Thảo luận Thành viên:Butchimau

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Butchimau!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.292.921 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.

Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Butchimau.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵn viết. Chúc bạn thành công.

 

Hàn Quốc[sửa mã nguồn]

Tôi vừa buộc phải lùi sửa đổi của bạn liên quan đến bài Hàn Quốc. Xin hãy vào mục thảo luận của bài để giải thích lý do bạn sửa đổi tên Hàn Quốc (vốn là tên chính thức được Bộ Ngoại giao công nhận và đa phần các phương tiện thôn tin đại chúng sử dụng) thành Đại Hàn, nếu không sửa đổi của bạn sẽ không được chấp nhận. Dung005 (thảo luận) 23:51, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin bạn đừng chuyển các tên riêng từ tiếng gốc sang chữ Hán-Việt. Đó là những cách dùng mà hiện nay các cơ quan thông tấn và đa số người Việt không còn dùng nữa. Wikipedia cũng thể hiện thời đại bạn ạ. Tân (trả lời) 00:03, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xin bạn để ý hai cảnh báo phía trên. RBD (thảo luận) 03:38, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi vừa buộc phải cấm bạn 5 phút theo WP:3RR vì bạn liên tục sửa mà không hề nghe ý kiến của người khác. Đề nghị bạn xem người khác nói gì trước khi sửa chữa Mag (thảo luận) 03:47, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi vì tôi rất dốt không biết đọc tiếng Tây và không thể nhớ các tên riêng từ tiếng gốc nên buộc lòng phải chuyền sang chữ Hán Việt để nhiều người dốt như tôi có thể đọc và nhớ được các chữ Hán Việt thay vì phải ráng đọc các tên riêng từ tiếng gốc hoặc phiên âm.Butchimau (thảo luận) 04:01, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vậy mời bạn yêu cầu Bộ ngoại giao/tất cả các cơ quan chính phủ hiện giờ/ văn bản hành chính/báo chí của Việt Nam chuyển sang dùng Hán Việt hết thì Wikipedia sẽ sửa theo cho phù hợp. Mag (thảo luận) 04:03, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chiều -> theo một chiều hướng. Còn chìu trong tiếng Việt không có từ này, nó chỉ là một tiếng tắt của "chiều", bạn khi viết bài hãy dùng tiếng Việt mẫu mực đừng dùng tiếng lóng trong bài. Mag (thảo luận) 04:13, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trong tiếng Việt "chiều" là buổi chiều, chiều hướng. Ví vụ như đường một "chiều", đi theo "chiều" v.v... Còn "chìu" là chìu chuộng, chìu lòng. Ví dụ như nếu thích thì "chìu" hoặc là "chìu" theo ý của một ai đó. Đây là một từ mà hiện nay trên báo chí thường hay bị lỗi.Butchimau (thảo luận) 04:24, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ô, tôi cũng từng nghĩ rằng "chìu" dùng trong "chìu chuộng", nhưng "kỳ lạ" là Từ điển Tiếng Việt mới nhất (không nhớ tác giả) dùng chữ "chiều chuộng" đấy bạn. Tân (trả lời) 05:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chìu là âm địa phương, biến âm của chiều. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:13, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xin bạn Tân đừng quan tâm đến mấy cuốn tự điển tiếng Việt hiện nay. Hiện giờ Việt Nam chưa có Viện Hàn Lâm nên không có những quy chuẩn về việc dùng tiếng Việt như thế nhào cho đúng. Tối đố bạn tìm được trong tự điển tiếng Việt, từ "thi thoảng" nghĩa là gì mà trên báo chí tôi thường hay gặp phải. Cũng như từ "diễn hành" cũng không có trong từ điển mà chỉ có từ "diễu hành". Bạn có thể gặp trong các tài liệu về lịch sử có dđề cập đến từ "diễu hành" trong đoạn văn: "... tử tội trước khi bị chém đầu, thường bị cùm lại và cho "diễu hành" (biêu riếu) cho công chúng xem trước khi ra đoạn đầu đài. Chũ chìu không phải là âm địa phương. Ví dụ như chữ "đỗ" là từ địa phương của miền Bắc (nơi đỗ xe) còn chữ "đậu" là từ địa phương của miền Nam (nơi đậu xe, từ đỗ ở miền Nam được hiểu là ngã, lật nhào).Butchimau (thảo luận) 06:29, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng không thích cách dùng "chiều" cho mọi nghĩa nhưng mà cũng không biết làm gì hơn. Còn về cách dùng chữ, tôi chắc bạn chỉ thấy khó khi nhìn một chữ tiếng nước ngoài mà không thể phát âm được, vậy thì bạn đề xuất phiên âm bên cạnh chữ gốc để người biết tiếng Việt phát âm dễ dàng hơn, còn chữ Hán-Việt thì nói thật là tôi đọc xong không thể tìm kiếm tài liệu nước ngoài lẫn phát âm sao cho người nước ngoài hiểu tôi đang nói cái gì. Đó chỉ là ý kiến cá nhân của tôi. Tân (trả lời) 07:31, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thú thật với bạn Tân, cách đây khoảng 50 năm, khi còn học trường Tây tôi cũng thường hay tự cao không thèm xài từ Hán Việt khi nói chuyện mà chỉ sử dụng tên gốc để nói mà thôi. Nhưng khi lớn lên, tôi mới hiểu được thế nào là tinh thần quốc gia dân tộc cho nên tôi chỉ thích sử dụng từ Việt và từ Hán Việt để giao tiếp với người Việt nam mà thôi. Còn đối với người ngoại quốc hoặc bạn muốn tìm kiếm tài liệu gì trên mạng thì đương nhiên là bạn phải dùng tên gốc để giao tiếp hoặc để tìm kiếm. Ý của tôi muốn nói ở đây là: "Mình là người Việt Nam, mình phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam cho chuẩn xác, chứ nếu tiếng Việt Nam mà mình không sử dụng đúng thì nói chi đến việc dùng tiếng ngoại quốc. Bạn thấy đó, các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản chẳng hạn, người ta đều có lòng tự ái dân tộc và chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với nhau mà thôi. Ngay cả trong lĩnh vực khoa học cũng vậy, họ cũng có danh từ chuyên môn riêng của họ để dùng. Chừng nào mà trong ngôn ngữ của họ không có từ đó thì họ mới sử dụng từ gốc khoa học của nước khác. Vì vậy, tại sao người Việt Nam chúng ta không sử dụng những từ Hán Việt rất dễ đọc và dễ nhớ để giao tiếp với nhau mà phải sử dụng những từ vay mượn bằng tiếng ngoại quốc rất khó đọc, khó nhớ để dùng".Butchimau (thảo luận) 08:27, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Kính mong bác bắt đầu sửa chữa các lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt, còn về những cái tên nước tên người tên địa danh nước ngoài, quả thực Tô Cách lan, A Cát Lợi, Úc Đại Lợi hiện giờ trong nước rất là hiếm dùng, hầu như không thấy. Nếu sửa qua thì những người trẻ không hiểu nổi đó là cái gì và là nước nào. Mag (thảo luận) 13:13, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bác có thể bấm vào Bài Viết Ngẫu Nhiên bên trái gần trên cùng để có các bài ngẫu nhiên nhiều lỗi chính tả. Mag (thảo luận) 13:15, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]