Yu Woo-ik

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yu Woo-ik năm 1999

Yu Woo-ik (hay Ryu Woo-ik, tiếng Triều Tiên: 류우익; tiếng Trung: 柳佑益; bính âm: Liǔyòuyì; sinh ngày 6 tháng 1 năm 1950 tại Sangju, Hàn Quốc) là một chính khách, nhà ngoại giao và nhà địa lý người Hàn Quốc. Dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak, ông từng là chánh văn phòng Tổng thống năm 2008, đại sứ tại Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011, và bộ trưởng Bộ Thống nhất từ ​​năm 2011 đến năm 2013. Ông cũng là giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul cho đến năm 2010 và từng là Tổng thư ký của Hội liên hiệp Địa lý Quốc tế từ năm 2008 đến năm 2010.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Yu Woo-ik học ngành địa lý học tại Đại học Quốc gia Seoul và nhận bằng tiến sĩ năm 1980 tại Đại học Christian AlbrechtsKiel với luận án Zentralörtliches Verhalten und Sozialstruktur in ländlichen Räumen. Sau đó, ông trở lại Hàn Quốc và trở thành giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul.[1] Ông cũng từng làm việc trong nhiều ủy ban cố vấn chính sách quốc gia.[2]

Từ năm 1996, ông trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất của Lee Myung-bak. Sau khi Lee Myung-bak được bầu làm tổng thống Hàn Quốc, ông đã bổ nhiệm Yu Woo-ik làm chánh văn phòng Tổng thống vào đầu năm 2008.[3] Tuy nhiên, ông đã đệ đơn từ chức vào ngày 6 tháng 6 cùng năm,[4] sau các cuộc biểu tình công khai phản đối việc nối lại nhập khẩu thịt từ Hoa Kỳ.[5] Sau đó, ông trở lại Đại học Quốc gia Seoul với tư cách là giáo sư.[6] Từ tháng 12 năm 2009, Yu làm đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc trong 16 tháng. Ngày 30 tháng 8 năm 2011, Lee Myung-bak bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Thống nhất,[7][8][9] ông giữ chức vụ này cho đến hết nhiệm kỳ vào đầu năm 2013.[10] Ngay khi được bổ nhiệm, ông đã tuyên bố "Trung Quốc cần nhận thức một cách tích cực rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ có lợi cho nước này cũng như là điều hạnh phúc đối với Hàn Quốc và cả vùng Đông Á".[11] Người kế nhiệm chức vụ này là Ryu Gil-jae.

Vợ của ông là Biểu Minh Doãn.[12]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Yu Woo-ik đã phát triển kế hoạch cho một con kênh nối liền sông Hánsông Nakdong và từ đó có thể tạo ra một tuyến đường thủy chạy dọc qua Hàn Quốc.[3][13] Mặc dù kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện, nhưng một dự án có định hướng tương tự đã được triển khai với sự tham gia của ông với mục đích bảo vệ môi trường, được gọi là "Dự án Bốn con sông".[14][15] Với tư cách là bộ trưởng, ông đã đề xuất thành lập một quỹ để hỗ trợ cho công dân Hàn Quốc trong việc xây dựng Triều Tiên trong tương lai.[16]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Yu Woo-ik. Die Dritte Reflexion - Lehren der deutschen Wiedervereinigung für Korea (bằng tiếng Đức). Berlin: Lit Verlag. tr. 226. ISBN 9783643914828. OCLC 1337075591.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jamʻīyah al-Jughrāfīyah al-Miṣrīyah (2005). “Secretary General and Treasurer of The IGU: The Number Two Man in Seoul”. Bulletin de la Société de géographie d'É́gypte (bằng tiếng Anh). 78–81: 173. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023 – qua Google Books. The president of Korea Lee Myung-bak has appointed Yu Woo - ik, a Professor of Geography (social geography, regional developments) at Seoul National University (SNU) and Secretary General of the International Geographical Union
  2. ^ Kim Yon-se, Kim Sue-young (31 tháng 1 năm 2008). “Professor to Become Lee's Chief of Staff”. The Korea Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ a b Choi Sang-yeon, Jung Ha-won (2 tháng 2 năm 2008). “Geography professor named chief of staff”. Korea JoongAng Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ B.T.C (20 tháng 6 năm 2008). “Tổng thống Hàn Quốc thay thế 7 trợ lý cao cấp”. Người Lao động. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ Shu-Ching Jean Chen (10 tháng 6 năm 2008). “Korean Beef Protests Come To A Head”. Forbes Magazine (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ Kim Tae-jong (23 tháng 6 năm 2008). “Return of Polifessor Unwelcome at SNU”. The Korea Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ Kim So-hyun (30 tháng 8 năm 2011). “Yu Woo-ik named unification minister”. The Korea Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ Tấn Khoa (31 tháng 8 năm 2011). “Hàn Quốc thay bộ trưởng Bộ Thống nhất”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Tae-Hwan Kwak, ‎Seung-Ho Joo (2016). North Korea and Security Cooperation in Northeast Asia [Triều Tiên và hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á] (bằng tiếng Anh). Anh: 9781317086628. tr. 15. ISBN 9781317086628. OCLC 961655929. New Unification Minister Yu woo - ik was appointed on August 30, 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ “The 36th Minister of Unification, Yu Woo-ik steps down, completing his term on March 11, 2013” (bằng tiếng Anh). Ministry of Unification. 12 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  11. ^ Lục San (31 tháng 10 năm 2012). “Thống nhất 2 miền Triều Tiên có lợi cho Trung Quốc”. Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ “韩国驻华大使柳佑益及夫人表明允访问医学部”. 北京大学医学部. 12 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ Lee Min-a (1 tháng 1 năm 2008). “How will Lee reshape South Korea?”. Korea JoongAng Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  14. ^ Christoph Neidhart (15 tháng 5 năm 2012). “Kleine Expo in Südkorea: Robotertreffen im mondänen Fischernest”. Süddeutsche Zeitung. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  15. ^ Kim Kyung-wook, Kim Jeong-su, Kim Kyu-won (10 tháng 7 năm 2014). “Four Rivers evangelists now tight-lipped about disastrous project”. Hankyoreh (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ “Korea, getrennt oder vereint”. Deutsche Gesellschaft für Auswärtige Politik. 28 tháng 2 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]