Wikipedia:Chu kỳ bán rã của bài viết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:CHUKYBANRA)
Một bài viết với chất lượng chọn lọc có nguy cơ chịu phá hoại, sửa đổi vô íchliên kết hỏng, làm chất lượng của nó suy giảm theo cách tương tự như phóng xạ hạt nhân.

Xin chúc mừng! Bạn vừa chắp bút một bài viết tuyệt vời về... cái gì đó. Bạn đã tận dụng các nguồn đáng tin cậy thỏa mãn chỉ dẫn chung về độ nổi bật. Các thông tin trong bài đều có khả năng kiểm chứng và tuân theo quan điểm trung lập. Bài được minh họa bằng hình ảnh cấp phép tự do hoặc sử dụng hợp lý thích hợp. Bài có cách viết hay, văn phong chỉn chu đến mức đạt chuẩn bài viết tốt, thậm chí một ngày nào đó có thể trở thành bài viết chọn lọc.

Nhưng đó vẫn chưa đủ. Bạn thấy đấy, mỗi bài viết đều có một chu kỳ bán rã.

Cụm từ "chu kỳ bán rã" mô tả thời gian để một lượng chất giảm xuống còn một nửa giá trị ban đầu. Thuật ngữ này được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực phóng xạ.

Theo thời gian, phá hoại, sửa đổi gây hại, sửa đổi vô ích, tin vịt, nghiên cứu chưa công bố, liên kết hỏng, tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao và việc thiếu cập nhật dựa trên nguồn tri thức và phát hiện mới về chủ thể đều làm chất lượng bài viết suy giảm. Giống như phóng xạ, bài viết chọn lọc của bạn sẽ tụt bậc xuống bài viết tốt, và cuối cùng là một bài chất lượng thấp cần được dọn dẹp và cải thiện.

Chu kỳ bán rã của mỗi bài viết là khác nhau, nhưng bất kỳ bài nào, bất kể chất lượng ra sao, đều sẽ suy biến dần.

Thông thường, những sửa đổi lớn như tẩy trống trang hoặc mang tính đùa giỡn dễ làm cả những biên tập viên tình cờ phải chú ý. Ngược lại, sửa đổi nhỏ có khi là thứ gây ra hậu quả lớn nhất. Có thể một thành viên vô ý làm hỏng đường dẫn nguồn hoặc liên kết wiki, hay một người dùng cẩu thả thêm vào thông tin sai nằm rải rác với thông tin đúng. Chúng cộng gộp lại nhanh đến không ngờ.

Hãy nhớ rằng chất lượng dài hạn của bài viết phụ thuộc vào khả năng cập nhật và dọn dẹp liên tục từ bạn chứ không chỉ là nỗ lực ban đầu. Hãy để mắt đến các bài viết thông qua danh sách theo dõi của bạn và kiểm tra chúng thường xuyên, và bất cứ khi nào ở đây, cố gắng chặt bớt nội dung phá hoại và nghiên cứu gốc cũng như loại bỏ các trích dẫn không nguồn và thông tin không trung lập.