Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Về các nghệ sĩ Việt Nam tham gia lễ hội âm nhạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin chào mọi người, sau một thời gian nghiên cứu, tôi muốn đề xuất với mọi người về độ nổi bật của các nghệ sĩ Việt Nam tham gia các lễ hội âm nhạc (nhạc hội). Về mặt bối cảnh, nền công nghiệp âm nhạc VN đang đi chậm so với các nước trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan hay Indonesia. Thế nên mặc dù ở VN hàng năm tổ chức từ hàng chục đến hàng trăm sự kiện âm nhạc lớn nhỏ, nhưng đa số là dưới hình thức "liên hoan ca múa nhạc", mang nặng tính truyên truyền, chứ không phải là các "lễ hội âm nhạc" đúng nghĩa (theo như lời chia sẻ của nhạc sĩ Quốc Trung). Do đó, các nhạc hội không quá nhiều, nhưng phần lớn được tổ chức tương đối bài bản, thậm chí có tác động nhất định trong đời sống văn hóa và thu hút sự chú ý của truyền thông.

Với nhiều năm chuyển ngữ các bài về các nghệ sĩ, ban nhạc ở wikipedia tiếng Anh, tôi nhận thấy không chỉ những "đại nhạc hội" như Glastonbury, mà ở cả những nhạc hội kém tiếng tăm hơn, số lượng các nghệ sĩ indie tham gia (bên en gọi là line-up) có bài riêng trên wikipedia rất lớn, bất kể họ có là diễn chính (headliner) hay không. Thế nên tôi xin liệt kê một số nhạc hội tổ chức VN, và cộng đồng có thể xét việc nghệ sĩ Việt tham gia những nhạc hội này là một tiêu chí nổi bật để họ có bài riêng, theo góc nhìn của tôi. Cuộc đồng thuận này sẽ diễn ra trong vòng 20 ngày tính từ ngày tạo trang.

P/s: Nếu có ai muốn đề xuất thêm tên nhạc hội nào khác có thể nêu xuống phía dưới để tôi bổ sung sớm:

 Jimmy Blues  15:04, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Các nhạc hội[sửa | sửa mã nguồn]

Monsoon Music Festival[sửa | sửa mã nguồn]

Monsoon Music Festival là một nhạc hội lớn thường niên do nhạc sĩ Quốc Trung sáng lập kiêm giám đốc âm nhạc, được tổ chức ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nhạc hội này cũng từng được Monsoon quy tụ một dàn line-up rất tên tuổi từ cả trong và ngoài nước. Ví dụ như năm 2016, có thời điểm BTC mời được ban nhạc rock nổi tiếng thế giới Scorpions đến đây. Ngay cả những nghệ sĩ headliner cũng là những tên tuổi hàng đầu VN như ca sĩ , Ngọt, hay gần đây nhất là Bức Tường. Nhạc hội cũng nhiều lần đề cử giải Cống hiến và thắng giải này năm 2015.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:41, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Ý tưởng của Mintu Martin khá là hấp dẫn nhưng không phải hiện giờ. Nếu mặc nhiên các lễ hội này thông qua, tôi quan ngại về việc các công ty tổ chức các Lễ hội này có thể tận dụng nó để đẩy một số nghệ sĩ chưa đủ nổi bật tham gia sự kiện. Ngành âm nhạc VN hiện tại đang phát triển tốt, nên bạn nên chờ đợi thêm một thời gian nữa hãy đưa ra thảo luận này lại, đặc biệt là đến khi có nhiều hơn một số chuyên mục đánh giá âm nhạc trên các báo chí truyền thống Việt Nam chẳng hạn (điều này đã bắt đầu xuất hiện ở điện ảnh). –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:56, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến của bạn khá chủ quan. Xét theo nội bộ, bất kì đề xuất nào được đưa ra đã thỏa mãn dưới hình thức thảo luận/biểu quyết tại Wikipedia được chấp thuận đều phải thông tính hợp lệ đúng lẽ (hoặc sinh lợi ích) lên cộng đồng. Theo tính ngoại bộ, các công ty âm nhạc VN sẽ không dùng điều lệ tại Wikipedia hay lấy quy định dự án làm "móc" để mời nghệ sĩ. Một nhạc hội đương nhiên chất lượng nghệ sĩ mời vào cũng trở thành nhân tố ảnh hưởng. Độ nổi bật (lên wiki hay không) là tiêu chí cá nhân (nhóm này ok thì mời, không thì triển nhóm); nếu nhạc hội lạm dụng điều luật "đầu vào" tại wiki như bạn nói thì độ ảnh hưởng đương nhiên phần thiệt về nhóm nhạc hội tổ chức. Tôi nghĩ điều bạn nói xảy ra độ xắp xỉ = 1% Phong Đăng (thảo luận) 18:15, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @P. ĐĂNG Ở trên tôi chỉ đang nói một phần thôi, vì như vế sau bạn nói, "độ ảnh hưởng đương nhiên phần thiệt về nhóm nhạc hội tổ chức" thì theo mình không hẳn! Điển hình một nhạc hội có từ 10-15 nghệ sĩ nổi bật, họ chèn vào thêm 1 nghệ sĩ hát lót một bài hit nào đó (dạng cover) thì cũng không ai phàn nàn gì nhiều. Cái lợi của nghệ sĩ này là gì: Xuất hiện trên truyền thông; Được chú ý (thắc mắc tại sao lại xuất hiện); Tận dụng để debut chẳng hạn...vân vân, mây mây. Thậm chí bây giờ, tôi quan ngại việc một số KOL... đang mong muốn nhúng chân vào showbiz thông qua ca hát; việc họ có thể dễ dàng tham gia vào các nhạc hội sau này cũng không phải là không thể khi chỉ cần có một công ty truyền thông hoặc một nhà tài trợ đủ mạnh cho họ xuất hiện như một nghệ sĩ debut chẳng hạn cũng được thôi.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 20:07, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy bạn Khang nói cũng có lý đấy chứ. Hiện tại, việc có bài trên Wikipedia là điều rất quan trọng đối với các ca sĩ, idol, diễn viên và vân vân. Ví dụ, nhà sư Thích Minh Tuệ có bài trên Wikipedia đã được rất nhiều các MXH tung hô. Sân chơi Wikipedia bây giờ uy tín đã cao ngất trời rồi chứ không còn như 10 năm trước nữa. Nhiều người sống chết để PR bài trên Wikipedia đấy chứ (kết quả đều thất bại). Từng có trường hợp có người mua bài báo để được có bài trên Wikipedia (bị phát hiện và bị BQ xóa). Nếu đây là tiêu chí đủ nổi bật, một ai đó chỉ cần mua chuộc ban tổ chức là có 1 vé tham gia lễ hội âm nhạc liền chứ gì. Bằng tiến sĩ còn có thể mua, không gì là không thể. Chung quy, tôi không đồng ý đây là tiêu chí mặc định đủ nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:53, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Những nhạc hội kia thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng đối với Monsoon hay Rock Storm, RockFest thì tôi không đồng tình với hai bạn lắm. Có lần tôi đã nói mình đã từng nằm vùng trong các giới nhạc địa phương (local scene), và cũng tìm hiểu về các ban nhạc địa phương. Các ae nghệ sĩ trong giới này nói chung vẫn còn vất vả lắm, phải mưu sinh bằng chạy show nhiều, có khi lợi nhuận thu được chỉ bằng mấy bát phở. Chưa kể, đa phần họ đều tự phát hành nhạc, chi tiền hoặc nhờ bạn bè/người quen làm MV, hay tự bỏ tiền ra làm show; chẳng có label hay agency nào quản lý. Ngay cả với những ban nhạc đã thành danh như Microwave hay Ngũ Cung, họ vẫn thường hoạt động theo những khâu này. Tuy vậy cộng đồng các anh chị em ban nhạc địa phương không đông nhưng được cái gắn bó rất khăng khít, người này móc nối với người kia bằng quan hệ bạn bè, đồng nghiệp cùng hoàn cảnh, chứ ít/chưa bị nhuốm màu tiền bạc vật chất. Thế nên bảo họ chi tiền để được vào cửa diễn ở Monsoon thì... không hợp lý cho lắm. Ví dụ như Quốc Trung nổi tiếng trong nghề dĩ nhiên là biết đến những ban nhạc gây được tiếng vang nhất định trong giới (ông ấy cũng từng đạo diễn vài mùa Rock Storm trước đây), nên mới mời họ diễn thôi, và quan trọng là họ phải có thực lực nữa, vì một ban nhạc/ca sĩ diễn trước hàng nghìn khán giả thì khác rất nhiều so với trước có vài chục/vài trăm người ở các bar, club. Ví dụ như các ban nhạc The Cassete và The Flob như bạn Đăng nêu bên dưới, hay ban nhạc Minh Tốc và Lam, Mủn Gỗ, Chú Cá Lơ, Mèow Lạc... cũng được lên một vài chương trình nhỏ ở VTV, và cũng có một vài báo viết về họ nữa. –  Jimmy Blues  06:54, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Hiện giờ, họ chưa chi tiền để mua slot, nhưng tương lai thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:06, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ngoài ra, có một lý do nữa tôi muốn đưa việc tham gia các nhạc hội làm tiêu chí cho độ nổi bật của nghệ sĩ. Ví dụ như giải Cống hiến, mà theo tôi là uy tín nhất nhì VN, gần đây đã thay đổi thể thức bầu chọn khi mở cổng vote cho fan. Thế nên từ năm 2018 (hồi Ngọt thắng giải, nếu tôi nhớ không nhầm) đến giờ, số lượng nghệ sĩ/ban nhạc indie có mặt trong danh sách đề cử càng hiếm, nếu không muốn nói là vắng bóng, chỉ toàn những cái tên đã nhẵn mặt với khán giả như Hoàng Thùy Linh, Đen Vâu, Tùng Dương... Ấy là chưa kể, tôi có nghe tin đồn rằng các nhà báo hình như còn được các agency tiếp cận, "vận động hành lang" nữa, tuy nhiên tin đồn này chưa được kiểm chứng. Thế nên, nếu chỉ lấy giải thưởng như Cống hiến làm thước đo nổi bật thì các nghệ sĩ indie chắc còn lâu mới đến lượt. Cũng giống như bên en, nếu cứ máy móc lấy giải Brit hay giải Grammy làm thước đo độ nổi bật, thì có lẽ hàng ngàn bài về các nghệ sĩ, ban nhạc thuộc dòng kén người nghe như jazz, soul, world music, rồi metal... đã bị xóa sạch hết rồi. Chung quy, theo nhận định của riêng tôi, Monsoon đã là nhạc hội uy tín top đầu ở VN rồi (và cũng có tuổi đời lâu nhất nữa, chưa tính Rock Storm đã ngừng tổ chức). Nếu những game show VTV như Bài hát Việt trước đây, hay Rap Việt có thể lấy làm tiêu chí, thì tôi nghĩ các nhạc hội như Monsoon cũng có thể được chọn. –  Jimmy Blues  07:04, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Một số ca sĩ và ban nhạc indie vẫn có bài trên Wikipedia mà? Không có giải thưởng uy tín thì xét những tiêu chí độ nổi bật khác như số lượng nguồn uy tín. Nói chung, những ca sĩ indie tào lao thì dĩ nhiên chưa thể đủ nổi bật để có bài trên Wikipedia được rồi. Có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng từng nằm trong giới indie trước khi nổi tiếng. Những ca sĩ indie sau này bật lên thì có bài vẫn chưa muộn, dục tốc bất đạt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:10, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nên nhớ, Sơn Tùng M-TP trước khi nổi tiếng thì chỉ là 1 ca sĩ đi hát dạo ở các đám cưới. Tôi thấy thì chuyện gì cũng phải có quá trình. Có năng lực thì ắt hẳn sẽ thành danh (không sớm thì muộn). Nhiều ca sĩ bây giờ nhí nhố (tài năng không có) mà cứ thích nổi tiếng sớm và bỏ tiền ra để PR đánh bóng tên tuổi hoặc tạo scandal để gây tiếng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:18, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mintu Martin Bạn có nhắc đến Rap Việt thì mình sẵn tiện cũng nói, Rap Việt không hề và đến nay chưa bao giờ được xem là một phần trong tiêu chí chính thức trong Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc). Không phải mặc nhiên 100% thí sinh, Top 5 chung cuộc cuộc thi này đều trở nên đủ nổi bật. Trường hợp của Seachains, nếu xét theo tiêu chí giải thưởng và bài viết hiện giờ của người này rõ ràng theo tôi, chưa đủ nổi bật (tôi chưa tìm hiểu nhiều lắm về hoạt động underground của cá nhân này). Đối với trường hợp Dế Choắt (rapper), mặc dù giờ tôi thấy hơi im hơi lặng tiếng nhưng ít nhất cũng có Giải thưởng Cống hiến bù vào để đủ nổi bật; Double2T thì rõ ràng nổi bật.
    Đối với các cá nhân nào bạn thấy được áp dụng nghiễm nhiên nổi bật với việc chỉ tham gia (bao gồm cả việc giành quán quân nhưng không có hoạt động sôi nổi sau này) đối với game show Bài hát Việt hay Rap Việt bạn cứ đặt biển dnb, tôi ủng hộ.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 08:31, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Khangdora2809 Trường hợp Rap Việt thì chỉ có quán quân là mặc định đủ nổi bật thôi. Cộng đồng từng thảo luận về vụ này ở BQXB hay ở đâu đó (tôi quên mất rồi). Top 2 hay top 5 gì cũng bị xóa sạch. Giống như các cuộc thi sắc đẹp có tiếng thôi. Hoa hậu mới đủ nổi bật, còn Á hậu thì xóa. Không có chuyện thí sinh chỉ việc tham gia là đủ nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Nếu được hy vọng anh tìm kiếm và bổ sung thông tin đó vào Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) để thuận tiện cho việc tìm kiếm và tham khảo sau này nha. Thông tin về việc Quán quân của Rap Việt mặc nhiên nổi bật giờ tôi mới biết. Nếu vậy thì Seachains sẽ thỏa mãn nổi bật.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 08:43, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Khangdora2809 Bài Seachains từng được cộng đồng BQ giữ ở Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Seachains (đồng thuận chưa chính thức). Vấn đề quán quân Rap Việt mặc định độ nổi bật đó giờ chưa có tranh cãi gì nên chả ai rảnh đi mở đồng thuận cả. Thường thì phải có tranh cãi mới có người đi mở đồng thuận, không ai rảnh làm chuyện bao đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:45, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Những cái bạn Khangdora2809 nói có thể áp dụng quy định về đnb, xin hỏi "quan ngại" như bạn đề xuất vẫn có thể áp dụng đnb để xử lý trong trường hợp này? Tôi nghĩ cần dẫn chứng cho các trường hợp bị lạm dụng mà bạn nói, yếu tố đến thời điểm này vốn rất mang tính phi thực tế. Phong Đăng (thảo luận) 09:45, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Rock Storm[sửa | sửa mã nguồn]

Rock Storm là nhạc hội thường niên chuyên về nhạc rock lớn nhất từng được tổ chức ở Việt Nam, do Mobifone tài trợ. Các ban nhạc rock nổi tiếng nhất VN như Bức Tường, Microwave, Ngũ Cung,... thường xuyên có mặt trong dàn line-up, thậm chí là headliner. Chương trình cũng từng được đề cử giải Cống hiến. Quốc Trung cũng từng có thời gian làm giám đốc âm nhạc cho nhạc hội này.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:41, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tương tự ý phản đối tại Monsoon Music Festival. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:57, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý kiến Thành viên:Mintu Martin Chính bạn nói lễ hội này đã bị ngừng tổ chức. Vậy thì đem ra đây làm gì nhỉ? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:29, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Đây có lẽ là nhạc hội đúng nghĩa đầu tiên (nếu tôi không nhầm) và nhạc hội rock đầu tiên ở VN. Trước khi Mobifone ngừng tổ chức, thì đây là một trong những sự kiện nhạc rock (và nhạc Việt) gây sốt nhất hàng năm, báo chí quan tâm rất đông đảo. Hiện tôi chưa có thời gian nhưng trong tương lai, nhất định sẽ tạo một bài riêng về nhạc hội này. –  Jimmy Blues  08:51, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    thành viên:Mintu Martin Tôi thấy đó chỉ là quan điểm chủ quan của bạn. Gây sốt hằng năm thì tại sao bị chết yểu vậy? Những nhạc hội thành công trên thế giới thì họ vẫn sống tốt suốt mấy chục năm và tới giờ vẫn tổ chức hằng năm ngon lành. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:56, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Đây là tình trạng chung của các chương trình nghệ thuật tư nhân ở VN chứ chẳng riêng gì Rock Storm. Ngay cả gameshow nổi tiếng như Bài hát Việt còn bị ngừng tổ chức dù đã cực kỳ thành công, nhưng càng về cuối càng bị khán giả thờ ơ (thời điểm mạng xã hội bùng nổ, thể loại EDM gây sốt và truyền hình ít người xem dần). Chung quy thì để tổ chức một chương trình nghệ thuật ở VN thì buộc phải có một/nhiều mạnh thường quân đứng ra (ở đây là Mobifone), và họ phải hỗ trợ tài chính càng lâu càng tốt thì chương trình mới sống khỏe được. Lúc Rock Storm dừng tổ chức thì tôi chưa quá quan tâm đến Rock Việt (lúc ấy thậm chí còn mới vào wiki vài năm viết bài linh tinh), nhưng sau này nghe các ae trong giới kể là lãnh đạo của Mobifone thay đổi chính sách, nên cho "tiễn" luôn Rock Storm. Trước đó thì trong thời gian tổ chức, vé bán cũng tương đối rẻ (khoảng 40-50k/vé), nên chắc chắn là BTC lỗ nặng, còn chưa kể số tiền bán vé còn được đem đi trao tặng cho các bệnh viện nhi nữa.
    Nền âm nhạc VN làm sao so được với thế giới, nhất là gần cả một thập kỷ trước. Những nhạc hội lớn như Glastonbury chỉ là bề nổi của tảng băng thôi. Nhất là sau đại dịch COVID và giãn cách hàng loạt mấy năm trước, mấy nhạc hội bé tầm cỡ địa phương cũng biến mất nhiều vì không có/ít khán giả. –  Jimmy Blues  09:12, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    thành viên:Mintu Martin Bài hát Việt ít ra sống được 11 mùa rồi mới chết. Nói chung, trước mắt bị chết yểu là 1 điểm trừ. Dĩ nhiên, tôi sẽ cân nhắc nhiều yếu tố khác chứ không mặc định bỏ phiếu xóa. Bạn có thể tạo bài Rock Storm thử. Anyways, lạc đề rồi. Chúng ta nên quay về vấn đề chính của cuộc đồng thuận này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:27, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Hay Glamping Music Festival[sửa | sửa mã nguồn]

Mới được tổ chức từ năm 2022, nhưng nhạc hội Hay Glamping Music Festival đã gây tiếng vang khi mời được nhóm nhạc nổi tiếng quốc tế như The Moffatts, 911 hay Blue đến VN diễn ở năm đầu tiên. Ở những năm sau, nhạc hội này cũng mời được những nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu VN như Ngọt, JustaTee, Suboi, Microwave... làm headliner cho họ.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:42, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tương tự ý phản đối tại Monsoon Music Festival. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:57, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Hozo Music Festival[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống Hay Music Fest, Hozo ra đời vào năm 2019, nhưng cũng gây tiếng vang lớn khi mời được các nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế như J‌ohnny Stimson, Babyface... đến VN. Các nghệ sĩ headline cho Hozo cũng toàn là những tên tuổi hạng A của VN như Binz, Văn Mai Hương, Chillies,... Chương trình cũng từng được đề cử giải cống hiến.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:42, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tương tự ý phản đối tại Monsoon Music Festival. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:57, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

8Wonder Music Festival[sửa | sửa mã nguồn]

Đây cũng là nhạc hội gây tiếng vang trong những năm gần đây, khi mời được Charlie Puth hay Maroon 5 đến VN. Chỉ khác là nhạc hội này không phải nhạc hội thường niên, có lúc tổ chức ở Nha Trang, có lúc ở Phú Quốc.

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:42, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tương tự ý phản đối tại Monsoon Music Festival. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:57, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Những Thành Phố Mơ Màng[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn ra đời là một liveshow âm nhạc nhỏ dành cho các nghệ sĩ indie vào năm 2017, NTPMM ngày càng chứng tỏ sức hút lớn với ngành âm nhạc VN, và tính đến nay, BTC đã mở được một tour lớn hàng năm ở Hà Nội, Sài Gòn,... quy tụ dàn nghệ sĩ nổi nhất VN như Hoàng Dũng, Chillies, Obito, MCK, Vũ...

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:42, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tương tự ý phản đối tại Monsoon Music Festival. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:57, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Rockfest Vietnam[sửa | sửa mã nguồn]

Là nhạc hội rock lớn nhất Việt Nam kể từ Rock Storm, Rockfest Vietnam bắt đầu được tổ chức vào năm 2019, bị hoãn năm 2020-21 do COVID-19, nhưng đã trở lại vào năm 2022. Đây có thể xem là sự kiện nhạc rock Việt nổi bật nhất năm, headliner của RockFest cũng là những tên tuổi nhạc rock hàng đầu VN như Bức Tường, Phạm Anh Khoa, Dzũng, Unlimited,...

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Chưa đồng ý Tôi nghĩ nên xét case by case basis theo tiêu chí Wikipedia:độ nổi bật. Ngành âm nhạc ở VN chưa mạnh bằng các nước phát triển khác. Mặc nhiên đủ nổi bật tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:42, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Chưa đồng ý Tương tự ý phản đối tại Monsoon Music Festival. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:57, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận khác[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý kiến Từng tham gia một số show cũng khá hấp dẫn, nhưng mà công tác tổ chức thì không hẳn là chuyên nghiệp, như mấy phi vụ của Những Thành Phố Mơ Màng trong thời gian gần đây. Đa phần các show này dành cho nghệ sĩ indie là chính, tức là chưa bật lên hẳn, dù đã có nhiều tác phẩm tốt. Dạo gần đây có biết nhóm The Cassette, với lần ra mắt album thứ 2, tuy rất thích nhưng cũng tiếc khi nhóm chưa đủ nổi bật trên truyền thông; hay The Flob với chất rock tuyệt vời, sôi động, nhưng cũng "flop" tương tự nhóm kia. Hiện tại, tôi có thể đồng ý việc tham gia các nhạc hội là một điểm cho sự nổi bật của các nghệ sĩ, nhất là những nhạc hội đã tổ chức từ 5 năm trở lên. Nhưng để trở thành một tiêu chí chính thì chưa hẳn thuyết phục. Nó có thể là luận cứ trong các cuộc biểu quyết xóa bài, rằng nghệ sĩ đã tham gia này nọ. Hơn 5.500 ca sĩ Việt phát hành 20.000 ca khúc trong năm 2023: Thị trường đang trở nên rất cạnh tranh những năm gần đây, với chiều hướng nghe nhạc trở nên đa dạng hơn so với xưa, hay thậm chí chỉ vài năm trước, bởi sự phát triển của các nền tảng stream và công nghệ làm nhạc. Vì vậy, việc đánh giá nổi bật cần được phân tích kỹ hơn, thay vì vote. Dang (thảo luận) 15:27, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Dang Độ nổi bật có tiêu chí chính (tiêu chí cơ bản) và tiêu chí phụ. Tôi nghĩ ý của bạn là tiêu chí phụ. Lễ hội âm nhạc rất tiếc chưa thể thành tiêu chí phụ được, mặc dù có thể là 1 điểm cộng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:39, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  • Xin nhờ các thành viên khác quan tâm đến dự án âm nhạc VN như @DangTungDuong, Nguyenmy2302, NXL1997, SecretSquirrel1432, Hongkytran, và Sundance Kid VN: cùng thảo luận về đề tài này!  Jimmy Blues  06:38, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy bạn Mintu vẫn chưa hiểu ra được vấn đề. Tôi đồng quan điểm với BQV Plantaest. Những lễ hội âm nhạc có tiếng tăm có thể được đem ra làm luận điểm giữ bài ở khu vực BQXB + nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, để nói đem chúng làm tiêu chí mặc định đủ nổi bật thì tôi thấy không ổn. Đó sẽ tạo tiền đề cho rất nhiều ca sĩ, ban nhạc indie có bài trên Wikipedia TRƯỚC khi họ thật sự bật lên và thành danh. Wikipedia không phải là fandom cho các ca sĩ idol TQ, Hàn, Nhật hay VN. Có rất nhiều idol nổi được 1-2 năm xong ngủm. Chúng ta đã BQ xóa (ở BQXB) hằng trăm các ca sĩ idol suốt nhiều năm qua. Tôi bảo lưu quan điểm là các ca sĩ thật sự nổi bật thì sẽ được cộng đồng giữ khi bị đem ra BQXB. Ví dụ, Sơn Tùng MTP từng bị BQ xóa 3 lần thành công trước khi thành danh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:25, ngày 9 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]