Thảo luận:Bà Triệu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Muitenbac777 trong đề tài Dùng tư liệu gốc

Untitled[sửa mã nguồn]

Có ai có hình của Bà Triệu không? 203.160.1.47 14:14, ngày 18 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Triệu Ẩu[sửa mã nguồn]

Trong bài có câu người ta còn gọi Bà là Triệu Ẩu theo cách gọi của người Trung quốc vì lẽ Bà đã khởi binh đánh đuổi quân xâm lược (làm bậy gọi là ẩu), nay ít dùng cách gọi này. Xin cho biết tài liệu nào ghi như vậy? Ông Hoàng Văn Chí, trong bài Duy Văn Sử Quan Tên Bà Triệu, có viết về nguồn gốc chữ Ẩu. Xin mời tham khảo thêm. Phan Ba 06:46, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng không rõ từ Ẩu chữ Hán viết cách nào, chỉ biết sau ngày giải phóng các thầy giáo đều truyền đạt lại cho học sinh như vậy và khuyến cáo không nên dùng. Các thầy nói thì minh tin chứ không có tài liệu để trích dẫn. Cái trang bạn giói thiệu tham khảo không vào được, bị lỗi gì đó thì phải. Meomeo 06:55, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Viết cho một quyển bách khoa toàn thư nên đưa ra nguồn tham khảo thì bài mới có giá trị cao. Phan Ba 07:02, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trích dẫn trang phía trên để mọi người cùng tham khảo:

"Tàu đánh nhau với Bà, mà chỉ gọi Bà là Triệu Ẩu, mà vì sợ Bà quá, hễ trông thấy Bà là phát khóc nên gọi Bà là Lệ Hải Bà Vương. Tàu mà không biết rõ tên họ Bà là gì, thì ai biết? Và biết đâu Triệu chẳng phải là tên, vì dưới chế độ Mẫu quyền vị tất đã có ai có họ. Hiện nay người Miến Điện vẫn còn chế độ mẫu quyền nên chưa có họ.

Chúng tôi có 2 ấn bản cuốn Việt Nam Sử Lược: một bản do Tân Việt xuất bản năm 1953, nghĩa là khi Cụ Trần Trọng Kim còn sống. (Cụ mất tháng 11, 1953), và một bản do Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản năm 1971, tức là 18 năm sau khi Cụ Trần đã qua đời. Trong ấn bản 1953, Cụ Trần vẫn gọi Bà là Triệu Ẩu, nhưng trong ấn bản của Bộ Giáo Dục, năm 1971, có ghi thêm một câu: "Các kỳ xuất bản trước đề là Triệu Ẩu. Nay xét ra nên đề là Triệu Thị Chinh".

Rồi trong Anh Thư Nước Việt, bà Phương Lan đặt tên lại cho Bà là Triệu Thị Trinh, và ghi: "Triệu Ẩu là tên bọn Tàu gọi Bà, vì Ẩu của chữ Hán nghĩa là Mụ, chữ dùng để chỉ một người đàn bà vô loại nhất."

Trước hết, xin hỏi: Ẩu là chữ Hán, nếu không biết Ẩu nghĩa là gì, thì tra tự điển Tàu. Tại sao lại gán cho chữ Ẩu nghĩa của chữ Mụ của tiếng Việt, rồi lại tự ý định nghĩa: Mụ là người đàn bà vô loại nhất? Đầu óc lung tung! Xin có mấy nhận xét:

Về chữ Ẩu của Tàu:

Người Tàu viết: (Nữ + Âu) nghĩa là Bà già, và đọc là Ủ, có thể có liên hệ với chữ U của tiếng Ta, nghĩa là Mẹ. Theo đúng nghĩa trong tất cả các tự điển cả Tàu lẫn Ta thì Triệu Ẩu là Bà già Triệu.

Chữ Ẩu cũng có lúc đọc là Khu, và có nghĩa là một Khu vực. Có chữ Ẩu trưởng, có nghĩa là Khu-trưởng, bây giờ là Tù-trưởng. Vậy Nữ + Âu hay Nữ + Khu có thể là Nữ Tù Trưởng, người đàn bà cầm đầu một bộ lạc. Do đó, Triệu Ẩu có thể có nghĩa là Nữ Tù Trưởng Triệu.

Tự điển Từ-Nguyên, Từ-Hải, Trung-Văn Đại Tự Điển, Hán-Việt Tự-Điển Đào Duy Anh không hề định nghĩa Ẩu là đàn bà vô loại." (Hoàng Văn Chí, Duy Văn Sử Quan, Tên Bà Triệu).

Phan Ba 07:02, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời


Tóm lại nên sửa thế nào, ai biết chữ Hán xin giải thích chữ Ẩu giùm, tại sao sau này người ta không gọi là Triệu Ẩu nữa, việc đó có cần đưa vào hay không. Dân gian hay nói làm ẩu có nghĩa là làm bậy, từ ẩu này là từ Việt cổ hay từ Hán Việt và có liên quan gì đến bà Triệu hay không?

Meomeo 08:04, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi có cuốn Việt Nam Sử Lược, xuất bản năm 1926, có chú kèm chữ Hán là 趙嫗 (Ẩu = Nữ + Âu). Vậy nghĩa là bà (già/lão) Triệu.--Nguyễn Việt Long 15:29, 2 tháng 12 2006 (UTC)

Chauphihwangza 10:45, ngày 11 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thơ trong dân gian Trung Quốc[sửa mã nguồn]

Hai câu thơ này được viết là trong dân gian Trung Quốc dường như chưa ổn lắm. Casablanca1911 01:40, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà Vương nan.
Múa ngang ngọn dáo dễ chống hùm,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.
Có ai có dẫn chứng cho hai câu thơ này không? Nguyễn Hữu Dng 04:02, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Danh Nhân Đất Việt của giáo sư Trần Quốc Vượng là một nguồn, hoặc hỏi lại thành viên Bùi Thụy Đào Nguyên xem. Newone (thảo luận) 03:15, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tài liệu[sửa mã nguồn]

Có tài liệu Trung Quốc nào nhắc đến bà Triệu không? Nguyễn Hữu Dng 03:59, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vua[sửa mã nguồn]

Bà đã rừng xưng vương chưa? Có thể coi bà như là 1 vị vua không?---Silviculture (thảo luận) 06:12, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lệ Hải Bà Vương là cái tên do người đời xưng tụng. Hiện chưa có tài liệu nói Bà Triệu xưng vương. Nên bỏ thể loại vua Việt Nam ra khỏi bài. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 23:28, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin đừng gọi "Triệu Ẩu"[sửa mã nguồn]

Việc gọi nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh theo cách của người Tàu là một điều sỉ nhục. Đó là chưa kể hàm ý dụng ngôn trong cách gọi "Triệu Ẩu". Kính mong các vị lưu tâm đến vấn đề này để truyền đời cho con cháu. Hungquoc2002 (thảo luận) 21:11, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Hưng QuốcTrả lời

Bạn xem lại bài thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca tôi vừa đưa vào bài. --Duyphuong (thảo luận) 17:41, ngày 24 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

14 vị anh hùng dân tộc[sửa mã nguồn]

Ngày 21/6/2013, tại văn bản số 2296/BVHTTDL-MTNATL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã đưa ra danh sách 14 vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam theo thứ tự thời gian như sau: Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh. Hiện đang có ý kiến đề nghị truy phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Anh hùng dân tộc

Do đó, trong bài này cần loại bỏ thể loại: Anh hùng dân tộc để khỏi gây tranh cãi với các nhân vật lịch sử, anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động,...Kien1980v (thảo luận) 23:03, ngày 26 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Dùng tư liệu gốc[sửa mã nguồn]

Đề nghị khi đưa các truyền thuyết, giai thoại, thần phả vào bài viết cần chú thích rõ. Sử sách nào ghi Bà Triệu sinh ngày 8 tháng 11 năm 226 – mất ngày 4 tháng 4 năm 248?


Không thể vì thiếu tư liệu sử học mà chèn lấp khoảng trống bằng truyện dân gian vào được. – Muitenbac777 (thảo luận) 07:46, ngày 30 tháng 3 năm 2022 (UTC)--Trả lời