Thảo luận Thành viên:Phandieuhuong

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Xin chào Phandieuhuong, chào mừng bạn đến với bách khoa toàn thư mở tiếng Việt!
Trợ giúp bắt đầu
Trợ giúp bắt đầu
Bạn biết gì về Wikipedia?
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp
Mách nước giùm bàn
Mách nước giùm bàn
Mách nước giùm bạn
Có thể bạn cần biết?
Có thể bạn cần biết?
Có thể bạn cần biết?
Welcome! If you are not an Vietnamese speaker, you may want to visit our guestbook for information in your language. Enjoy!
Tái bút, bạn muốn nhận được trợ giúp thêm?

--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 14:32, ngày 2 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đã có bài chứng khoán hóa.Mong bạn xóa đoạn dưới đây và chọn lọc thông tin bổ sung cho bài Chứng khoán hóa.Và ở phần trên là các cung cụ,hướng dẫn bạn viết bài ở wiki.Chúc bạn vui.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 14:32, ngày 2 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Chứng khoán hóa là quá trình trong đó các tài sản thế chấp khác nhau của người đi vay (bất động sản) được sử dụng, thông qua việc "đóng gói" trở thành vật đảm bảo để phát hành các trái phiếu. Tiền về mua các chứng khoán này sẽ chuyển về cho các tổ chức tai chính cho vay thế chấp để các tổ chức này sẽ cho người đem thế chấp tài sản vay.

Ưu điểm - Giúp cho các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao. - Khắc phục những nhược điểm của những khoản vay trung và dài hạn. - Giúp cho các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro sang những nhà đầu tư chứng khoán, một hình thức phân tán rủi ro. - Chỉ tập trung vào tài sản thế chấp, chi phí cho thẩm định chất lượng tài chính của dự án, hoạt động sẽ giảm. - Nếu người vay có hệ số tín nhiệm không cao, nhưng với tài sản thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có hệ số tín nhiệm tốt, dẫn đến tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp.

Nhược điểm - Vì chỉ tập trung vào tài sản thế chấp, làm cho điều kiện cho vay dễ dãi, khiến chất lượng tín dụng thấp. - Các điều kiện đánh giá tài sản thế chấp dễ lỏng lẻo do những hạn chế vốn có như: thông tin đối nghịch từ hai phía hay việc khó kiểm soát được thông tin, các tài sản không giống như mong đợi, dữ liệu giao dịch không sẵn có, ngay cả các định mức xếp hạng tín nhiệm cũng chỉ nên là thông tin tham khảo. - Việc quản lý về đánh giá các tài sản đảm bảo chưa có khung pháp lý đầy đủ, việc xuất hiện các chứng khoán dựa trên các thế chấp đáng ngờ, giấy nợ rác là rất khó kiểm soát,khoản vay thế chấp không có đảm bảo hoặc không rõ ràng. - Chứng khoán hóa được tạo lập (đóng gói) từ các "sản phẩm" cấu trúc phức tạp, phát hành nhỏ và phân loại nhiều, luồng tiền không chắc chắn (do chất lượng tín dụng thấp, việc kiểm soát chất lượng chứng khoán hóa là khó khăn và dễ bị tác động hệ thống.

Cách tạo lợi nhuận từ chứng khoán hóa Khi khách hàng A đi vay ngân hàng B với tài sản thế chấp là chính là nhà hinh thành từ vốn vay. Do chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp là Nhà, một tài sản hiện hữu, các đánh giá chất lượng tín dụng như khách hàng A sẽ trả tiền thuê từ nguồn nào, mục đích sử dụng nhà, các đánh giá và phân tích tài chính khác ... sẽ bị bỏ qua. Ngân hàng B dùng tài sản thế cháp là căn nhà được định giá là x để thành chứng khoán hóa và bán cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư mua chứng khoán đó được trả lãi suất (thường là thấp) Ngân hàng B dùng tiền đó cho vay với lãi suất cao hơn và được hưởng lãi chên lệch.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi dự án nhà đó thất bại, khi mà giá trị của căn nhà trên thị trường không được định giá là x mà chỉ còn là z(z<x), khi đó chứng khoán hóa cũng phản ứng dây chuyền, các nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán giá thâp, ngân hàng khi đó sẽ căng thẳng về thanh khoản, không dám cho vay, làm tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng, khi đó buộc khách hàng A phải trả nợ và căn nhà sẽ bán với giá thấp, gây khủng

Bài học khủng hoảng về thế chấp tín dụng nhà ở Mỹ với tài sản đảm bảo thường là chính bất động sản - do việc do vay dưới chuẩn, không quy định giới hạn tín dụng, chính sách mở rộng tín dụng, điều kiện cho vay dễ dãi để mua nhà dẫn tới chất lượng tín dụng thấp và đã gây ra bong bóng bất động sản. - Sau khi cho vay, các ngân hàng được CKH các tài sản trên bảng cân đối tài sản của mình và mua bán trên thị trường, như vậy là cùng một tài sản đảm bảo có thế chấp cho nhiều khoản vay cho các giấy tờ có giá Trong số các chứng khoán này có các chứng khoán dựa trên các giấy thế chấp chất lượng đáng ngờ, và cũng được gọi là giấy nợ rác, đáng tiếc tỷ lệ của chúng đã tăng khá nhanh trong những năm vừa qua. Bong bóng vỡ làm cho các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, các ngân hàng ngại cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng và đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, dẫn đến sự thu hẹp (hay thắt chặt) tín dụng.