận) 02:32, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phạm Cự Lạng[sửa mã nguồn]

Đúng là nghi án. Cái mưu sự của người chủ trò, ko phải ông Hoàn bà Dương thì còn ai? Sách xưa nói sơ sài, nhưng quả thực con người này cũng phức tạp. Em Phạm Hạp thì vua Đinh tin quá, nhưng ai ngờ. "Anh em kiến giả nhất phận" (ko biết chữ có chuẩn ko?:D), 1 nhà theo 2 chế độ thời hiện đại cũng có. Đáng nghi thật. Cái màn đưa quân sĩ vào tung hô Lê Hoàn được cho là học theo Triệu Khuông Dẫn.--Trungda (thảo luận) 03:08, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chọn tên "con" chưa lọt lòng[sửa mã nguồn]

Cuộc chiến Lê Hoàn đánh Chiêm sau này, theo tôi nên gọi là Chiến tranh Việt-Chiêm, 982-983. Thứ nhất là cho thống nhất với Chiến tranh Việt-Chiêm 1044Chiến tranh Việt-Chiêm 1069, thứ nữa là Việt đánh Chiêm chứ ko phải Chiêm đánh Việt:D (như Chiến tranh Tống - Việt 981 vì Tống đánh Việt chứ ko phải Việt xâm Tống).--Trungda (thảo luận) 03:41, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quả thực là tôi ngó mấy cuốn sử nói về trận này cũng thấy chỉ có vài dòng (bài chất lượng kém :D), bí thật. Bí quá thì ko khai sinh nữa vậy...--Trungda (thảo luận) 04:00, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tống Việt 1075[sửa mã nguồn]

Bác yên tâm, tôi có cuốn Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn. Ông Hãn tổng hợp từ rất nhiều sách Tàu (còn sách ta thì ông nói "nghèo lắm"): Tư trị thông giám, Tống sử, văn bia... Tôi sẽ phạt Tống cùng bác.--Trungda (thảo luận) 07:08, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nhẩm đặt KH đi sâu về chủ đề này sau khi tiếp cận cuốn đó, nhưng vì cuốn của bác khá hấp dẫn và gợi ý nhiều chủ đề nên chưa nhảy vào. Nếu bác khơi mào, tôi sẽ cắp cung tên đi bắn cùng.--Trungda (thảo luận) 07:11, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà bác viết ngon thì ai thắc mắc chứ.--Trungda (thảo luận) 07:20, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ kỹ, thấy rằng chúng ta có thể tạo 1 bài mới về toàn bộ cuộc chiến 2 chiều (tổng), còn bài về trận lượt đi vẫn có thể để riêng. Dĩ nhiên là nội dung của trận lượt đi sẽ có bổ sung chứ không phải như cũ.--Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 8 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trận Như Nguyệt hiện đã có, vì vậy việc bổ sung cho bài tổng cũng không mất nhiều công lắm.--Trungda (thảo luận) 17:32, ngày 8 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK. Trận lượt đi sang năm 1076 mới kết thúc, nên gọi là Chiến dịch đánh Tống 1075-1076 chính xác hơn. Coi như bác trả lại tên cũ và tạo bài Tống Việt 75-77 mới (với nội dung hiện nay). Tôi đang làm bản thử mấy đoạn bổ sung bằng sách ông Hãn. Chốc ngó xong mấy trận bóng đá Anh tôi sẽ cho vào luôn (với cả 2 lượt).--Trungda (thảo luận) 16:08, ngày 9 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Từ khi hòm hòm trận lượt đi tôi cũng băn khoăn ko rõ nên mở đầu câu chuyện ở đâu đầy đủ hơn là hay. Bác gợi ý vậy tôi thấy phải. Phần đầu trước đây Kayani copy nguyên nhiều đoạn trong Việt sử toàn thư khá rườm mà vẫn thiếu hẳn dẫn nhập. Chuyển sang bài tổng, còn ở bài lượt đi ta lại chế cho gọn phần đầu.--Trungda (thảo luận) 14:43, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt Tống 981[sửa mã nguồn]

Mình thấy Chiến tranh Việt - Tống 981 các sách sử Việt Nam (cổ cũng như hiện đại) viết rất mâu thuẫn nhau, sách giáo khoa phổ thông cũng vậy. Người đọc không biết tin vào đâu. Một số sách nói Tây Kết là ở cuối sông Cầu gần Lục Đầu đấy. Nếu bạn có trong tay các tài liệu hãy chính xác hóa chuyện này. Bạn nên gặp GS Trần Bá Chi, chuyên gia về nhà Tiền Lê - Lý. Bình Giang này có phải bạn cũ của mình không đấy. thảo luận quên ký tên này là của Bùi Thế Tâm (thảo luận • đóng góp). 7/5/2009

Re: Phùng Hưng[sửa mã nguồn]

Chính sử cổ như Toàn thư, Cương mục đều ghi ông mất năm 791. Riêng Tiêu án ko nói năm nào. Chính sử hiện đại thì Viện sử học ngoài bắc, Nguyễn Khắc Thuần (đầu ngành trong cơ sở 2 tại TP HCM của ĐHQG khoa Sử) cũng thống nhất là ông mất 791.

Các tư liệu ghi "ở ngôi 7 năm" và "mất 802" không rõ căn cứ nào, nhưng không phải là ít (ít nhất 73 kết quả trên Google) có thể là thần tích, giai thoại, nhưng nói chung đều không phải là nguồn chính thống. Thậm chí có người lấy mốc "hạ Tống Bình 791" và "ở ngôi 7 năm" cho ra năm mất 798 (bác search Google cũng có). Chỉ có điều, rõ ràng là khi đã thống nhất mốc hạ thành Tống Bình 791 thì "ở ngôi 7 năm" và "mất 802" là ko khớp nhau.

Lịch sử thời quá xa, đôi khi các nhà sử học cũng phải kết hợp tận dụng cả nguồn hạng 2 như thần tích, gia phả để so sánh. GS Nguyễn Khắc Thuần có hẳn cuốn "Danh tướng VN" - tập 4 chuyên nói về các tướng thời Bắc thuộc, nhưng tiếc rằng cả cuốn dày 270 trang, có riêng cho Phùng Hưng 1 chương mà ko hề lý giải, phân tích so sánh hay đối chiếu những bất nhất về thông tin này. Bảo sao tôi vẫn coi trọng nhất tài liệu của tứ trụ và 1 số chuyên gia ngoài Bắc như Lê Văn Lan cùng cộng sự của họ.

Không sao, đã có chính sử thì ta có thể dùng. Rõ ràng là 791 có những nguồn mạnh hơn để sửa. Còn những con số kia có thể chỉ ghi bên lề để tham khảo.

(Dù thiên về 791 rồi nhưng nói dông dài thêm: ông bố gần 60, thậm chí trên 60 vẫn "sinh hổ tử" tốt chứ bác :D)--Trungda (thảo luận) 16:47, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hóa ra ông Thuần có nói tới sai lệch niên đại Phùng Hưng. Hôm qua tôi đọc lướt không ra. Giờ đã chỉnh lại.--Trungda (thảo luận) 16:53, ngày 13 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh-Đại Ngu[sửa mã nguồn]

Bác lại nhắc 1 đề tài hay. Rõ là sân nhà còn nhiều việc. Chúng ta đã có Toàn thư, Cương mục, Tiêu án rồi; có Hồ Quý Lynhà Hồ rồi. Từ lâu tôi băn khoăn vì có 1 ông vua VN hiện tại bài còn khá sơ sài là Hồ Hán Thương, cũng có thể "thuận tay dắt dê" sau vụ này được.

Hồi viết xong Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Hậu LêVấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc, tôi đã toan viết "vấn đề biên giới V-T thời Hồ", nhưng ngặt vì thấy sau vụ Hoàng Hối Khanh đi dâng đất về bị "chửi" thì ko có vụ nào khác và sau đó là đại chiến luôn.

Cuộc chiến này có 2 khúc: 1. Đánh Trần Thiêm Bình và 2. Đại quân Minh nam xâm. Bác xem có nên tách 2 bài (dĩ nhiên bài 2 dài hơn nhiều) hay để cả trong 1 bài?--Trungda (thảo luận) 15:48, ngày 13 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời xem Thảo luận:Kháng chiến chống Nguyên Mông. GV (thảo luận) 09:04, ngày 14 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hành chính[sửa mã nguồn]

Hôm nay ra bài xã trưởng thời Hậu Lê, tôi nhớ ra bộ 3 bài hành chính của bác. Hành chính Lý, Trần ngon rồi, nhưng riêng Hành chính Đại Việt thời Lê sơ vẫn sơ khai. Bác hoàn thành nốt được không? Tôi sẽ chiến cùng bác.--Trungda (thảo luận) 07:30, ngày 15 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc[sửa mã nguồn]

Bình GIang xem giúp bài Đôrêmon (phim hoạt hình) có thể trở thành bài viết chọn lọc được không?pq (thảo luận) 18:15, ngày 15 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Khỏe![sửa mã nguồn]

Cảm ơn bác và Conbo có lời hỏi thăm. Mọi sự bình thường tuy hơi có điều "bất bình thường" là tôi "lặn" khá lâu. Nam nhi đại trượng phu trót vướng bận thê noa, làm sao được! Nhóc nhà tôi được gần 10 tháng rồi, biết đứng rồi, nói như pháo rang, mồm mép tươi như hoa khi bất cứ ai hỏi thăm. Mỗi tuần tôi vướng khoảng 2 buổi chăm cu cậu cả ngày, "gà trống nuôi con", còn lại thì nửa ngày hoặc nhờ được ông bà trọn gói cả ngày. Mẹ nó thì đi làm sáng đến tối mới về! Đang tính tìm người giúp việc để tôi còn lượn đi cày Toefl, mà tạm thời chưa tìm được ai.

Chăm nhóc nhà tôi dễ lắm và cũng ko quá vất vả, nhưng nhà có con nhỏ đang tuổi ăn tuổi chơi nên có ngày tôi ko ngồi máy tính viết lách được chút nào từ sáng đến tối, nếu có chút thì giờ (và sức lực) vào đêm thì phải ngồi với bài vở công việc, vì vậy wiki đành tạm rời xa một chút nhưng sẽ không lâu nữa đâu. Việt Hà (thảo luận) 09:38, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự Đức[sửa mã nguồn]

Bác xem ông này "rất vui tính"; bác đọc Cương mục thì thấy "ngự phê" đầy rẫy những việc chê tiền nhân: Chê Ngô Quyền may là gặp Hoằng Thao chứ ko gặp tướng giỏi như Trần Bá Tiên (vua Ngô ko giỏi giang gì!); lại chê nhà Trần tầm thường, chỉ vì các tướng nhà Nguyên ngu dốt nên mới thắng (!!). Nhưng lịch sử rất công bằng: vừa chê người trước được vài câu chưa ráo mực thì mình bị Pháp đánh cho bê xê lết phải cắt đất liên miên tới chỗ mất nước:D.--Trungda (thảo luận) 03:02, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dương Tự Minh[sửa mã nguồn]

Mình muốn ghép bài Đền Đuổm với bài trong Blog của mình [1] và thêm một số thông tin nữa, rồi đưa vào trang Dương Tự Minh, bỏ trang Đền Đuổm đi. Dàn bài trang Dương Tự Minh: Tiểu sử, Di tích (các nơi thờ Đức Thánh Đuổm, trong đó có đền Đuổm). Thành hoàng làng mình là Đức Thánh Đuổm, đình làng mình có 2 sắc phong thời nhà Nguyễn. Ý Bình Giang thế nào?

Bùi Thế Tâm (thảo luận) 04:07, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chữ Nhật[sửa mã nguồn]

Bình Giang xem giúp, mình viết thế này đúng chưa:

Các biểu trưng cho những loạt phim đều được cách điệu điệu từ chữ Đôrêmon trong cách viết theo kiểu chữ mềm Hiragana (ドラえもん) của chữ Nhật với những chiệc chân tròn của nhân vật Đôrêmon, đôi mắt trên chữ ド (đọc là do) và chiếc chuông nhỏ màu vàng trên chữ え (đọc là e).pq (thảo luận) 07:15, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Pháp - Thanh 1884[sửa mã nguồn]

Bác Bình Giang, việc nào ra việc nấy, nhà Thanh có đưa quân vào Việt Nam là do người Việt nhờ quân Thanh vào đánh Pháp hộ đấy chứ, vả lại họ chỉ đưa khoảng 5 vạn quân (cả quân chính qui lẫn quân địa phương Lưỡng Quảng) chứ không đến 10 vạn, làm sao mà viết thành nhà Thanh xâm lược Việt Nam được, tôi xin chịu. Rotceh (thảo luận) 03:36, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dương Tự Minh (2)[sửa mã nguồn]

Hôm nay ngồi từ 8h30 cho tới 15h15 liền một mạch viết xong bài này rồi, không cả nghỉ trưa. Bình Giang xem sửa giúp. Wikipedia đúng là làm cho người ta nghiện, hết chuyện nọ xọ chuyện kia, khó mà rứt ra được.

Mình đã xem bản đồ nhưng cũng không chắc chắn. So trên bản đồ Xuan Hoa có lẽ bây giờ là Làng Xuân Bình + xã Nhân Hòa của huyện Quế Võ (xem [2]) Chỗ Phu Cam: làng Quả Cảm bây giờ (để khi nào hỏi các cụ già sẽ chính xác thêm). Vì ngày 12/3 Pháp tập trung pháo bắn vào Quả Cảm và xung quanh thành Bắc Ninh. Mình đã trả lời hết trong trang thảo luận của Trận đánh thành Bắc Ninh. Tối nay loay hoay trả lời những câu hỏi này quên mất nồi cá đang đun thành ra cháy hết.

Bùi Thế Tâm (thảo luận) 08:20, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phù Cầm hay Phù Cẩm? See [3]. Lưu Ly (thảo luận) 12:57, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hi. Không chắc lắm, vì đôi khi cách nói và viết về địa danh nó ko giống nhau. Thí dụ ở Huế có Phủ Cam (viết) nhưng người ta thường nói Phú Cam. Lưu Ly (thảo luận) 14:27, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bác Nhĩ Tháp Lạp[sửa mã nguồn]

Tôi thực sự không hiểu ý tứ trong thảo luận của anh trong bài đó. Vậy tôi đề nghị thế này: anh nên đề xuất từ nay tất cả các tên phiên âm Hán-Việt phải bỏ đi và chỉ dùng tên gọi theo các kiểu chuyển tự hay tên tiếng Anh cho nó "trí thức" một tí. Ví dụ như Trung Quốc không nên dùng mà gọi là China (cho nó Tây) hay Jhongguó/Zhōngguó, Bắc Kinh-->Beijing/Peiching hay Peking, Thượng Hải-->Zånhae/Shanghai, Tây Tạng-->Bod (đúng phiên tự tên gốc)/Tibet v.v và còn nhiều tên người, địa danh khác nữa. Tôi thấy phát biểu của anh thật sự thiếu nghiêm túc đến mức cần phải phê phán mạnh mẽ. Tôi nhắc lại: Đây là Wiki tiếng Việt, viết cho người Việt đọc chứ không phải viết cho Tây đọc (mà Tây nếu có biết tiếng Việt chắc cũng không thèm đọc do nội dung vừa sơ sài vừa lạc hậu). Một thành viên hoạt động lâu trên Wiki tiếng Việt mà lại có phát biểu đến mức này thì thật hết chỗ nói. Spine (thảo luận) 14:37, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi xin hỏi lại: Anh căn cứ vào đâu mà cho rằng (a) Các kiểu chuyển tự là gần với cách "phát âm gốc" và (b) Căn cứ nào cho thấy cụm từ trong một ngôn ngữ nào đó được chuyển tự được coi là "tiếng gốc", trong khi ở đó có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống và cách gọi của họ không hoàn toàn giống nhau và kiểu chuyển tự chỉ dựa trên các ký tự Latinh, mà không phải lúc nào chúng cũng tỏ ra phù hợp với cách phát âm của cụm từ trong ngôn ngữ được chuyển tự kia. Đơn cử như Moskva là kiểu chuyển tự của Москва theo ánh xạ 1-1 cho từng chữ cái, nhưng không một ai biết tiếng Nga lại đọc nó thành Mốt, Mốc, Móc, Mót, Mos hay đại loại như vậy cả. Bên cạnh đó, quy định nào cho thấy dân tộc này là "bản địa", còn dân tộc kia là "di cư"/"ngoại lai" tới. Tôi thì không thấy gì là lủng củng hay tệ hơn khi phiên âm Hán-Việt các tên người và địa danh của Trung Quốc cả, chẳng qua là do thói quen tiện lợi thì sử dụng kiểu ghép từ (thậm chí nhiều khi còn không biết là đọc nó theo kiểu nhìn thấy các con chữ sau khi đã chuyển sang ký tự Latinh đã đúng chưa nếu như thực sự chưa từng sống ở đó). Như trong trường hợp này, tôi thấy Börtala/Bɵrtala/Bortala cũng lủng củng chẳng kém gì Bác Nhĩ Tháp Lạp mà cũng chẳng rõ ö/ɵ đọc chính xác là thế nào, và tôi không thấy tại sao vì tiện lợi trong giao lưu quốc tế mà phải dùng Bortala, Tibet, Beijing, Shanghai, Xinjang v.v. cả. Nếu dùng các tên gọi này, xin lỗi là tôi đọc thẳng bản tiếng Anh luôn cho tiện và Wikipedia cũng có luôn interlinks cho các tên gọi đó rồi. Về câu này của anh ...Có người có thể mánh khóe tôi rằng thích cho vẻ gì đó tri thức. Và tôi thì thấy cái việc khoe chữ Hán cũng dở hơi như khoe tri thức vậy... thì xin miễn bình luận. Spine (thảo luận) 16:49, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Núi Rùa[sửa mã nguồn]

Núi Rùa

Giáo xứ Xuân Hòa

Bùi Thế Tâm (thảo luận) 15:55, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời


53 trạm nghỉ của Tōkaidō nếu có muốn giữ nguyên tên gọi tiếng Nhật thì cần đổi tên thành "53 tram nghỉ trên Tōkaidō. Trên chứ không phải là "của". Ngoài ra "Tōkaidō là tên một tuyên s đường chứ không phải là địa danh.Kimitako (thảo luận) 11:22, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ[sửa mã nguồn]

Mình dịch bài kinh tế Canada cơ bản là xong,nhưng còn một số chỗ nhỏ là chưa dịch được.Mong bạn đọc và chỉnh sửa giúp mình.Trình độ tiếng Anh của mình còn rất kém.Cảm ơn!--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 07:55, ngày 22 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ Bình Giang xem giúp bài Giá - lương - tiền. Thanks! Tmct (thảo luận) 21:58, ngày 24 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn[sửa mã nguồn]

Bình Giang là bạn Caoda

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau:D Công nhân áo hồng (thảo luận) 07:11, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời