Bước tới nội dung

Trí Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc sĩ
Trí Thanh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Trí Dũng
Ngày sinh
1937
Nơi sinh
Thừa Thiên Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quê hương
Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
Mất
Ngày mất
1999 (61–62 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpnhạc sĩ
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Lĩnh vựcÂm nhạc
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trònhạc sĩ
Dòng nhạcca khúc, giao hưởng
Tác phẩm
  • Cây chông tre
  • Hành quân đêm
  • Chân dung đồng đội
Binh nghiệp
Quân đội nhân dân Việt Nam
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Trí Thanh hay Trần Trí Thanh, tên khai sinh là Trần Trí Dũng[1] (1937-1999), quê ở Thừa Thiên Huế, là nhạc sĩ Việt Nam, được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trí Thanh nhập ngũ, trở thành một chiến sĩ trinh sát đặc công miền Tây Nam Bộ. Sau đó ông chuyển về công tác ở Đoàn Văn công Sư đoàn 330, và sau khóa học ngắn hạn ở Trường Âm nhạc Việt Nam (1960-1962), ông trở lại Đoàn Văn công Quân Giải phóng.

Năm 1975, Trí Thanh được cử đi học đại học sáng tác ở Nhạc viện Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông về chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Nghệ thuật Quân khu 7 sau đó giữ cương vị trưởng đoàn, giữ quân hàm đại tá.[2] Về sau, ông làm Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Ông qua đời năm 1999 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ca khúc nổi bật của Trí Thanh: Cây chông tre, Hành quân đêm (viết cùng Xuân Hồng), Người con gái Pa Kô, Tặng em một khúc quân hành, Chiều Hậu Giang. Về khí nhạc, ông có: giao hưởng thơ Đất mới, Giao hưởng số 1, Ngũ tấu cho đàn dây và piano, ballade Kỷ niệm về rừng.[2]

Ông đã được một số giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và của Bộ Quốc phòng.

Năm 1993, Trí Thanh, lúc đó là Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã có sáng kiến cho ra đời một cuộc thi vọng cổ mang tên Bông lúa vàng. Đến nay, đã hơn 30 năm, cuộc thi này vẫn tiếp tục được thực hiện.[3]

Ông là nguyên mẫu trong ca khúc Người thầy của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy, một người học trò của ông.[4][1]

Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các ca khúc: Cây chông tre, Hành quân đêm và tác phẩm khí nhạc Khúc biến tấu cho dàn nhạc giao hưởng Chân dung đồng đội.[5]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cây chông tre
  • Hành quân đêm (viết cùng Xuân Hồng)
  • Người con gái Pa Kô
  • Tặng em một khúc quân hành
  • Chiều Hậu Giang...

Khí nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chân dung đồng đội
  • Đất mới
  • Giao hưởng số 1
  • Ngũ tấu cho đàn dây và piano
  • Kỷ niệm về rừng (ballade )

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Lê Thiếu Nhơn (19 tháng 11 năm 2023). “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa”. nongnghiep.vn. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b “Trí Thanh”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b Thanh Hiệp - Linh Đoan (14 tháng 1 năm 2024). “30 năm giải "Bông lúa vàng", hành trình đáng nể”. Người lao động. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Nguyên mẫu người thầy và món nợ ân tình không thể trả”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2024.